Nhật Bản đàm phán năng lượng, cân bằng rủi ro nguồn cung với mục tiêu phát thải ròng bằng 0

10:11 | 28/05/2024

DNTH: Mới đây, Bộ Công nghiệp Nhật Bản đã tiến hành thảo luận về kế hoạch năng lượng cơ bản tiếp theo. Đây được coi là chiến lược dài hạn quan trọng đối với quốc gia nghèo tài nguyên này nhằm cân bằng an ninh năng lượng và khử carbon để đạt mức trung hòa carbon vào năm 2050

Cuộc đàm phán này sẽ là lần sửa đổi kế hoạch đầu tiên kể từ khi Thủ tướng Fumio Kishida thực hiện cải cách chính sách năng lượng lớn vào năm 2022, báo hiệu quốc gia này sẽ sớm tái khởi động các nhà máy hạt nhân không hoạt động và kéo dài tuổi thọ các nhà máy hiện có để giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng do chiến tranh Ukraine gây ra.

Là quốc gia phát thải carbon dioxide lớn thứ năm thế giới, Nhật Bản hiện phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch để sản xuất khoảng 70% điện năng.

Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) Ken Saito phát biểu với truyền thông tại dinh thự chính thức của Thủ tướng Fumio Kishida ở Tokyo, Nhật Bản.

Kế hoạch năng lượng sẽ do chính phủ điều chỉnh ba đến bốn năm một lần.

Tại cuộc họp quy tụ những chuyên gia năng lượng và công nghiệp, nơi bắt đầu các cuộc thảo luận về dự định mới, Bộ trưởng Công nghiệp Nhật Bản Ken Saito phát biểu: “Không chỉ nhu cầu về an ninh năng lượng mà phong trào khử carbon cũng đang gia tăng”.

Ông thêm rằng: “Chính sách năng lượng của Nhật Bản đang rơi vào thời điểm khó khăn và cấp bách nhất sau chiến tranh”.

Mặc dù không nhắc tới vấn đề khởi công các nhà máy hạt nhân mới hoặc thay thế các xí nghiệp hiện có, song kế hoạch được nội các phê duyệt vào tháng 10 năm 2021 tuyên bố rằng Nhật Bản muốn hạn chế đến mức thấp nhất sự phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân.

Kế hoạch mới vạch ra các mục tiêu và định hướng chính sách về cách Nhật Bản đẩy nhanh quá trình khử carbon trong năm 2035-2040 để góp phần vào nỗ lực quốc tế chống lại tình trạng nóng lên toàn cầu, đồng thời giữ cho nguồn cung cấp năng lượng bền vững.

Ngoài ra, các cuộc thảo luận sẽ đề cập đến cách Nhật Bản giảm sản xuất điện đốt than và đảm bảo nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng lâu dài mà chính phủ coi là nhiên liệu chính trong quá trình chuyển đổi năng lượng.

Hội đồng cùng các nhóm công tác chuyên môn của Bộ dự kiến tổ chức một loạt cuộc thảo luận. Bên cạnh đó, kế hoạch năng lượng mới có khả năng sẽ được hoàn thành vào giữa năm 2025.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

François Bayrou: Từ chính trị gia trung dung đến Thủ tướng Pháp

DNTH: Ông François Bayrou, một chính trị gia kỳ cựu, được giao nhiệm vụ dẫn dắt Pháp vượt qua tình trạng bế tắc chính trị và ngân sách. Đây là thử thách không nhỏ trong bối cảnh Quốc hội Pháp hiện chia rẽ sâu sắc giữa ba khối...

Giải mã cái bắt tay của ông Trump với Tổng thống Pháp khi trở lại sân khấu quốc tế

DNTH: Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có một loạt những cái bắt tay đầy căng thẳng vào ngày 7/12, gợi nhớ đến cuộc “so kè” nắm tay nổi tiếng khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau hơn bảy năm trước.

Người đàn ông Pháp với khu vườn ngập tràn rau củ Việt Nam

DNTH: Ông Andre Souppaya có hành trình gần 10 năm cải tạo khu vườn nhỏ 120 m2 ở ngoại ô Paris, Pháp trồng thành công nhiều loại rau củ quê nhà Việt Nam.

Phiên điều trần lịch sử: Các quốc gia đảo nhỏ đòi công lý trước biến đổi khí hậu

DNTH: Phiên điều trần kéo dài hai tuần này nhằm xác định các nghĩa vụ pháp lý của các quốc gia trong việc chống biến đổi khí hậu và hỗ trợ những nước dễ bị tổn thương trước tác động tàn phá của hiện tượng này.

Hé lộ chi tiết về hầm trú ẩn hạt nhân Kub-M của Nga

DNTH: Nga vừa công bố sản xuất hầm trú ẩn di động Kub-M, được thiết kế để bảo vệ cư dân trong các tình huống khẩn cấp như vụ nổ hạt nhân. Với thiết kế mô-đun linh hoạt, mỗi tổ hợp bao gồm container chứa người và các tiện...

Kinh tế Nga cạn kiệt nguồn lực và áp lực từ các lệnh trừng phạt

DNTH: Nền kinh tế Nga đang đối mặt với thách thức chưa từng có khi cạn kiệt nguồn lực, thiếu hụt nhân sự và chịu áp lực từ các lệnh trừng phạt phương Tây. Với lãi suất đạt mức kỷ lục và đồng rúp suy yếu, liệu Nga có thể...

XEM THÊM TIN