Nhà báo Nguyễn Tri Thức: làm báo luôn cần đổi mới, sáng tạo, dấn thân
15:25 | 25/06/2022
DNTH: Với nghề báo, vinh quang nhiều nhưng cám dỗ cũng không ít. Thế nên, bước chân vào nghề báo đòi hỏi mỗi cá nhân cần chuẩn bị cho mình một sự quyết tâm bền bỉ và hành trang vững chắc, bởi nghề báo thực sự rất khó khăn, nguy hiểm. Theo đó, nghề báo cũng đòi hỏi mỗi nhà báo, phóng viên phải xông xáo, dám dấn thân và có trách nhiệm đối với xã hội trong mỗi tác phẩm của mình.
Nhân dịp kỷ niệm 97 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn có dịp gặp gỡ và lắng nghe chia sẻ cùng Tiến sĩ, nhà báo Nguyễn Tri Thức, Ủy viên Ban Biên tập, Trưởng Ban Chuyên đề và Chuyên san, Tạp chí Cộng Sản.
Hai năm trở lại đây, đại dịch Covid - 19 diễn ra khá căng thẳng, phức tạp, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống, xã hội, anh có suy nghĩ, trăn trở gì về nghề báo trong tâm dịch vừa qua?
Nhà báo Nguyễn Tri Thức: Đại dịch Covid - 19 xảy ra khiến cả thế giới phải thay đổi. Đại dịch tác động lên tất cả các ngành nghề, lĩnh vực chứ không riêng gì báo chí. Trong suốt hơn 2 năm qua, báo chí tham gia khá chủ động, tích cực vào công tác phòng, chống dịch Covid - 19. Rất nhiều nhà báo, nhiều cơ quan báo chí đã thay đổi kịp thời, linh hoạt, quyết liệt, chủ động để thích ứng với tình hình mới, từ quá trình tác nghiệp trực tiếp đến tổ chức sản xuất các sản phẩm báo chí. Trước bối cảnh đại dịch hoành hành, phóng viên khi tác nghiệp tại tuyến đầu cũng phải học hỏi và dấn thân nhiều hơn. Từ việc bảo vệ bản thân tránh bị lây nhiễm bệnh đến việc làm sao có được những tác phẩm báo chí thời sự, trung thực, khách quan, độc đáo, nhân văn góp phần giúp công chúng có cái nhìn thấu đáo, bớt hoang mang trong công tác phòng, chống đại dịch. Điều này là rất kịp thời, tạo hiệu ứng tích cực khi có quá nhiều thông tin thất thiệt, thông tin giả, bịa đặt tràn lan trên mạng xã hội.
Đến nay, công cuộc phòng, chống đại dịch Covid - 19 của nước ta cơ bản thành công, các hoạt động bước đầu trở lại như trước khi đại dịch diễn ra. Cả thế giới đã rất ngạc nhiên và thích thú trước những “biển người” cùng rừng cờ đỏ sao vàng tại các sân vận động, nhà thi đấu, các tuyến phố trong quá trình SEA Games 31 được diễn ra ở Việt Nam…
Chính vì đại dịch ập đến và nhiều thứ buộc phải thay đổi, báo chí không nằm ngoài sự thay đổi đó. Theo anh, nghề báo hiện nay khác trước như thế nào?
Nhà báo Nguyễn Tri Thức: Kể từ khi mạng xã hội ra đời, phát triển bùng nổ đã lấy đi nhiều thị phần về thông tin, kinh tế… buộc báo chí phải thay đổi. Trong bối cảnh đại dịch hoành hành như vậy, chuyển đổi số trong báo chí đã có sự biến chuyển rõ nét. Hoạt động tác nghiệp của nhà báo, quy trình sản xuất cũng như tổ chức hoạt động của mỗi cơ quan báo chí có sự biến đổi linh hoạt, phù hợp hơn với tình hình thực tiễn. Một sự thay đổi đáng chú ý khác là trong hoàn cảnh khó khăn, đội ngũ những người làm báo đã chủ động, tích cực dấn thân hơn, dũng cảm, sáng tạo trong quá trình tác nghiệp để đáp ứng kịp thời những yêu cầu ngày càng khắt khe của công chúng.
Được biết, ngoài nghề báo, anh còn tham gia giảng dạy tại nhiều cơ sở đào tạo báo chí. Anh có thể chia sẻ về các công việc của mình, công việc nào là chính, công việc nào là phụ?
