Nhà máy Xi măng Sông Lam tiêu thụ đất khai thác trái phép?
14:48 | 17/01/2019
DNTH: Hàng ngàn mét khối đất tại xóm 16, xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn (Nghệ An) đã bị khai thác vận chuyển đi đến Nhà máy Xi măng Sông Lam thuộc Tập đoàn Xi măng The Vissai để tiêu thụ trái phép.
“Tấm bùa” thường được dùng che chắn cho nạn khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép thường là giấy cho phép cải tạo đất vườn… của UBND xã cấp phép là chính. Tuy nhiên có điều là, suốt mấy ngày qua, dù không có cơ quan nào cấp phép khai thác đất, nhưng quả đồi trên địa bàn xóm 16, xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn vẫn bị đào, khoét một cách nghiêm trọng mà không hề có ai thuộc cơ quan chức năng quản lý, mặc nhiên cho tài nguyên khoáng sản vô tư “chảy máu”.
“Hàng ngày, cứ tầm trời tối thì đoàn xe tập trung đậu dọc tuyến đường để chờ thứ tự chở đất và gây ồn ào ảnh hưởng đến đời sống của người dân địa phương, xóm 16 chúng tôi không thể ngủ được , cho đến trời sáng là họ dừng nghỉ. Chúng tôi thấy lạ là từng đoàn xe to và nhiều thế mà không thấy cơ quan chức năng nào kiểm tra?” – anh P.X.N, một người dân địa phương tâm sự với phóng viên.
Từ những bức xúc của người dân, chúng tôi đã nhiều đêm tiếp cận khu vực “đại công trường” này để tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Những chiếc xe tải hạng nặng tới mỏ rồi vận chuyển khoáng sản đó đi về đâu?”. Sau nhiều ngày tìm hiểu, lần theo những chiếc xe tải, chúng tôi đã chứng kiến với cách hoạt động tại hiện trường, trên con đường ra vào khu vực, từng đoàn xe rầm rập…
Tại đây, một diện tích lớn khu rừng đang bị khai thác với những chiếc máy xúc hoạt động hết công suất, tiếng động cơ rền vang cả một khu vực. Cả tuần nay hầu hết chỉ hoạt động về đêm, ngoài 21h là đoàn xe xuất phát từ xóm 16, xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn. Với sự chuyên nghiệp của đoàn xe gần 20 chiếc này, mỗi xe hơn 25m3 thì mỗi đêm, tính sơ bộ đoàn xe này đã vận chuyển được hàng nghìn khối đất. Thực tế tại điểm khu vực đất đang được khai thác này, qua quan sát cho thấy lớp khoáng sản như đất sét, laterit là các loại nguyên liệu dùng sản xuất xi măng.
Chúng tôi đã chia nhiều tốp để bám sát thì phát hiện đoàn xe chở đất này vận chuyển chạy thẳng về Nhà máy Xi măng Sông Lam, đóng tại huyện Đô Lương. Như vậy, lượng khoáng sản này được dùng làm phụ gia cho xi măng, đã có dấu hiệu “trôi nổi” vào nhà máy Xi măng Sông Lam?
Trên cung đường quốc lộ từ Nam Đàn đi sang huyện Đô Lương, chúng tôi ngạc nhiên bởi, mặc dù lực lượng CSGT huyện Nam Đàn đứng chốt ngay ngã tư Vân Diên với chiếc xe bán tải chỉ dừng kiểm tra những xe chở cây keo, còn đoàn xe chở đất này đi bình thường mà không hề có sự kiểm tra, nhóm phóng viên đậu phía trước và ghi nhận được các xe mang BKS 37C 269.79; 38C 097.00; 37C 263.17; 37C 260.04; 37C 261.38; 37C 248.30; 37C 263.8x…(?!)
Sáng ngày 27/12, tại “đại công trường mỏ” vẫn tiếp tục hoạt động công khai và đoàn xe tải với dấu hiệu quá tải này cũng vận chuyển công khai chạy trên quốc lộ từ huyện Nam Đàn với ước chừng mỗi xe trên 25 m3 (mỗi m3 đất khoáng này có trọng lượng từ 2 đến 2,2 tấn, như vậy ước tính là mỗi xe khoảng chở khoảng 50 tấn).
Để làm rõ khu vực này có giấy phép khai thác khoáng sản hay không mà lâu nay hoạt động không hề có cơ quan chức năng nào kiểm tra? Chúng tôi đã liên lạc và thông báo đến ông Võ Duy Việt - Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường tiến hành kiểm tra xem rằng, có điểm mỏ của Nhà máy Xi măng Sông Lam tại xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn hay không?
Sau đó, trong chiều ngày 27/12, chúng tôi đã liên hệ với ông Đinh Xuân Quế - Chủ tịch UBND huyện Nam Đàn để xác minh có việc cấp phép của địa phương cho nhà máy xi măng hay không?
