Nhiều chủ đầu tư lách luật thu tiền đặt cọc mua nhà

09:55 | 04/02/2021

DNTH: Chính từ sự lệch pha trong các văn bản do cơ quan quản lý nhà nước ban hành, nhiều chủ đầu tư đang lách luật thu tiền đặt cọc mua nhà đất trái phép.

Thời gian qua, trên thị trường bất động sản, hình thức hợp đồng đặt cọc giữ chỗ, đặt cọc ưu tiên quyền mua được bắt gặp khá nhiều tại các dự án chưa đủ điều kiện mở bán. Khách hàng thường được các môi giới tư vấn giới thiệu các hình thức này như một thủ thuật "chốt sale" trong khi bản thân dự án chưa chính thức ra hàng.

Nhiều chủ đầu tư lách luật thu tiền đặt cọc mua nhà - Ảnh 1.
Dự án Hà Đô Charm Villas từng được các đơn vị môi giới rầm rộ chào khách hàng đặt cọc giữ chỗ vào thời điểm cuối tháng 11/2020

Đơn cử, tại dự án Hà Đô Charm Villas tại xã An Thượng, Hoài Đức, Hà Nội, tại thời điểm cuối tháng 11/2020, khi chưa chính thức ra bảng hàng đợt tiếp theo thì các sàn phân phối đã đua nhau tư vấn cho khách hàng đặt cọc giữ chỗ với số tiền lên tới 200 triệu/1 suất ưu tiên mua biệt thự.

Theo quan sát của phóng viên, nhiều chủ đầu tư cũng sử dụng hình thức này như một hình thức "test thị trường" nếu sản phẩm có sức hút thì sẽ lấy luôn tiền đặt cọc của khách hàng để triển khai dự án.

Theo các chuyên gia pháp lý, đối với các sản phẩm hàng hóa là bất động sản được giao dịch dân sự giữa cá nhân với cá nhân thì việc đặt cọc giữ chỗ là bình thường và được quy định trong luật dân sự cũng như luật kinh doanh bất động sản.

Tuy nhiên, theo Luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa, Công ty Luật TNHH LSX đối với các sản phẩm là BĐS được hình thành trong tương lai thì việc đặt cọc hay góp vốn phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Cụ thể, theo quy định tại khoản 2, điều 19 của nghị định 99 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật nhà ở năm 2014 đã quy định mọi hành vi góp vốn hay nhận đặt cọc đối với các tài sản hình thành trong tương lai trong dự án kinh doanh BĐS thì đều là hành vi vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, trong 1 văn bản khác của Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS, Bộ Xây dựng vào ngày 21/10/2016 lại ghi rằng nếu mục đích của đặt cọc chỉ là để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng mua bán nhà ở sẽ được ký kết, chủ đầu tư không sử dụng tiền đặt cọc vào mục đích huy động vốn để thực hiện dự án xây dựng nhà ở thì đặt cọc trong trường hợp này không phải là hình thức huy động vốn.

Chính sự chưa thống nhất trong các văn bản trên đã khiến một số chủ đầu tư vẫn lách luật trong thời gian qua bằng cách huy động từ vài chục đến vài trăm triệu đồng từ khách hàng trước khi dự án chính thức đủ điều kiện mở bán.

Nhiều chủ đầu tư lách luật thu tiền đặt cọc mua nhà - Ảnh 2.
Trong thực tế có nhiều dự án bất động sản chưa đủ điều kiện mở bán theo quy định vẫn nhận đặt cọc giữ chỗ trước khi ký hợp đồng mua bán, đẩy rủi ro về phía khách hàng

Tình trạng trên sẽ dẫn đến nguy cơ một số chủ đầu tư có tiềm lực yếu thông qua hình thức lách luật đặt cọc, giữ chỗ, đặt mua…mà bản chất là huy động vốn khách hàng để triển khai dự án nhưng khi gặp phải bất lợi thì không thể tiếp tục và rủi ro được đẩy hoàn toàn về phía khách hàng.

Trong thực tế đã có những bài học nhãn tiền như hàng trăm khách hàng của Công ty địa ốc Alibaba đã ký kết các hợp đồng góp vốn, đặt cọc giữ chỗ, ưu tiên quyền mua rồi sau đó chờ đợi mãi cũng không thấy bất động sản đâu. Khi phương án kinh doanh của doanh nghiệp có vấn đề hoặc bản thân doanh nghiệp gặp rủi ro về pháp lý thì việc đòi lại tiền của khách hàng sẽ không đơn giản.

Từ thực tế trên, các chuyên gia pháp lý cho rằng cần thiết phải có sự nghiên cứu để đưa ra những quy định thống nhất và chặt chẽ hơn liên quan đến quy định về việc đặt cọc giữ chỗ hay huy động vốn với các dự án bất động sản.

Bên cạnh đó, cũng cần sớm có những chế tài cụ thể đủ mạnh, mang tính răn đe cho các trường hợp vi phạm, lách luật nhằm tránh những rủi ro cho các nhà đầu tư trong tương lai cũng như làm nhiễu loạn thị trường.

Lê Sáng

 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Bắc Giang: Hạ tầng giao thông “mở khóa” thị trường địa ốc

DNTH: Trong những năm gần đây, Bắc Giang đã vươn mình mạnh mẽ trên bản đồ kinh tế miền Bắc. Động lực chính đến từ sự bứt phá của hạ tầng giao thông, từ các tuyến vành đai huyết mạch đến những dự án cao tốc hiện đại,...

Năm 2025 khó hoàn thành chỉ tiêu nhà ở xã hội

DNTH: Quyết định số 444/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ giao chỉ tiêu hoàn thành nhà ở xã hội trong năm 2025 và các năm tiếp theo đến năm 2030 để các địa phương bổ sung vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội; năm 2025, cả nước...

PDR có hơn 500 ha đất tại TP.HCM sau sáp nhập

DNTH: “Chưa có lúc nào quỹ đất của Phát Đạt nhiều như thời gian này” – đó là chia sẻ đáng chú ý của ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR) trong buổi gặp gỡ với các đại...

Khởi công dự án tổ hợp căn hộ hiện đại tại mặt tiền Đại lộ Bình Dương

DNTH: Công ty Nam Hiệp Thành Bình Dương và Hoàng Anh Holdings chính thức khởi công dự án Bản giao hưởng cuộc sống – Symphony of Life, một tổ hợp căn hộ hiện đại và đẳng cấp tọa lạc tại mặt tiền Đại lộ Bình Dương, ngay trung tâm...

Hải An – “Tứ giác kim cương” logistics hiếm có trên bản đồ BĐS Việt Nam

DNTH: Hội tụ “tứ giác kim cương” logistics hiếm có và thừa hưởng trọn vẹn lợi thế quy hoạch tầm nhìn quốc tế của thành phố Hải Phòng, Hải An không chỉ là trung tâm giao thương mà còn là điểm đến tươi sáng trên bản đồ bất...

Pearl Residence – Cơ hội đón đầu nhịp bứt phá của đô thị du lịch biển Cửa Lò

DNTH: Với định hướng Cửa Lò trở thành đô thị du lịch biển trọng điểm vùng Bắc Trung Bộ, một sản phẩm vừa có lợi thế vị trí gần biển, vừa đảm bảo yếu tố pháp lý, thiết kế hiện đại và hệ tiện ích đồng bộ như Pearl...

XEM THÊM TIN