Nhà nước không cạnh tranh với doanh nghiệp trong xuất khẩu lao động
14:53 | 12/06/2020
DNTH: “Không lo đơn vị sự nghiệp cạnh tranh với doanh nghiệp, vì dư địa cho hoạt động này còn nhiều”, ông Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nói.
Ông Phạm Văn Hòa cho rằng, nguồn ngoại tệ từ lao động ở nước ngoài chuyển về nước sẽ nhiều hơn nếu cho phép đơn vị sự nghiệp ở địa phương được tham gia xuất khẩu lao động (XKLĐ).
ông Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội. |
Trong lúc Quốc hội đang thảo luận Dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi), thì Chính phủ Hàn Quốc thông báo “cấm cửa” lao động tại hàng loạt địa phương. Ông suy nghĩ gì về vấn đề này?
Trong vòng 5 năm trở lại đây, mỗi năm, Việt Nam đưa trên 130.000 người đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng, góp phần đáng kể trong việc giải quyết việc làm, nâng cao đời sống của người dân, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, hoạt động XKLĐ vừa qua cũng đã xuất hiện rất nhiều hạn chế cả từ phía doanh nghiệp cung cấp dịch vụ XKLĐ (như lừa đảo người lao động, “đem con bỏ chợ”, thu phí quá cao...), lẫn phía người lao động (tình trạng bỏ trốn khỏi doanh nghiệp ký hợp đồng để đi làm bên ngoài, cư trú bất hợp pháp, vi phạm pháp luật), nên có những thời điểm, thị trường lao động nào đó “cấm cửa” đối với lao động tại một số địa phương.
Việc phía Hàn Quốc vừa thông báo không tiếp nhận lao động tại 10 quận, huyện là sự việc đáng tiếc. Tuy nhiên, qua vụ việc này mới thấy việc sửa đổi toàn diện Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hiện hành là kịp thời, nhằm nâng cao chất lượng lao động.
Dự thảo luật này đang được Quốc hội cho ý kiến có rất nhiều điểm mới, đặc biệt là việc cho phép đơn vị sự nghiệp ở địa phương tham gia XKLĐ.
Thưa ông, hoạt động XKLĐ mặc dù có nhiều hạn chế, tồn tại, nhưng rõ ràng đã đạt được nhiều hiệu quả, vậy Nhà nước có nên tham gia?
Gần đây, đã xuất hiện hình thức thỏa thuận gửi và tiếp nhận lao động giữa các địa phương của nước ta với địa phương của một số quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… Theo đó, chính quyền địa phương đứng ra ký hợp đồng cung cấp lao động với địa phương, nghiệp đoàn lao động nước ngoài. Khi đã ký thì chính quyền không thể giao tư nhân hay tổ chức cho tư nhân đấu thầu hợp đồng, vì đây là hoạt động phi lợi nhuận, trong khi không doanh nghiệp nào làm phi lợi nhuận. Bởi vậy, phải có một đơn vị sự nghiệp của địa phương đảm nhiệm việc này.
Nhưng sẽ xảy ra tình trạng cạnh tranh bất bình đẳng giữa đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước và doanh nghiệp, thưa ông?
Đơn vị sự nghiệp chỉ hỗ trợ một số đối tượng như bộ đội xuất ngũ có hoàn cảnh khó khăn, con em gia đình hộ nghèo, hộ cận nghèo, con em gia đình chính sách..., còn các đối tượng khác muốn XKLĐ vẫn phải thông qua doanh nghiệp. Hơn nữa, số lượng hợp đồng lao động được ký kết giữa chính quyền địa phương Việt Nam với nước tiếp nhận lao động không nhiều, trong khi nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài rất lớn, thị trường lao động thế giới còn rất nhiều, nên không có chuyện cạnh tranh.
Hiện đã có một số địa phương như Đồng Tháp, Ninh Thuận... đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức này và chưa thấy xuất hiện tình trạng cạnh tranh, nhất là cạnh tranh không lành mạnh.
Doanh nghiệp XKLĐ hoạt động chuyên nghiệp, điều kiện cấp phép rất ngặt nghèo, mà còn để xảy ra tình trạng lừa đảo, người lao động phá hợp đồng, bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp. Thưa ông, đơn vị sự nghiệp, nếu được phép XKLĐ, thì tình trạng này sẽ nghiêm trọng hơn?