Ông Quế cho biết: “Khu vực này của ông Bình ở Vinh. Ngày xưa hay làm khai thác mỏ nhưng hiện nay đã bị thu hồi giấy phép. Vừa rồi ông Bình có xin làm dự án trồng rừng nhưng huyện chưa đồng ý, giờ ông Bình mới liều đưa xe lên đào đất chở đi… Tối qua xã đã bắt giữ 7 xe ô tô cùng máy xúc đưa lên Công an huyện, nhưng không hiểu sao giờ Công an huyện lại trả về? Tôi đang giao cho Chủ tịch xã cùng anh Hải Phó Chủ tịch huyện xuống tiếp tục kiểm tra…”
Được biết, nhu cầu về nguyên liệu đất sét, quặng sắt nghèo và đá sét (phụ gia hoạt tính puzơlan) để sản xuất xi măng ở các nhà máy là khá lớn. Vậy dư luận đặt ra câu hỏi, việc Nhà máy Xi măng Sông Lam có giấy phép khai thác đất để làm phụ gia tại khu vực đồi núi tại xóm 16, xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn hay không?
Nhà nước thì thất thu thuế, môi trường bị phá hoại, tư nhân lợi dụng khai thác tùy tiện, bất chấp pháp luật... Đã đến lúc các cơ quan chức năng của tỉnh Nghệ An cần sớm vào cuộc điều tra để làm sáng tỏ sự việc trên, có hay không đường dây khoáng sản “lậu” tuồn vào nhà máy xi măng? Và dường như doanh nghiệp này đã có dấu hiệu trốn được một khoản thuế tài nguyên khá lớn với kiểu khai thác nguồn khoáng sản này.
Có thể thấy tình trạng khai thác khoáng sản trái phép đang diễn ra hết sức phức tạp với nhiều thủ thuật. Một nguồn lớn khoáng sản của Nhà nước đã bị thất thoát và chảy vào túi của tư thương, doanh nghiệp. Thực trạng này cũng chỉ ra những lỗ hổng đáng lo ngại trong quản lý khoáng sản trên địa bàn huyện Nam Đàn nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung.
Báo sẽ tiếp tục tìm hiểu và thông tin tới bạn đọc.
Theo Thái Quảng và nhóm PVĐT/KD&PL
Cùng chuyên mục
- Tags:
- Tập đoàn Xi măng The Vissai /
- khai thác trái phép /
- huyện Nam Đàn /
- xã Khánh Sơn /
- xóm 16 /
- Nhà máy Xi măng Sông Lam /
- Nghệ an /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Hà Nội: “Cát tặc” vẫn ngang nhiên dàn trận, đục khoét sông Hồng
Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an, và các ban ngành liên quan đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu xử lý nghiêm tình trạng khai thác cát trái phép. Tuy nhiên, tại một số vị trí trên sông Hồng (thuộc địa phận TP. Hà Nội), hàng...
Siết chặt, ngăn tình trạng xuất lậu quặng sắt
Liên quan đến vấn đề quản lý xuất khẩu quặng sắt, cuối tháng 5 vừa qua Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo quyết liệt về việc quản lý hoạt động chế biến và xuất khẩu khoáng sản, nhất là quặng sắt.
Vụ “đất tặc” hoành hành suốt 2 năm: Làm việc với lãnh đạo xã xong, phóng viên bị "hỏi thăm"
Liên quan đến vụ việc một số đơn vị trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ngang nhiên khai thác, vận chuyển đất trái phép mang đi bán kiếm lời, có dấu hiệu chính quyền địa phương “chống lưng” cho doanh nghiệp.
Hà Tĩnh: Phạt Cty CPĐT Xây dựng Nguyên Hà 33 triệu đồng vì khai thác đất trái phép
DNTH: UBND huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa ra quyết định xử phạt Cty CPĐT Xây dựng Nguyên Hà với số tiền 33 triệu đồng vì đơn vị này đã khai thác đất trái phép để phục vụ công trình tại xã Sơn Hồng mà trước đó Tạp chí Doanh...
Hà Nội: Bắt giữ 10 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng
Trong đợt ra quân kiểm tra sáng 26/5, các đơn vị thuộc Phòng Cảnh sát hình sự, Cảnh sát giao thông, Trung đoàn Cảnh sát cơ động… thuộc Công an thành phố Hà Nội đã kiểm tra tại 3 địa điểm trên sông Hồng, bắt giữ 10 tàu đang có hành...
Cát không phải là nguồn tài nguyên vô tận
Vấn nạn cát đang khiến cho nhiều người ngạc nhiên bởi không có bất kỳ một vât liệu nào mà khi được khai thác quá mức lại không gây ra tác động nặng nề đến hành tinh và cuộc sống con người.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...