Nhà thầu phản ánh gói thầu của Công ty Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất có dấu hiệu vi phạm?

18:41 | 24/09/2024

DNTH: Gói thầu thay thế các bình ắc quy ga quốc nội của Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất do Công ty Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất - Chi nhánh Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP làm chủ đầu tư bị nhà thầu phản ánh có nhiều dấu hiệu vi phạm các quy định về đấu thầu.

Ngày 17/9/2024, Công ty Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất - Chi nhánh Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP đã có quyết định phê duyệt gói thầu thay thế các bình ắc quy UPS 1,2,3, 4, 5, 6,7 ga quốc nội thuộc dự án thay thế các bình ắc quy UPS 1,2,3,4,5,6,7 ga quốc nội, đơn vị trúng thầu là Công ty TNHH VIETTEL-CHT (Khu TT, Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Km29, Đại lộ Thăng Long, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, Hà Nội). Giá trúng thầu là 1.645.920.000 đồng/1.732.280.000 đồng, loại hợp đồng trọn gói, thời gian thực hiện gói thầu là 16 tuần. 

Tuy nhiên, kết quả phê duyệt gói thầu của Công ty Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất - Chi nhánh Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP bị nhà thầu tham gia phản ánh có nhiều dấu hiệu vi phạm các quy định đấu thầu.

Nhà thầu phản ánh gói thầu của Công ty Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất có dấu hiệu vi phạm? 1
Nhà thầu phản ánh gói thầu của Công ty Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất có dấu hiệu vi phạm

Theo đó, gói thầu thay thế các bình ắc quy UPS 1,2,3, 4, 5, 6,7 ga quốc nội thuộc dự án thay thế các bình ắc quy UPS 1,2,3,4,5,6,7 ga quốc nội do Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất - Chi nhánh Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP làm chủ đầu tư mời thầu cạnh tranh qua mạng ngày 17/8/2024 có giá dự toán là 1.732.280.000 đồng.

Các nhà thầu tham gia dự thầu gồm: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thương mại Dịch vụ TURBOSS Việt Nam (Công ty TURBOSS Việt Nam), Công ty Thương mại Điện tử Tin học El, Công ty TNHH ABLEREX Việt Nam, Công ty Cổ phần SECURE POWER và Công ty TNHH VIETTEL-CHT. Trong đó, Công ty TURBOSS Việt Nam là đơn vị chào giá thầu thấp nhất 1.041.400.000 đồng, Công ty TNHH VIETTEL-CHT là đơn vị đưa ra giá thầu cao nhất 1.645.920.000 đồng.

Đến ngày 30/8/2024, tổ chuyên gia Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất đã có báo cáo đánh giá E-HSDT gói thầu thay thế các bình ắc quy UPS 1,2,3, 4, 5, 6,7 ga quốc nội thuộc dự án thay thế các bình ắc quy UPS 1,2,3,4,5,6,7 ga quốc nội, cả 5 nhà thầu đều đáp ứng về E-HSDT và năng lực kinh nghiệm. Tuy nhiên ở kết quả đánh giá về kỹ thuật, có 4 nhà thầu không đạt yêu cầu, chỉ mình Công ty TNHH VIETTEL-CHT là đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật từ phía đơn vị mời thầu. Kết quả, Công ty TNHH VIETTEL-CHT là đơn vị trúng thầu với giá đưa ra là 1.645.920.000 đồng.

Nhà thầu phản ánh gói thầu của Công ty Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất có dấu hiệu vi phạm? 2
Công ty TNHH VIETTEL-CHT từng tham gia và trúng gói thầu tại Công ty Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất.

Theo đại diện Công ty TURBOSS Việt Nam, kết quả này có sự chênh lệch rất lớn lên đến 600 triệu đồng so với công ty là đơn vị có giá thấp nhất 1.041.400.000 đồng và đơn vị trúng thầu 1.645.920.000 đồng gây thất thoát cho nhà nước rất lớn, tỷ lệ chênh lệch trên 50%.

Chưa kể, sự khuất tất còn nằm ở chỗ đơn vị trúng thầu là đơn vị xếp cuối cùng trong tổng số 5 đơn vị tham gia thầu và chủ đầu tư đánh rớt cả 4 đơn vị đứng trên đều không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Gói thầu này gần như tỷ lệ tiết kiệm cho ngân sách là không đáng kể.

