Nhận diện và đấu tranh phòng, chống lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí
20:33 | 13/08/2022
DNTH: Trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, tự do, dân chủ thực sự đã trở thành mục tiêu, động lực của phát triển. Trong các quyền tự do, dân chủ được cộng đồng thế giới thừa nhận, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí là một bộ phận quan trọng. Bài viết khái quát vấn đề tự do ngôn luận, tự do báo chí trên thế giới và Việt Nam; nhận diện những thủ đoạn lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí và đề xuất các giải pháp đấu tranh phòng, chống lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí.
1. Vấn đề tự do ngôn luận, tự do báo chí trên thế giới
Trong tiến trình phát triển của nhân loại, tự do và dân chủ thuộc những giá trị vĩ đại nhất mà nhân loại vẫn hằng theo đuổi. Cuộc tranh luận về tự do, dân chủ và cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ bắt đầu từ khi con người biết tự thiết định các quy tắc, chuẩn mực để tổ chức cuộc sống, nhất là từ khi quyền lực xã hội được trao cho những cá nhân, tổ chức nhân danh xã hội, thoát ly chủ thể gốc của quyền lực, đó là Nhân dân.
Ngày nay, khi con người đã có những bước tiến vũ bão trong chế ngự tự nhiên, mở rộng năng lực về mọi chiều kích, thì tự do, dân chủ đã trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu, là mục tiêu, động lực của phát triển. Cùng với sự phát triển của nhân loại, các quan hệ xã hội được cải biến theo hướng tiến bộ hơn, các quyền cơ bản của con người dần được thừa nhận và được thực hiện đầy đủ hơn.
Trong các quyền tự do, dân chủ được cộng đồng thế giới thừa nhận, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí là một bộ phận quan trọng. Sau chiến thắng của nhân loại trước chủ nghĩa phát xít, tổ chức Liên hợp quốc được thành lập. Sau đó, vào ngày 10/12/1948, Đại Hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền - bản Tuyên ngôn về các quyền cơ bản của con người, được nhiều quốc gia trên thế giới ủng hộ, tham gia. Điều 19 của Tuyên ngôn xác định: “Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và biểu đạt; bao gồm tự do giữ ý kiến mà không bị can thiệp, cũng như tự do tìm kiếm, thu nhận và truyền bá thông tin và tư tưởng bằng bất cứ phương tiện truyền thông nào và không giới hạn về biên giới” (1).
Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua năm 1966 cũng quy định tại khoản 2, Điều 19: “Mọi người có quyền tự do biểu đạt. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tùy theo sự lựa chọn của họ” (2).
Tự do, bao gồm cả tự do ngôn luận, tự do báo chí là một giá trị xã hội vĩ đại. Đó là kết quả của cuộc đấu tranh không mệt mỏi của con người trước tự nhiên để hoàn thiện xã hội và chính con người.
Tuy nhiên, khi con người được hưởng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, ngay lập tức xuất hiện những bất cập. Vì nhiều lý do, trong đó bị thôi thúc bởi tư tưởng vị kỷ cực đoan, nhân danh tự do, một số người, một số cộng đồng, thậm chí ở tầng nấc quốc gia đã có những hành vi gây phương hại cho người khác và cho xã hội như vu khống, bôi nhọ, tuyên truyền giá trị phi luân, kích động bạo loạn, chiến tranh,... quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí đứng trước những thử thách nghiêm trọng, nó không còn là công cụ để giải phóng con người, mà đe dọa chính cuộc sống con người.
Vì lẽ ấy, nhận thức về tự do nói chung và tự do ngôn luận, tự do báo chí nói riêng đã có những thay đổi sâu sắc. Theo đó, tự do được hiểu là con người được làm, được nghĩ những gì mình muốn mà không phương hại đến tự do của người khác, đến lợi ích của cộng đồng và xã hội. Như vậy, tự do là quyền gắn liền với nghĩa vụ và chịu chế định bởi luật pháp của từng quốc gia, bởi mỗi quốc gia có điều kiện, đặc điểm riêng về lịch sử, văn hóa, truyền thống... nên không thể có khuôn mẫu thống nhất. Suy cho cùng, điều đó cũng phản ánh quyền tự do của mỗi dân tộc trong việc xác định giới hạn của tự do.
