Nhà đầu tư nhỏ lẻ, yếu thế khi đầu tư trái phiếu được bảo vệ như thế nào?

12:13 | 27/11/2023

DNTH: Trong thời gian qua, hàng loạt vụ án liên quan đến lừa đảo mua bán cổ phần, ủy thác quản lý, trái phiếu ảo, hợp tác đầu tư, gửi tiền tiết kiệm linh hoạt trên các ứng dụng công nghệ như một công ty tài chính khiến nhiều nhà đầu tư bất an. Vậy, nhà đầu tư nhỏ lẻ, yếu thế khi đầu tư trái phiếu, hợp tác kinh doanh cần được bảo vệ ra sao?

Vừa qua, Bộ Công an đã đưa ra kết luận điều tra liên quan đến một số tập đoàn lớn thao túng thị trường chứng khoán, lừa đảo nhà đầu tư thông qua mua trái phiếu doanh nghiệp và thâu tóm ngân hàng để chiếm đoạt tài sản thông qua các công ty sân sau qua các hợp đồng vay vốn…

Ảnh internet.
Nhà đầu tư nhỏ lẻ, yếu thế khi đầu tư trái phiếu được bảo vệ như thế nào? Ảnh internet.

Bên cạnh đó, hiện nay, một hiện tượng đang diễn ra khá phổ biến đó là nhiều doanh nghiệp đăng tải các thông tin quảng cáo về các ứng dụng công nghệ gửi tiền linh hoạt với lãi suất hấp dẫn. Các doanh nghiệp này câu kéo người dân dùng ứng dụng và đầu tư với số tiền chỉ từ vài chục nghìn đồng. Trên các nền tảng ứng dụng này thì người dùng (hay còn được gọi là nhà đầu tư) được cam kết với mức lãi hấp dẫn, có thể thanh toán tiền, có thể rút tiền một cách linh hoạt…

Sự đa dạng của các mô hình huy động vốn nêu trên khiến nhiều nhà đầu tư rơi vào tình trạng ngậm trái đắng khi không thể lấy được tiền của mình đã đầu tư, thậm chí có nguy cơ mất trắng. Qua thực tế có thể thấy, những nhà đầu tư này thường là những nhà đầu tư nhỏ lẻ, thậm chí thuộc nhóm yếu thế.

Hiện nay, mâu thuẫn lợi ích giữa các nhà đầu tư (cán bộ, công chức nghỉ hưu, người hưởng lương từ ngân sách, thương bệnh binh, người khuyết tật) với nhiều doanh nghiệp lớn diễn ra hết sức phức tạp. Dẫn đến, các nhà đầu tư bức xúc, tụ tập biểu tình, tại các trụ sở cơ quan Nhà nước.

Chuyên gia đã trao đổi về những quy định của pháp luật liên quan đến các vấn đề bảo vệ nhà đầu tư nhỏ lẻ, yếu thế, để người bị hại không tham gia tụ tập đám đông tại trụ sở các cơ quan hành chính Nhà nước. Đồng thời, các chuyên gia pháp lý cũng đã tư vấn, giải pháp những câu hỏi để giúp người bị hại thực hiện đúng quy trình, quy định của pháp luật trong việc bảo vệ quyền lợi và tài sản của mình.

Theo Thương hiệu Công luận

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Chân dung bà Nguyễn Đức Thạch Diễm - "bóng hồng" quyền lực Sacombank

DNTH: Từ khi đảm nhiệm vị trí CEO Sacombank, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm đã dẫn dắt ngân hàng vượt qua giai đoạn khó khăn. Dưới sự lãnh đạo của bà, Sacombank ghi nhận kết quả kinh doanh không ngừng tăng trưởng.

Doanh nhân Việt và khát vọng Việt Nam hùng cường

DNTH: Vào dịp ngày doanh nhân Việt Nam (13/10) năm nay, cộng đồng doanh nhân đón tin vui khi Tiến sĩ, tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo cùng hai nữ doanh nhân khác được Tạp chí uy tín Fortune (Mỹ) vinh danh trong danh sách “Những người phụ nữ...

Doanh nghiệp, doanh nhân tiên phong phát triển cùng đất nước

DNTH: Trong suốt chặng đường vừa qua, doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam luôn tiên phong phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích của quốc gia, vì sự hùng cường thịnh vượng của đất nước và vì hạnh phúc của nhân dân.

Gia Lai tôn vinh nhiều thành viên Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh

DNTH: Chiều 11/10, tại TP. Pleiku, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Gia Lai tổ chức kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024). Ông Nguyễn Tuấn Anh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai tham dự chương...

Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10: Gia tăng 'đàn sếu' cho nền kinh tế

DNTH: Việt Nam hiện có hơn 930.000 doanh nghiệp đang hoạt động; trong đó, khoảng 97% là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Những đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp cũng vô cùng lớn.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt các doanh nhân tiêu biểu

DNTH: Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), chiều 11/10/2024, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt Đoàn đại biểu doanh nhân tiêu biểu của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hội Doanh nghiệp...

XEM THÊM TIN