Cũng theo Công ty TURBOSS Việt Nam, chủ đầu tư đưa ra các thông số kỹ thuật dựa trên sản phẩm của 3 thương hiệu: Fiamm, SEC, Hoppecke.

Công ty TURBOSS Việt Nam dựa trên các thông số kỹ thuật đó để chào thầu bằng sản phẩm LCB SP40-12, thực ra đây là thông số thương mại của hãng Fiamm 12SP42, do Fiamm gia công hàng tại nhà máy của Công ty Sheng Chang. Chính vì vậy thông số đúng 100% chỉ khác về ký hiệu, nên chủ đầu tư hoàn toàn không thể bắt bẻ được về thông kỹ thuật cho sản phẩm ắc quy thương hiệu LCB SP40-12 (cùng dòng sản phẩm đối với thương hiệu Fiamm). 

“Họ đã làm khó chúng tôi bằng 3 lần yêu cầu làm rõ và đều được nhà máy sản xuất ắc quy là công ty TNHH Sheng Chang trả lời rõ ràng. Đáng nói, chủ đầu tư, thay vì một lần yêu cầu chúng chúng tôi làm rõ 3 vấn đề/nhóm vấn đề, thì lại thực hiện 3 lần yêu cầu, khi mà vấn đề của lần yêu cầu làm rõ sau không xuất phát/nảy sinh từ lần yêu cầu làm rõ trước đó. Sau đó chủ đầu tư cố gắng làm khó chúng tôi bằng các yêu cầu về chứng chỉ như Eurobat (sản phẩm tiêu chuẩn Châu Âu), ISO50001 (quản lý hệ thống năng lượng của nhà sản xuất), đây là những chứng chỉ không được quy định trong quản lý ngành sản xuất Việt Nam” đại diện Công ty TURBOSS Việt Nam nêu.

Nhà thầu phản ánh gói thầu của Công ty Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất có dấu hiệu vi phạm? 3
Công ty Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất phê duyệt kết quả đơn vị trúng thầu.

Công ty TURBOSS Việt Nam cho biết, chứng chỉ ISO 50001, chứng chỉ Eurobat chỉ duy nhất ắc quy thương hiệu Hoppecke có, điều này dẫn đến hạn chế cạnh tranh được thông tự 06/2024/TT-BKHĐT quy định rất rõ tại điểm a khoản 02: Quy định yêu cầu về kỹ thuật mà chỉ có một sản phẩm cụ thể của một hãng sản xuất cụ thể đáp ứng trong khi trên thị trường có nhiều hãng sản xuất có thể cung cấp hàng hoá thuộc gói thầu. 

Theo thông tư mới nhất số 06/2024/TT-BKHĐT có hiệu lực từ ngày 26/4/2024, tại mục 5, điều 24, chương III - Nội dung mẫu hồ sơ đấu thầu: "Trường hợp E-HSMT có các nội dung dẫn đến hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng, vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật Đấu thầu nêu tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này thì bên mời thầu, tổ chuyên gia không được loại bỏ E-HSDT không đáp ứng các nội dung này, các nội dung này bị coi là vô hiệu theo quy định tại khoản 4 Điều 44 của Luật Đấu thầu, không phải là căn cứ để đánh giá E-HSDT”. 

Phụ lục 08 của thông tư 06/2024/TT-BKHĐT có nêu một số nội dung của E-HSMT dẫn đến hạn chế cạnh tranh theo quy định tại khoản 3 điều 44 của Luật đấu thầu: Tại điểm e khoản 01 Quy định các tiêu chí mà pháp luật quản lý ngành không yêu cầu như: Giấy phép hành nghề, giấy xác nhận đối tác và các yêu cầu về chứng chỉ, chứng nhận mà pháp luật quản lý ngành không quy định. 

Công ty TURBOSS Việt Nam đã có kiến nghị gửi đến Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất yêu cầu giải thích rõ ràng vì sao không chọn lựa hàng Việt Nam đúng yêu cầu 100% kỹ thuật? Công ty TNHH Sheng Chang là thương hiệu ắc quy hàng đầu tại Việt Nam và đã có mặt tại hơn 60 quốc gia trên thế giới bao gồm các nước thuộc G7 và EU. Ngoài nhà máy tại Việt Nam và Đài Loan, họ còn có văn phòng được đặt tại Mỹ và Châu Âu nên tiêu chuẩn đáp ứng được hầu hết các nước. 