Thực tế cho thấy, các thế lực phản động, thù địch đã cố tình lờ đi thực tiễn chính trị - pháp lý trong quá trình thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở các quốc gia trên thế giới. Chúng nhấn mạnh, cường điệu quyền tự do một chiều mà lờ đi nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức cũng như các hậu quả xấu mà các hành vi đó gây ra cho xã hội. Chúng cố tình không đề cập quy định pháp luật của các quốc gia, trong đó có Việt Nam, về hướng dẫn thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí một cách phù hợp.
Với quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí cũng vậy. Nó cũng bị giới hạn bởi lợi ích của cá nhân khác và nói chung là của cộng đồng xã hội cũng như các quy định của luật pháp. Vì lẽ ấy, tại khoản 2 Điều 29 và Điều 30 Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền xác định: “Khi hưởng thụ các quyền và tự do của mình, mọi người chỉ phải tuân thủ những hạn chế do luật định, nhằm mục đích bảo đảm sự công nhận và tôn trọng thích đáng đối với các quyền và tự do của người khác, cũng như nhằm đáp ứng những yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ” (3). Khoản 3, Điều 19, Công ước ICCPR quy định cụ thể hơn: “Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để:
a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác,
b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức công chúng” (4).
Ở Pháp, từ năm 1881 đã ban hành Luật Tự do báo chí với những chế tài rất nghiêm khắc để xử lý hành vi lạm dụng quyền này, như quy định về việc chống bôi nhọ, vu khống, xâm phạm nhân phẩm (Điều 29), quy định về việc chống kích động bạo lực, gây hằn thù (Điều 24)... các bộ luật khác, trong đó có Bộ luật Hình sự và Bộ Luật Dân sự cũng đã quy định khá chi tiết quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, như quy định về chống xâm phạm đời tư (Điều 9, Bộ luật Dân sự); quy định về bảo vệ an ninh quốc gia (Điều 413 - 9, Bộ luật Hình sự) (5).
Ở Đức, mỗi tiểu bang có Luật Báo chí riêng, phù hợp với đặc thù của từng địa phương, quy định cụ thể quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của báo chí. Mặc dù ở cấp liên bang không có bộ luật chung quy định về vấn đề tự do ngôn luận, tự do báo chí, nhưng lại có những cơ quan chuyên trách, có nhiệm vụ theo dõi, kiểm soát, ngăn chặn những thông tin nguy hại trên các loại hình báo chí, truyền thông.
Ở Mỹ, tuy Quốc hội không ban hành Luật Báo chí nhưng các quy định điều chỉnh về tự do ngôn luận, tự do báo chí được thể hiện cụ thể ở các quy định cấp tiểu bang, qua hệ thống án lệ hoặc được quy định ở các bộ luật khác.
Có thể thấy, không một quốc gia nào trên thế giới tồn tại quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí một cách tuyệt đối mà không bị giới hạn bởi pháp luật, những giới hạn đó được xem là cần thiết để bảo đảm thực thi quyền tự do một cách chân chính.
2. Vấn đề tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam
Với lý tưởng cộng sản chân chính, Hồ Chí Minh và Đảng ta đã sớm ý thức sâu sắc về những giá trị của tự do, dân chủ. Trong bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, với nhãn quan chính trị nhạy cảm, với tình cảm tha thiết yêu thương, quý trọng phẩm giá con người và những giá trị cơ bản của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố với thế giới về những giá trị cơ bản mà dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam có quyền được hưởng, đó là quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
Trong khó khăn bộn bề sau ngày Độc lập, đứng trước họa thù trong, giặc ngoài, Người vẫn đề nghị Chính phủ lâm thời chuẩn bị cho cuộc Tổng tuyển cử dân chủ và ban hành bản Hiến pháp dân chủ đầu tiên trong lịch sử đất nước. Bản Hiến pháp năm 1946 chứa đựng nhiều giá trị tiến bộ, quy định khá cụ thể về các quyền cơ bản của công dân, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do biểu tình,...