Nhà báo Nguyễn Tri Thức: Công việc chính của tôi đương nhiên là làm tại Tạp chí Cộng sản. Khi sắp xếp được thời gian, tôi cũng tham gia đứng lớp tại một số cơ sở bồi dưỡng, đào tạo báo chí cho các đồng nghiệp, sinh viên, học viên cao học. Đó là công việc thú vị, tạo cơ hội cho tôi rèn luyện, trau dồi, cập nhật, bổ sung kiến thức trong quá trình làm nghề. Những công việc “tay ngang” ấy hỗ trợ tôi khá nhiều, giúp tôi luôn có sự tươi mới, có góc nhìn đa chiều, toàn diện, sâu sắc, nhân văn hơn trong công việc.
Người ta vẫn nói, yêu rồi say với nghề! Vậy tình yêu nào đã dẫn anh đến với công việc giảng dạy, vì anh vốn là người bận rộn và đây chưa hẳn là công việc mà anh yêu thích?
Nhà báo Nguyễn Tri Thức: Có lẽ là vậy! Mặc dù cũng khá bận rộn, nhưng với mong muốn được mở mang, cập nhật, trao đổi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ nên tôi luôn cố gắng nhận lời đứng lớp mỗi khi có thể. Đó là những cơ hội tốt giúp tôi thay đổi môi trường lao động, không khí làm việc, thay đổi cách tiếp cận, nhìn nhận, đánh giá vấn đề, có thêm nhiều trải nghiệm để làm nghề tốt hơn…
Với một người có kinh nghiệm rất nhiều năm trong nghề báo, anh có thể chia sẻ rõ nét hơn để các bạn sinh viên mới ra trường, cũng như các bạn đã và đang làm nghề có bước đi đúng đắn nhất với nghề báo?
Nhà báo Nguyễn Tri Thức: Thoạt nghe thì làm báo rất hứng khởi, thích thú, vì được đi nhiều nơi, được gặp nhiều người, nhưng để đam mê, say nghề thì rất cần sự bền bỉ và luôn trau dồi, học hỏi thêm những kiến thức mới cả trong nước và quốc tế. Nghề báo có nhiều lĩnh vực khác nhau để tiếp cận, đặc biệt lĩnh vực nào mình theo đuổi thì cần phải đầu tư, tìm hiểu sâu, luôn luôn cập nhật, có cách nhìn mới, sáng tạo. Báo chí mà không có sự sáng tạo, không thay đổi thì rất nhàm chán, sáo mòn, dễ rơi vào khuôn mẫu và khó có thể hấp dẫn, thu hút được công chúng.
Vậy theo anh, nguời làm báo cần kỹ năng nào nổi trội nhất?
Nhà báo Nguyễn Tri Thức: Làm báo cần hội tụ nhiều yếu tố, kỹ năng. Tất nhiên, ai có năng khiếu thì sẽ thuận lợi hơn trong công việc. Cùng mặt bằng chung, cùng học, cùng kinh nghiệm, cùng trải nghề, người có năng khiếu nổi trội sẽ thuận lợi hơn trong tiếp cận đề tài, khai thác thông tin, thể hiện văn phong ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, tạo được những thông điệp hay, thú vị, độc đáo, đáng nhớ trong mỗi tác phẩm. Và mỗi tác phẩm, muốn có màu sắc riêng, không bị trùng lắp, quen thuộc, khuôn mẫu thì buộc phải có năng khiếu. Suy cho cùng, làm báo cần phải đam mê, yêu nghề, sáng tạo và có năng khiếu.
Khác với nhiều ngành nghề khác, làm báo cần phải dấn thân nhiều hơn… theo anh, việc dấn thân xông pha đã đủ chưa hay cần phải làm gì nữa để đạt được điều kiện cần và đủ?
Nhà báo Nguyễn Tri Thức: Sự dấn thân, xông pha là điều cần thiết của một nhà báo. Nhưng nếu không có nền tảng kiến thức, sự tỉnh táo, chín chắn, tỉnh nghề sẽ không có hiệu quả, đôi khi còn phản tác dụng. Nếu chúng ta không chuẩn bị hành trang, bộ “đồ nghề” đầy đủ, phù hợp, có thể bảo vệ được mình thì rất khó. Dấn thân như vậy dễ phạm sai lầm, hy sinh, mất mát không đáng có. Trong nghề báo, không phải ai cũng có thể làm phóng sự hay điều tra, có rất nhiều lĩnh vực để làm, nhiều thể loại để viết. Do đó, nên lựa chọn theo khả năng, hoàn cảnh, điều kiện của mình, phù hợp với từng lĩnh vực, thể loại báo chí để theo đuổi. Nên đi con đường phù hợp, thích ứng với mình thì hiệu quả sẽ cao hơn.
