Nhiều sai phạm tại 3 dự án thuỷ điện trên địa bàn tỉnh Kon Tum
10:51 | 08/03/2022
DNTH: Thanh tra Chính phủ vừa chỉ ra nhiều sai phạm của UBND tỉnh Kon Tum trong việc giao đất, cho thuê đất…tại 3 dự án thuỷ điện trên địa bàn.
Theo Thanh tra Chính phủ, dự án thuỷ điện Đăk Re có công suất 60MW do Công ty Cổ phần Thủy điện Thiên Tân làm chủ đầu tư (tại xã Hiếu huyện Kon Plông tỉnh Kon Tum) một phần dự án xây dựng nhà máy thuộc tỉnh Quảng Ngãi, diện tích sử dụng đất là hơn 192,1ha, tiến độ thực hiện dự án từ năm 2007 – 2021. Tuy nhiên, theo kết quả thanh tra cho thấy, giấy chứng nhận đầu tư năm 2008, dự án có công suất 30MW, tiến độ thực hiện từ năm 2007 – 2010 nhưng sau đó lại được điều chỉnh tiến độ 4 lần với tổng thời gian là 10 năm. Đến ngày 1/4/2020, UBND tỉnh Kon Tum ra quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư, tiến độ dự án được kéo dài từ 2007 – 2021, diện tích sử dụng đất là hơn 192,1ha (Kon Tum hơn 171,6ha, Quảng Ngãi hơn 20,5ha) tăng hơn 17,1ha.
Đến nay, thực tế dự án đã thực hiện 12 năm những vẫn dở dang.Theo Tranh tra Chính phủ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum không theo dõi, buông lỏng quản lý, giám sát đầu tư đối với dự án.
Mặt khác, dự án được triển khai thi công từ năm 2016 khi chưa đủ điều kiện khởi công là hành vi chiếm đất vi phạm Luật đất đai năm 2013 và Luật xây dựng năm 2014.
Tại thời điểm thanh tra, dự án chậm tiến độ, đủ điều kiện thu hồi tiền ký quỹ nhưng cơ quan chức năng không thu hồi tiền ký quỹ là thiếu trách nhiệm, không thực hiện đúng văn bản số 1133/UBND-TH ngày 12/6/2007 của UBND tỉnh Kon Tum (tiền ký quỹ là 18.597,490 triệu đồng). Thanh tra Chính phủ yêu cầu chủ đầu tư nộp số tiền ký quỹ trên về tài khoản tạm giữ của Thanh tra Chính phủ với tổng số tiền là 21.492,61 triệu đồng.
Ngoài ra, việc UBND tỉnh Kon Tum ban hành quyết định giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án khi chủ đầu tư không thực hiện ký quỹ là vi phạm Luật đất đai năm 2013. Mặt khác, theo giấy chứng nhận đầu tư diện tích sử dụng đất là 175,05ha (Kon Tum 146,19ha, Quảng Ngãi 28,85ha), đến ngày 11/11/2019 UBND tỉnh Kon Tum giao đất, cho thuê đất 171,61ha (tăng 25,41ha so với giấy chứng nhận đầu tư) là việc làm tuỳ tiện, thể hiện sự buông lỏng quản lý về quản lý đất đai; đến ngày 1/4/2019 UBND tỉnh Kon Tum mới điều chỉnh chủ trương đầu tư là có dấu hiệu của việc hợp thức hóa việc cho thuê đất vượt nhu cầu của dự án.
Khi lập điều chỉnh quy mô từ 30MW lên 60MW, diện tích đất từ hơn 171,6ha lên hơn 192,1ha chủ đầu tư không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng cơ quan chức năng không có biện pháp xử lý vi phạm. Bên cạnh đó, khi thi công kênh thông hồ chủ đầu tư đã trực tiếp đổ thải tại 2 vị trí thuộc thôn 1 xã Hiếu, huyện Kon Plông không đúng quy định (đổ thải lên đất rừng và nương rẫy của dân).