Họ có các chứng chỉ: ISO 9001 2015 (tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng), ISO 14001 2015 (tiêu chuẩn quy định các yêu cầu cho hệ thống quản lý môi trường), ISO 45001 2018 (tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp), UL Certificate (chứng nhận đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và hiệu suất nhất định cho thiết bị điện và điện tử), IEC 60896 (tiêu chuẩn quốc tế về pin chì axit dùng cho hệ thống lưu trữ năng lượng). 

Theo dữ liệu, đây không phải là lần đầu tiên Công ty TNHH VIETTEL-CHT trúng thầu tại Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất. Vào đầu năm 2024, Công ty TNHH VIETTEL-CHT đã trúng gói thầu Cung cấp hệ thống tổng đài cho Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất với giá trúng thầu gần 3 tỷ đồng. 

Năm 2023, Công ty TNHH VIETTEL-CHT tham gia 48 gói thầu, trúng 28 gói thầu đạt tỷ lệ 58%, trong đó với vai trò độc lập đơn vị này trúng một số gói thầu có giá trị như: Gói thầu số 01: Cung cấp dịch vụ truyền tải nội dung và dịch vụ lưu trữ trong nước cho hệ thống phân phối do Trung tâm sản xuất và phát triển nội dung số thuộc UBND Thành phố Hà Nội làm chủ đầu tư, giá trúng thầu gần 22 tỷ đồng; gói thầu Thuê vị trí đặt trung tâm dữ liệu cho Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn giá trúng thầu hơn 10,4 tỷ đồng; gói thầu Phần mềm kế toán HCSN online do Tổng cục Thống kê làm chủ đầu tư, giá trúng thầu hơn 15,6 tỷ đồng, tỷ lệ tiết kiệm 0%;… 

Trong vai trò liên danh, Công ty TNHH VIETTEL-CHT cùng với Công ty Cổ phần hạ tầng Toàn Cầu và Công ty Cổ phần Thương mại và Kỹ thuật Việt Nét trúng gói thầu Nâng cấp và mở rộng hạ tầng phòng máy chủ cho Trung tâm dữ liệu của Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn, giá trúng thầu hơn 13,5 tỷ đồng; Liên danh: Công ty TNHH VIETTEL-CHT, Công ty Cổ phần Giải pháp Thiên Hoàng, Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ Thiên Hoàng và Công ty TNHH Bình Yên trúng gói thầu Hạ tầng trung tâm dữ liệu do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số làm chủ đầu tư, giá trúng thầu gần 33 tỷ đồng;…

 

 

 

 

 

 

 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hải Phòng - Café khởi nghiệp sáng tạo

DNTH: Vừa qua, Trung tâm Phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo - Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hải Phòng tổ chức chương trình Café khởi nghiệp sáng tạo. Tham dự có ông Nguyễn Đình Vinh - Phó Giám đốc Sở KH&CN, đại diện...

Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng: Người kiến tạo công nghệ xử lý rác thải "Made in Vietnam"

"Không xử lý được môi trường, đừng nghĩ đến phát triển bền vững" - Đó là chia sẻ của Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghệ T-TECH Việt Nam. Với hơn 22 năm cống hiến, ông đã tiên phong...

Loạt doanh nghiệp bị xử phạt thuế

DNTH: Với hành vi kê khai sai thuế, 3 doanh nghiệp bao gồm Kosy, Tập đoàn TNT và Hodeco đã phải chịu án phạt nặng, trong đó Kosy chịu mức phạt và truy thu lên đến hơn 6,8 tỷ đồng.

Gỡ nút thắt về vốn cho ngành lương thực thực phẩm

DNTH: Các chuyên gia đề xuất ngân hàng cần linh hoạt hơn trong chính sách tín dụng để tháo gỡ khó khăn, giúp ngành lương thực thực phẩm ổn định sản xuất, phát triển bền vững.

Giảm gánh nặng thủ tục, mở rộng cơ hội cho doanh nghiệp

DNTH: Nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8%, Việt Nam đang tăng cường cải cách thể chế và cải thiện môi trường kinh doanh.

Loài trà hoa vàng mang tên chung Việt - Nhật

Trong những ngày đại hàn cuối đông, chị Phạm Thị Lý, nhà khoa học gắn bó với nông dân gọi điện rủ tôi đi thăm lại khu bảo tồn Nam dược Nhất Dương Sinh.

XEM THÊM TIN