Điều đặc biệt dễ nhận thấy, hình như anh rất có duyên với các giải thưởng. Động lực nào mà anh có thể dành nhiều thời gian viết bài không chỉ ở Tạp chí Cộng sản mà còn gửi đi các báo khác?
Nhà báo Nguyễn Tri Thức: Tôi viết là vì cảm thấy bản thân cần có trách nhiệm với nghề và viết theo định mức cơ quan giao, bạn bè đồng nghiệp đặt. Thực ra, tôi không có chủ đích tham gia dự thi, các tòa soạn báo thấy phù hợp, đạt yêu cầu thì gửi đi dự thi, thậm chí họ còn tự viết giới thiệu về tác phẩm của mình và gửi giúp… may mắn là một số tác phẩm gửi đi đã đoạt được các giải thưởng khác nhau. Có những giải thưởng mà đến khi đồng nghiệp cùng cơ quan nhắn tin hỏi có phải tác phẩm của mình không thì tôi mới biết là đoạt giải. Vì vậy, nói có duyên với các giải thưởng cũng đúng!
Trong các giải thưởng của mình, anh ấn tượng nhất là giải thưởng nào?
Nhà báo Nguyễn Tri Thức: Tất nhiên, ấn tượng nhất là Giải Báo chí quốc gia rồi. Đây là bài đầu tiên tôi dành thời gian đầu tư viết kỹ như thế để được đăng trên Tạp chí Cộng sản trong chuyên mục “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch”. Đó là kỷ niệm không quên trong cuộc đời làm báo của tôi!
Cảm ơn anh về những chia sẻ!
Tiến sĩ, Nhà báo Nguyễn Tri Thức quê ở xã Chấn Hưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Anh tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền; Đại học Thương mại. Từng tham gia công tác tại Báo Lao động, Báo Gia đình và Xã hội. Hiện anh là Ủy viên Ban Biên tập, Trưởng Ban Chuyên đề - Chuyên san, Tạp chí Cộng Sản.
Anh đã đoạt hơn 10 giải thưởng báo chí khác nhau và xuất bản 10 cuốn sách về nghiệp vụ báo chí. Đặc biệt, anh còn vinh dự được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (năm 2020), Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch Nước trao tặng (năm 2021)…
42 tác phẩm đạt Giải Báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam lần thứ 2
DNTH: Tối 10/12, tại Nhà hát lớn Thành phố Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao giải báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam...
Những điểm đến ẩm thực mới sang-xịn-mịn tại Sa Pa
DNTH: Tháng 12, Sa Pa ra mắt nhiều địa chỉ ẩm thực mới, sang, xịn, gia tăng thêm lựa chọn cho du khách trẻ và những người thích một chút lãng mạn.
“Kiến trúc Hà Nội – Giao thoa văn hóa Việt – Pháp”- một góc nhìn mới của những người trẻ về kiến trúc thủ...
DNTH: Ngày 6/12, tại Hà Nội, Tập đoàn Sun Group và Công ty CP Xây dựng Kiến trúc AA đã ra mắt cuốn sách “Kiến trúc Hà Nội – Giao thoa văn hóa Việt –Pháp”. Vượt qua giá trị của một cuốn sách nghệ thuật, đây có thể xem như một công...
Lễ hội Đình Cả: Rực rỡ sắc màu văn hóa làng quê Bắc Bộ
DNTH: Hàng năm vào tháng 11 âm lịch, Lễ hội truyền thống Đình Cả tại xã Tân Hương, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương lại được tổ chức long trọng, mang đậm dấu ấn cũng như màu sắc văn hóa truyền thống quê hương, thu hút sự quan tâm...
Giải báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn 2024: “Cuộc hội ngộ” của những thanh âm chạm vào cuộc...
DNTH: Chỉ trong vòng 5 ngày trước khi kết thúc nhận tác phẩm (15/11), hàng chục tác phẩm phát thanh dự thi ồ ạt gửi về, nâng tổng số tác phẩm dự thi ở Phát thanh – Podcast - hạng mục lần đầu tiên được đưa vào Giải báo chí toàn...
Temu dừng cung cấp dịch vụ tại Việt Nam, người mua cần làm ngay 2 điều để bảo vệ quyền lợi
DNTH: Phiên bản tiếng Việt trên website Temu đã bị gỡ bỏ.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Tận hưởng ẩm thực Đà Nẵng - Hơn cả ngon
-
Yên Dũng: Lập biên bản vi phạm đối với công trình xây dựng không phép
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
Sống khỏe
-
Nhà có nhiều cửa sổ có tốt về mặt phong thủy không?
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...