Ngoài ra, chủ đầu tư còn một số vi phạm như: chiếm dụng đất trái phép để thi công đường dây 22KV từ nhà máy tới đập trên đất rừng chưa chuyển đổi, xây dựng 147 móng trụ khi chưa được thuê đất và cấp phép xây dựng…
Đối với dự án thuỷ điện Thượng Kon Tum do Công ty Cổ phần Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh làm chủ đầu tư (tại xã Đăk Kôi, huyện Kon Rẫy, xã Đăk Tăng, xã Ngọc Tem và xã Măng Cành huyện Kon Plông) có công suất lắp máy là 240MW, tiến độ thực hiện dự án từ năm 2010 – 2014, sau đó được điều chỉnh và dự kiến đến tháng 12/2020 đưa vào hoạt động, diện tích đất dự kiến sử dụng là 801,8ha.
Tuy nhiên, kết quả kiểm tra của Thanh tra Chính phủ cho thấy, trong giai đoạn 2010 – 2020, dự án có 4 lần điều chỉnh chủ trương đầu tư. Theo giấy chứng nhận đầu tư năm 2009, dự án có quy mô sử dụng đất hơn 1.490ha, tổng vốn đầu tư là 5.245 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ 2008 – 2013. Năm 2010, dự án điều chỉnh, công suất lắp máy 220MW, diện tích sử dụng là 801,8ha, tổng mức đầu tư là hơn 5.744 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ 2010 – 2014.
Ngày 6/8/2020, UBND tỉnh Kon Tum quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án với diện tích sử dụng đất là hơn 910ha, tổng vốn đầu tư là hơn 9.428 tỷ đồng, dự kiến đến tháng 12/2020 phát điện thương mại và hoàn thiện các công trình phụ trợ…
Theo Thanh tra Chính phủ, dự án thuỷ điện Thượng Kon Tum đã thực hiện trong thời gian dài từ năm 2009 đến nay, UBND tỉnh Kon Tum có nhiều văn bản cho phép điều chỉnh thực hiện tăng vốn và quy mô sử dụng đất nhưng tiến độ thực hiện dự án vẫn không đảm bảo theo quy định pháp luật.
Hơn nữa, việc UBND tỉnh Kon Tum giao đất, cho thuê đất (đợt 1) với diện tích 112,67ha cho Công ty Cổ phần Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh để xây dựng các hạng mục công trình thuộc dự án thuỷ điện Thượng Kon Tum và quyết định điều chỉnh đầu tư dự án nhưng không yêu cầu chủ đầu tư ký quỹ đảm bảo thực hiện dự án là trái quy định pháp luật. Tổng số tiền ký quỹ mà chủ đầu tư phải nộp là hơn 63 tỷ đồng.
Ngoài ra, UBND tỉnh Kon Tum không yêu cầu chủ đầu tư lập báo cáo đánh giá tác động môi trường khi thay đổi địa điểm thực hiện dự án, tăng diện tích đất đã chiếm dụng trước đó hơn 109ha là trái quy định pháp luật và nghị định Chính phủ; không yêu cầu thu hồi đất đã giao khi hết thời hạn giao đất, không yêu cầu công ty nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa khi chuyển mục đích đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp, gây thất thu ngân sách nhà nước số tiền hơn 4.697 triệu đồng.
Đối với diện tích 501,5ha là đất rừng, trên thực tế đã đưa vào sử dụng vào mục đích khác từ năm 2012 đến năm 2016 nhưng UBND tỉnh Kon Tum buông lỏng quản lý, không ban hành quyết định chuyển mục đích đất rừng sang sử dụng vào mục đích khác là vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004. Công ty Cổ phần Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh chưa được UBND tỉnh cho thuê đất để xây dựng phần ngầm là tuyến đường năng lượng và khu vực vào nhà máy nhưng đã thực hiện triển khai từ năm 2015 là hành vi chiếm đất bị nghiêm cấm theo quy định Luật đất đai năm 2013 nhưng cơ quan chức năng của tỉnh buông lỏng quản lý.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án (quyết định số 1718/QĐ-BTNMT ngày 29/8/2008), với 2 khu vực làm bãi trữ và bãi thải có diện tích 60ha. Tuy nhiên, UBND tỉnh Kon Tum chưa có quyết định cho công ty thuê đất làm bãi thải và bãi trữ, nhưng trong quá trình thực hiện thi công công ty đã tự ý đổ hàng triệu m3 đất, đá thải tại 2 vị trí nằm trong diện tích đất đã được cho thuê nhưng không phải bố trí làm bãi thải và một diện tích đất ngoài diện tích đã cho thuê là trái quy định.