Trong tiến trình cách mạng Việt Nam, dù hoàn cảnh đất nước chiến tranh hay xây dựng hòa bình, việc mở rộng và phát huy dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân vẫn luôn được coi trọng. Đặc biệt, trong công cuộc đổi mới, dân chủ được xác định là mục tiêu, là động lực phát triển của đất nước. Hiến pháp năm 2013 đã dành Chương 2 để quy định về quyền con người, quyền công dân. Đó là một bước tiến lớn trong lộ trình phấn đấu của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong việc bảo đảm quyền tự do, dân chủ của con người. Việc bảo đảm thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí trong khuôn khổ quy định của pháp luật là chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Điều này được thể hiện trong Hiến pháp năm 2013 và được thể chế hóa trong các bộ luật liên quan.
Điều 25, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” (6). Hay khoản 1, Điều 3, Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 cũng khẳng định: “Mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin” (7). Trong quá trình sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, vấn đề tự do ngôn luận, tự do báo chí luôn được Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo vệ. Điều 13, Luật Báo chí (sửa đổi, bổ sung năm 2016) quy định trách nhiệm của Nhà nước đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân:
“1. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình.
2. Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân.
3. Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, truyền dẫn và phát sóng” (8).
Cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội, lĩnh vực thông tin - truyền thông của Việt Nam cũng phát triển không ngừng về số lượng, chất lượng, hình thức, nội dung báo chí, về đội ngũ những người làm báo, về hiệu quả kinh tế. Điều này thể hiện sự quan tâm, khuyến khích của Đảng và Nhà nước ta đối với hoạt động thông tin truyền thông nói chung và hoạt động báo chí nói riêng.
Có thể thấy tốc độ tăng trưởng vượt bậc của ngành thông tin truyền thông. Tỉ lệ hộ gia đình kết nối internet ở Việt Nam lên đến 75%, gấp 1,5 lần tỷ lệ trung bình trên thế giới, cho thấy mức độ tiếp cận thông tin của người dân đã trở nên sâu rộng hơn bao giờ hết. Số mạng xã hội được cấp phép tăng lên nhanh chóng, gấp hơn ba lần trong giai đoạn 2016 - 2020. Đó là những minh chứng khẳng định thành tựu to lớn, vững chắc trong việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam.
3. Nhận diện những thủ đoạn lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra mạnh mẽ, sự cạnh tranh về lợi ích giữa các quốc gia ngày càng quyết liệt, nhiều khó khăn, thách thức mới đã và đang nảy sinh. Các thế lực phản động không ngừng thực hiện mưu đồ chống phá, hòng xóa bỏ CNXH ở Việt Nam bằng nhiều âm mưu và thủ đoạn mới. Thêm vào đó, các đối tượng bất mãn, cực đoan, cơ hội chính trị chống đối, cản trở công cuộc phát triển đất nước; sử dụng nhiều phương thức, nhiều diễn đàn, lợi dụng chiêu bài tự do ngôn luận, tự do báo chí để chống phá cách mạng Việt Nam. Chúng liên tục xuyên tạc, vu khống Đảng, Nhà nước Việt Nam, xuyên tạc thành quả cách mạng mà nhân dân ta đã đạt được. Chúng dựng nên cái gọi là “tù nhân lương tâm”, cho ra đời nhiều tổ chức, hình thành mạng lưới gọi là “nhà báo độc lập” để xuyên tạc, bôi nhọ, vu khống Đảng, Nhà nước Việt Nam nhằm xóa bỏ chế độ XHCN ở Việt Nam. Âm mưu, thủ đoạn của chúng rất đa dạng, song có thể nhận diện ở các biểu hiện chủ yếu sau đây:
Một là, thổi phồng, cường điệu hóa những khó khăn, bất cập, hạn chế trong công tác quản lý, điều hành của các cơ quan Đảng, Nhà nước nhằm phủ nhận bản chất tốt đẹp của chế độ ta.
Hai là, xuyên tạc, hạ thấp, phủ định nền tảng tư tưởng của Đảng cũng như các thành tựu của cách mạng Việt Nam.
Ba là, tung hô, ca ngợi một chiều nền dân chủ ở các quốc gia phương Tây.
Bốn là, kích động các biểu hiện chống đối của một bộ phận người dân, cổ xúy các nhân vật bất mãn, cơ hội chính trị.
Năm là, xuyên tạc đời tư của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, gây chia rẽ nội bộ Đảng, Nhà nước.