Thực tế tại Đồng Tháp và các địa phương khác, đơn vị sự nghiệp tổ chức đưa người đi nước ngoài làm việc, thì tình trạng kể trên xảy ra rất ít. Tuyệt đại đa số người lao động không bỏ trốn, phá vỡ hợp đồng.
Chúng tôi đã trực tiếp đến tận nơi người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài, được nghe chủ sử dụng lao động đánh giá rất cao lao động Việt Nam về ý thức làm việc, sinh hoạt, giao tiếp.
Cùng là người Việt ra nước ngoài làm việc, tại sao những người đi theo “đường” đơn vị sự nghiệp lại có ý thức tổ chức kỷ luật tốt hơn so với doanh nghiệp, thưa ông?
Đó là quy trình tuyển chọn. Khi doanh nghiệp nước ngoài cần một lượng lao động, họ ký với nghiệp đoàn bên nước sở tại. Sau đó, nghiệp đoàn sẽ ký kết với địa phương Việt Nam. Ở Việt Nam, sẽ giao một đơn vị sự nghiệp thực hiện tuyển chọn đầu vào với các thứ tự ưu tiên được nêu rõ. Sau khi tuyển chọn, đơn vị sự nghiệp sẽ thuê đơn vị khác để đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ, dạy cách ứng xử trong công việc cũng như cuộc sống, dạy văn hóa, phong tục, tập quán nước mà người lao động sẽ đến làm việc. Không chỉ thế, đơn vị sự nghiệp còn trau dồi văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc cho người lao động. Sau thời gian đào tạo, sẽ tuyển chọn một lần nữa và đại diện nước ngoài sang Việt Nam sàng lọc thêm một lần trước khi người lao động ra nước ngoài.
Khác với doanh nghiệp, sau khi sơ tuyển, nếu người lao động không có khả năng tài chính, UBND cấp tỉnh, thông qua đơn vị sự nghiệp kết nối người lao động và gia đình họ với ngân hàng để vay vốn tín chấp lấy tiền phục vụ việc ăn ở, đào tạo.
Với cách tuyển chọn như vậy, hiếm người lao động nào vì lợi ích cá nhân mà bỏ trốn khỏi nơi làm việc, vi phạm pháp luật ở nước sở tại.
Mạnh Bôn
Theo https://baodautu.vn/nha-nuoc-khong-canh-tranh-voi-doanh-nghiep-trong-xuat-khau-lao-dong-d123999.html
Hơn 218.500 doanh nghiệp thành lập mới, quay lại hoạt động trong 11 tháng
DNTH: Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, Tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong 11 tháng năm 2024 đạt hơn 218.000 doanh nghiệp, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2023. Trong khi số doanh nghiệp rút lui khỏi...
Ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý và vận hành khu công nghiệp
DNTH: Nhiều năm kinh nghiệm đầu tư, quản lý vận hành khu công nghiệp, ROX Group (tiền thân là Tập đoàn TNG Holdings Vietnam) đã tiên phong phát triển các giải pháp “xanh”, hướng đến phát triển bền vững.
The Sonata: Sống tận hưởng tại “tọa độ quốc tế” bên sông Hàn
DNTH: Là khu thấp tầng hiếm hoi kề sông Hàn, The Sonata thuộc quần thể Sun Symphony Residence với những tiện ích sống chuẩn “hội nhập” hứa hẹn quy tụ cộng đồng cư dân tinh hoa, tạo nên giá trị thương mại sôi động, nhịp sống phồn...
Đồng Nai: Vi phạm môi trường, Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam bị xử phạt 790 triệu đồng
DNTH: UBND tỉnh Đồng Nai đã quyết định xử phạt hành chính 790 triệu đồng đối với Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam do vi phạm trong lĩnh vực môi trường.
BCG Energy - 'quân bài' chiến lược trong phát triển bền vững của Bamboo Capital
Trước thách thức của biến đổi khí hậu, Bamboo Capital tiên phong đầu tư vào năng lượng tái tạo thông qua BCG Energy, với mục tiêu dẫn đầu xu hướng năng lượng sạch và góp phần vào tương lai bền vững của Việt Nam.
Chỉ số PMI chững lại do ảnh hưởng của hoạt động xuất khẩu
DNTH: Ngành sản xuất của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng trong tháng 11/2024, tuy nhiên các điều kiện kinh doanh tổng thể cải thiện ở mức độ thấp hơn so với tháng trước đó. Sản lượng và số đơn đặt hàng mới đã tăng chậm lại và...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...