Theo Thanh tra Chính phủ, vi phạm của chủ đầu tư tại dự án thuỷ điện Thượng Kon Tum cần phải được xử lý theo đúng quy định, yêu cầu chủ đầu tư khắc phục hậu quả trả lại hiện trạng sử dụng đất đúng mục đích như ban đầu; trường hợp không khắc phục được hậu quả, Thanh tra Chính phủ sẽ chuyển cơ quan điều tra xử lý vi phạm theo quy định pháp luật.
Liên quan đến dự án thuỷ điện Đăk Psi 6 do Công ty Cổ phần thuỷ điện Đăk Psi 6 làm chủ đầu tư (tại huyện Đăk Hà và huyện Đăk Tô) có tổng mức đầu tư hơn 340,4 tỷ đồng, sau đó điều chỉnh lên hơn 396,1 tỷ đồng; diện tích sử dụng khoảng 64ha.
Qua thanh tra, dự án được cấp quyết định chủ trương đầu tư khi báo cáo đánh giá tác động môi trường chưa được phê duyệt; Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum đã tính thiếu tiền ký quỹ với số tiền 306,4 triệu đồng; dự án khởi công khi chưa được giao đất, chưa hoàn thành chi trả bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Trong quá trình thi công, chủ đầu tư đã san lấp, đổ đất làm thu hẹp lòng sông Đăk Psi, Công ty Cổ phần thuỷ điện Đăk Psi 6 sử dụng 51,7ha trong khi mới được thuê 13,61ha nhưng cơ quan chức năng buông lỏng quản lý, không xử lý hành vi chiếm dụng đất; dự án bị chậm tiến độ.
Thanh tra Chính phủ đề nghị thu 50% tiền ký quỹ theo quy định tương đương số tiền 2.730 triệu đồng về tài khoản tạm giữ của Thanh tra Chính phủ./.
Như Xuân
Cùng chuyên mục
- Tags:
- Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh /
- công ty thuỷ điện thiên tân /
- Đăk Psi 6 /
- thượng Kon Tum /
- huỷ điện Đăk Re /
- dự án thuỷ điện sai phạm /
- Kon Tum /
- dự án thủy điện /
- Thanh tra Chính phủ /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Vụ ‘thao túng’ đấu giá đất ở Sóc Sơn: Xử lý nghiêm minh, đưa niềm tin trở lại
DNTH: Tình trạng thao túng đấu giá đất như ở huyện Sóc Sơn (Hà Nội) vừa qua nếu không được kiểm soát, sẽ là lực cản lớn đối với thị trường bất động sản.
CSGT mở cao điểm, công chức vi phạm nồng độ cồn bị gửi giấy về cơ quan
DNTH: Lực lượng cảnh sát toàn quốc sẽ ra quân cao điểm dịp tết 2025 từ ngày 15.12 tới. Trong cao điểm, lực lượng vũ trang, công chức, viên chức nào vi phạm nồng độ cồn sẽ bị gửi thông báo về cơ quan.
Thu hồi, chấm dứt hoạt động nhiều dự án qui mô tại Kon Tum
DNTH: Ngày 4/12, nguồn tin cho biết, các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum vừa ra quyết định thu hồi, chấm dứt hoạt động 4 dự án quan trọng tại TP. Kon Tum và huyện Kon Plông.
Cẩn trọng bị lừa đảo với dịch vụ cấp đổi hộ chiếu, mua vé ca nhạc trên mạng
DNTH: Sáng 2/12, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cảnh báo lừa đảo liên quan đến dịch vụ cấp đổi hộ chiếu, chiếm đoạt tiền, thông tin cá nhân trên mạng; lừa đảo bán vé xem các chương trình ca nhạc đang thu hút...
Truy tố 10 bị can trong vụ dự án Đại Ninh
DNTH: Viện Kiểm sát nhân dân tối cao vừa ban hành cáo trạng vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” liên quan đến Dự án Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng...
Tiêu hủy hơn 62.000 bao thuốc lá nhập lậu
DNTH: Ngày 27/11, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Tây Ninh (Ban Chỉ đạo 389 tỉnh) tiến hành tiêu hủy 62.188 bao thuốc lá ngoại nhập lậu các loại, do ngành chức năng thu giữ, xử lý tịch thu theo quy định...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...