Để đấu tranh với các âm mưu, thủ đoạn đó, vấn đề cấp thiết là phải bóc trần các thủ thuật xuyên tạc, nhân danh tự do ngôn luận, tự do báo chí để che đậy dã tâm chống phá đất nước. Thực tế cho thấy, các thế lực phản động, thù địch đã cố tình lờ đi thực tiễn chính trị - pháp lý trong quá trình thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở các quốc gia trên thế giới. Chúng nhấn mạnh, cường điệu quyền tự do một chiều mà lờ đi nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức cũng như các hậu quả xấu mà các hành vi đó gây ra cho xã hội. Chúng cố tình không đề cập quy định pháp luật của các quốc gia, trong đó có Việt Nam, về hướng dẫn thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí một cách phù hợp.
Các phần tử bất mãn, cơ hội chính trị không ngừng tuyên truyền luận điệu phản động, vu cáo Đảng, Nhà nước ta vi phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Các phần tử, tổ chức phản động núp dưới danh nghĩa dân chủ đã viện dẫn, xuyên tạc việc Nhà nước ta xét xử, nghiêm trị các hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng lợi dụng chiêu bài tự do, dân chủ, chống phá chế độ, vu cáo rằng Nhà nước ta đàn áp “tự do báo chí”. Hay trong đại dịch Covid-19, chúng đã cố tình làm ngơ trước những nỗ lực to lớn của Đảng, Nhà nước và toàn hệ thống chính trị nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của nhân dân, vu cáo chế độ ta “bỏ rơi” những người yếu thế.
4. Giải pháp nhằm đấu tranh phòng, chống lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí
Để thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí một cách chân chính, phù hợp, vì sự phát triển bền vững của đất nước, ngăn ngừa việc lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để xuyên tạc sự thật, bóp méo thông tin để lôi kéo, kích động, gây mất an ninh trật tự, phá hoại đất nước, cần thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện các quy định của Ðảng, pháp luật của Nhà nước về báo chí
Khẩn trương rà soát một cách tổng thể, bổ sung, sửa đổi các quy định của Ðảng, pháp luật của Nhà nước về báo chí, đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác chỉ đạo, quản lý báo chí. Việc tạo lập hành lang pháp lý hoàn thiện, đủ rộng, đủ mạnh, vừa tạo môi trường phát triển lành mạnh cho hoạt động báo chí, vừa đủ sức ngăn ngừa, răn đe, xử phạt việc vi phạm, lợi dụng quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí là điều rất cần thiết.
Thứ hai, nâng cao trách nhiệm của cấp ủy đảng và đội ngũ đảng viên
Các cấp ủy đảng cần đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền tới từng đảng viên về tính đúng đắn của hệ thống lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta. Đó chính là vũ khí sắc bén để đấu tranh, phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, định hướng dư luận nhân dân trước những thủ đoạn lợi dụng quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí.
Mỗi đảng viên cần không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc đấu tranh với các hành vi vi phạm, lợi dụng quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí để tuyên truyền các các quan điểm sai trái, thù địch. Tích cực học tập, nâng cao nhận thức về lý luận chính trị; tin tưởng và kiên định đường lối, chủ trương của Đảng; kiên quyết đấu tranh, không bàng quan với những biểu hiện, những hành vi sai trái đó. Đặc biệt, để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 35-NQ/TW, cơ quan và đội ngũ cán bộ chuyên trách cần nâng cao hơn nữa năng lực, nghiệp vụ, chuyên môn, chuyên nghiệp, tinh nhuệ trong việc kịp thời phát hiện, ngăn chặn những âm mưu, thủ đoạn mà thế lực thù địch, phản động cố tình gây ra.
Thứ ba, phát huy vai trò trách nhiệm của cơ quan báo chí và đội ngũ phóng viên, người làm báo
Mỗi cơ quan báo chí cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền với nhiều thể loại tin bài, bằng nhiều thứ tiếng, trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như trên các nền tảng mạng xã hội. Điều này không những nhằm kịp thời, chủ động nhận diện, đấu tranh hiệu quả trước các âm mưu, thủ đoạn, hành động chống phá của các thế lực thù địch, phản động mà còn tạo làn sóng mạnh mẽ, thường xuyên, liên tục trong công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thông tin đúng đắn, khách quan, chính xác tới rộng rãi quần chúng nhân dân và bạn bè quốc tế, từ đó triệt tiêu cơ hội lợi dụng quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí để kích động, gây mất trật tự an ninh, đe dọa đến sự tồn vong của đất nước.
