Nhiều doanh nghiệp Nhật muốn tiếp tục mở rộng hoạt động tại Việt Nam

19:14 | 14/12/2023

DNTH: Về triển vọng lợi nhuận kinh doanh tại Việt Nam, 32,0% doanh nghiệp Nhật trả lời dự báo hoạt động kinh doanh năm 2023 của họ cải thiện (giảm 15,6 điểm so với năm trước), tỉ lệ dự báo xấu đi là 35,7% (tăng 13,1 điểm so với năm trước)...

Ngày 11/12, Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) công bố kết quả khảo sát thực trạng các doanh nghiệp Nhật Bản tại nước ngoài năm tài chính 2023. Khảo sát nhằm nắm bắt tình hình thực tế hoạt động của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Châu Á, Châu Đại Dương. Doanh nghiệp khảo sát chủ yếu tập trung trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo.

Nhiều doanh nghiệp Nhật muốn tiếp tục mở rộng hoạt động tại Việt Nam
Tỉ lệ doanh nghiệp Nhật Bản trả lời thu hẹp hoặc rút lui hay di chuyển sang nước thứ ba là 2,5%.

Kết quả khảo sát có 54,3% doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động tại Việt Nam kỳ vọng có lãi trong năm 2023, giảm 5,2 điểm so với năm trước, tương đương mức năm 2021 khi còn trong dịch Covid-19. Tỉ lệ này thấp hơn 6,6 điểm so với mức trung bình của Asean.

Tỉ lệ có lãi những năm 2017-2019 trước dịch Covid-19 luôn đạt mức trên dưới 65%, vượt mức bình quân của Asean.

Về triển vọng lợi nhuận kinh doanh tại Việt Nam, 32,0% doanh nghiệp Nhật trả lời dự báo hoạt động kinh doanh năm 2023 của họ cải thiện (giảm 15,6 điểm so với năm trước), tỉ lệ dự báo xấu đi là 35,7% (tăng 13,1 điểm so với năm trước).

Một lần nữa, con số này lại giảm xuống mức tương tự năm 2021, thời kỳ trong dịch Covid với tỉ lệ cải thiện là 31, 4% và tỉ lệ xấu đi là 36,6%.

Lý do cải thiện kỳ vọng lợi nhuận kinh doanh năm 2023 nhiều nhất là nhu cầu tại thị trường xuất khẩu tăng, tiếp theo là cải thiện năng suất, cắt giảm chi phí…Tỉ lệ phản hồi về yếu tố nỗ lực trong hoạt động quản lý tăng lên.

Tỉ lệ doanh nghiệp Nhật Bản dự báo xấu đi nhiều là do nhu cầu giảm. Điều này vượt quá những lý do chính dẫn đến sự sụt giảm của năm 2022 như chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí nhân công tăng hay biến động của tỉ giá hối đoái.

Bên cạnh đó, tâm lý kinh doanh chỉ số DI năm 2023 sẽ âm ở 10/20 quốc gia/khu vực trong đó Việt Nam ở mức -3,7, giảm đáng kể so với mức 28,7 điểm năm trước.

Việt Nam, chỉ xếp thứ hai sau Singapore tại khu vực Châu Á - Châu Đại Dương. Chỉ số DI dự kiến sẽ hồi phục lên 42,1 điểm trong năm 2024.

Dự báo về lợi nhuận kinh doanh năm 2024, có 50,4% DN kỳ vọng sẽ cải thiện và 8,3% DN cho rằng sẽ xấu đi so với dự báo lợi nhuận kinh doanh của năm 2023. Nhiều công ty đang hy vọng vào sự cải thiện nhờ sự phục hồi của năm 2023.

Về phương hướng triển khai kinh doanh trong một, hai năm tới, có 56,7% doanh nghiệp Nhật Bản trả lời mở rộng tại Việt Nam (giảm 3,3 điểm so với năm trước).

Mặc dù tham vọng mở rộng vẫn cao nhưng Việt Nam là nước duy nhất trong số sáu nước chủ chốt của Asean có mức giảm so với năm trước.

Tỉ lệ doanh nghiệp Nhật Bản trả lời thu hẹp hoặc rút lui hay di chuyển sang nước thứ ba là 2,5% (tăng 1,4 điểm so với năm ngoái).

Lý do doanh nghiệp Nhật Bản mở rộng kinh doanh trong một, hai năm tới ở cả ngành chế tạo và phi chế tạo đều lựa chọn mở rộng nhu cầu thị trường nội địa và tăng xuất khẩu.

Tỉ lệ doanh nghiệp Nhật Bản mở rộng chức năng bán hàng do mở rộng nhu cầu thị trường trong nước là 62%.

Theo Kinh tế Chứng khoán

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hải Phòng - Café khởi nghiệp sáng tạo

DNTH: Vừa qua, Trung tâm Phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo - Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hải Phòng tổ chức chương trình Café khởi nghiệp sáng tạo. Tham dự có ông Nguyễn Đình Vinh - Phó Giám đốc Sở KH&CN, đại diện...

Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng: Người kiến tạo công nghệ xử lý rác thải "Made in Vietnam"

"Không xử lý được môi trường, đừng nghĩ đến phát triển bền vững" - Đó là chia sẻ của Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghệ T-TECH Việt Nam. Với hơn 22 năm cống hiến, ông đã tiên phong...

Loạt doanh nghiệp bị xử phạt thuế

DNTH: Với hành vi kê khai sai thuế, 3 doanh nghiệp bao gồm Kosy, Tập đoàn TNT và Hodeco đã phải chịu án phạt nặng, trong đó Kosy chịu mức phạt và truy thu lên đến hơn 6,8 tỷ đồng.

Gỡ nút thắt về vốn cho ngành lương thực thực phẩm

DNTH: Các chuyên gia đề xuất ngân hàng cần linh hoạt hơn trong chính sách tín dụng để tháo gỡ khó khăn, giúp ngành lương thực thực phẩm ổn định sản xuất, phát triển bền vững.

Giảm gánh nặng thủ tục, mở rộng cơ hội cho doanh nghiệp

DNTH: Nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8%, Việt Nam đang tăng cường cải cách thể chế và cải thiện môi trường kinh doanh.

Loài trà hoa vàng mang tên chung Việt - Nhật

Trong những ngày đại hàn cuối đông, chị Phạm Thị Lý, nhà khoa học gắn bó với nông dân gọi điện rủ tôi đi thăm lại khu bảo tồn Nam dược Nhất Dương Sinh.

XEM THÊM TIN