Cùng với việc nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nhà báo cần nâng cao bản lĩnh chính trị, có lập trường tư tưởng vững vàng, rèn luyện đạo đức cách mạng và tinh thông nghề nghiệp, phát huy tính đảng, tính chiến đấu. Với đội ngũ đông đảo hơn 40 nghìn người công tác trong lĩnh vực báo chí, trong đó hơn 17 nghìn người được cấp thẻ nhà báo kỳ hạn 2021 - 2025 (9), mỗi nhà báo có trách nhiệm là một chiến sĩ đấu tranh bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân trên mặt trận thông tin truyền thông, sức mạnh đó trở nên thật sự to lớn và mạnh mẽ, đủ sức ngăn chặn, đấu tranh, đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn do các thế lực thù địch gây ra.
Thứ tư, phát huy trách nhiệm của công dân đối với đất nước
Mỗi người dân cần nâng cao cảnh giác, tỉnh táo trước những thông tin trái chiều, xuyên tạc, không để những phần tử xấu, các thế lực thù địch lợi dụng, kích động, xúi giục. Mỗi công dân cần góp tiếng nói, hình thành dư luận xã hội rộng rãi để vạch trần, lên án các hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, xâm hại lợi ích quốc gia, dân tộc.
_________________
(1), (3) Gudmundur Alfredsson, Asbjorn Eide (Chủ biên): Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền 1948, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2011, tr.410, 410.
(2), (4) Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội: Giới thiệu Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR, 1966), Nxb Hồng Đức, Hà Nội, 2012, tr.306, 656.
(5) Vũ Văn Tính: Tự do ngôn luận và các giới hạn về tự do ngôn luận, Tạp chí Tuyên giáo, ngày 19-9-2013, https://tuyengiao.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/tu-do-ngon-luan-va-cac-gioi-han-ve-tu-do-ngon-luan-56746.
(6) Quốc hội: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013.
(7) Quốc hội: Luật Tiếp cận thông tin, số 104/2016/QH13, ngày 6-4-2016.
(8) Quốc hội: Luật Báo chí, số 103/2016/QH13, ngày 5-4-2016.
(9) Bộ Thông tin và Truyền thông: Báo cáo công tác báo chí năm 2021 và phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2022, ngày 24-12-2021.
TS Ngô Thị Phương Liên, Vụ Quản lý khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Thị trường tiềm năng xuất khẩu viên nén gỗ của doanh nghiệp Việt Nam lớn như thế nào?
DNTH: Ông Olaf Naehrig, kỹ sư trưởng Tập đoàn KAHL: Ngành viên nén Việt Nam cần thúc đẩy mở cửa thị trường tại Châu Âu. Bởi vì đây mới là khu vực tiêu thụ nhiều viên nén nhất trên thế giới.
'Sự thật Việt Nam đã thành nước Tự do, Độc lập'
DNTH: Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố trước quốc dân, đồng bào và toàn thế giới ngày 2/9/1945 đã khẳng định Việt Nam là một quốc gia tự do, độc lập. Ở đó người dân có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu...
Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Những điểm nhấn trên thị trường vốn
DNTH: Tháng 8/2024, kinh tế Việt Nam tiếp tục đón nhận nhiều đánh giá tích cực. Ngân hàng Thế giới (WB) đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2024 lên 6,1% từ mức 5,5% trước đó. Tăng trưởng trong hai năm 2025 và 2026...
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của độc lập, tinh thần dân tộc, lòng yêu nước và ý chí kiên cường
DNTH: "Đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung, cộng đồng người Việt Nam ở Trung Quốc nói riêng, Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là biểu tượng của độc lập, của tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước, ý chí bất...
Những quy định mới trong kinh doanh bất động sản
DNTH: Cả 3 bộ luật có ảnh hưởng trực tiếp đến ngành bất động sản (Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 và Luật Đất đai 2024) đã có hiệu lực góp phần quan trọng, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, giúp thị trường...
Doanh nghiệp xuất khẩu cần lưu ý gì trong vụ kiện phòng vệ thương mại?
DNTH: Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ngày càng đối mặt với nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) mới từ các quốc gia nhập khẩu, đòi hỏi cần có những biện pháp ứng phó kịp thời. Phóng viên báo Tin tức đã trao đổi với...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...