Nhu cầu cao su thế giới đang hồi phục mạnh mẽ
09:53 | 16/04/2021
DNTH: Cung và cầu cao su đều đang hồi phục nhanh chóng, trong đó cầu hồi phục mạnh mẽ hơn nhiều so với cung, hứa hẹn sẽ thúc đẩy giá cao su thiên nhiên tăng trong thời gian tới.
Theo báo cáo của Hiệp hội các nước Sản xuất Cao su thiên nhiên (ANRPC) công bố hôm 13/4, nguồn cung cao su thiên nhiên tháng 3/2021 ước tính cao hơn 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 910.000 tấn, trong khi đó tiêu thụ cao su trong cùng tháng ước tính tăng 7,4% lên 1,23 triệu tấn.
Tổng thư ký Hiệp hội, R.B Premadasa cho biết các nguyên tắc cơ bản của thị trường cao su thiên nhiên đang rất thuận lợi cho giá tăng lên, kể cả đối với các hợp đồng kỳ hạn tương lai và các hợp đồng hàng thực, ngoại trừ cao su giao dịch trên sàn Thượng Hải.
Mặc dù giá cao su physical có xu hướng giảm trong tháng 3 vừa qua, song giá trung bình trong tháng 3/2021 đã tăng so với tháng 2/2021, với mức tăng dao động từ 21,4% đối với loại STR-20 giao dịch ở Bangkok (Thái Lan), 4,1% đối với loại SMR -20 giao dịch ở Kuala Lumpur (Malaysia), 3,2% đối với loại RSS-3 giao dịch ở Bangkok và 6,7% đối với loại RSS-4 giao dịch ở Kottayam (Ấn Độ).
Trước đó, trong tháng 2/2021, giá cao su cũng tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, theo đó giá tham chiếu trên sàn Osaka (Nhật Bản) tăng lên hơn 160 US cent/kg, cao hơn 22% so với mức trung bình 131 US cent của năm 2020.
Tại Việt Nam, giá mủ cao su hôm 9/4 được các thương lái thu mua dao động trong khoảng 315 – 325 đồng/độ mủ. Giá mủ cao su tại Lộc Ninh (Bình Phước) khoảng 315 – 325 đồng/độ mủ; giá mủ cao su Phú Riềng – Bình Phước dao động từ 315 – 325 đồng/ độ mủ; mủ cao su Đồng Phú – Bình Phước đạt 315 – 325 đồng/ độ mủ.
Với tình hình thuận lợi trong những tháng đầu năm, Ông Lê Văn Vui, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Cao su Bình Long nhận định rằng, giá mủ cao su bình quân trong cả năm nay có thể ở mức 35 triệu đồng/tấn, cao hơn so với dự kiến ban đầu là 33 triệu đồng/tấn.
Theo ông Premadasa, bất chấp những lo ngại về việc số ca nhiễm Covid-19 mới gia tăng ở Ấn Độ và các nước Châu Âu một lần nữa báo động về những tác động tiêu cực từ đại dịch về sức khỏe trên toàn cầu đối với các hoạt động kinh tế, nguy cơ làm chậm lại đà hồi phục trên toàn thế giới, song Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đều điều chỉnh tăng dự báo về tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2021, trong đó Trung Quốc và Mỹ dẫn đầu về đà hồi phục sau khi chìm đắm trong nhiều tháng bởi đại dịch Covid-19.
Cùng quan điểm với ANRPC, hãng sản xuất cao su hàng đầu Thái Lan, Sri Trang Agro-Industry (STA) mới đây cũng dự báo nhu cầu cao su thiên nhiên toàn cầu sẽ hồi phục lên 13,4 triệu tấn trong năm nay, cao hơn 7% so với năm ngoái.
Giám đốc điều hành của Sri Trang, Veerasith Sinchareonkul, cho biết nhu cầu đối với cao su tự nhiên vào năm 2021 có khả năng phục hồi mạnh mẽ khi đại dịch Covid-19 thoái lui. Ông Veerasith cho biết: "Các yếu tố thúc đẩy giá cao su tự nhiên là nền kinh tế nói chung và ngành công nghiệp ô tô ở Trung Quốc đã tăng trưởng mạnh mẽ trở lại. Trung Quốc là một trong những nước tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới. Với nhu cầu sản xuất lốp xe và găng tay cao su tăng mạnh sau đại dịch Covid -19, Sri Trang dự kiến tiêu thụ cao su thiên nhiên của hãng năm nay sẽ tăng trung bình 16% so với năm ngoái.
Trung Quốc liên tiếp phát đi những tín hiệu tích cực về sự hồi phục kinh tế. Theo đó, nhập khẩu hàng hóa các loại, trong đó có cao su, vào Trung Quốc trong tháng 3/2021 đạt mức cao kỷ lục trong vòng 4 năm; xuất hàng hóa từ Trung Quốc trong tháng 3 cũng tăng mạnh, bổ sung động lực hồi phục kinh tế cho quốc gia này và chứng tỏ nhu cầu trên toàn cầu đang tăng lên trong bối cảnh việc tiêm chủng vắc xin có nhiều tiến triển. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, 2 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu cao su tự nhiên và tổng hợp của Trung Quốc đạt 1,08 triệu tấn, trị giá 18,08 tỷ USD, tăng 2,3% về lượng và tăng 13,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Giá dầu thô tăng mạnh trong thời gian qua cũng là cơ sở quan trọng để dự đoán giá cao su sẽ còn tăng tiếp. Tính từ đầu năm 2021 đến nay, giá dầu thô đã tăng gần 30%, hiện dầu Brent đạt khoảng 66 USD/thùng, dầu ngọt nhẹ mỹ (WTI) khoảng 61 USD/thùng, và dự báo sẽ còn tăng do nhu cầu xăng dầu toàn cầu tiếp tục hồi phục. Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) trong báo cáo công bố hôm 13/4 đã đổi ngược đánh giá về triển vọng nhu cầu dầu trong năm 2021 từ việc liên tục hạ mức dự báo ở các báo cáo trước sang nâng mức dự báo về nhu cầu dầu toàn cầu năm 2021 thêm 70.000 thùng/ngày so với dự báo đưa ra hồi tháng 3, theo đó dự đoán nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ tăng thêm 5,95 triệu thùng/ngày trong năm 2021.
Thị trường cao su thế giới khởi sắc giúp xuất khẩu cao su của Việt Nam tăng mạnh. Theo ước tính sơ bộ, xuất khẩu cao su của cả nước trong quý I/2021 đạt khoảng 435 nghìn tấn, trị giá 722 triệu USD, tăng 89,7% về lượng và tăng 116,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu riêng trong tháng 3 ước tính đạt 140 nghìn tấn, trị giá 243 triệu USD, tăng 33,6% về lượng và tăng 40,3% về trị giá so với tháng 2/2021; so với tháng 3/2020 tăng 130,7% về lượng và tăng 178,5% về trị giá; giá xuất khẩu bình quân tăng 5% so với tháng 2/2021 và tăng 20,7% so với tháng 3/2020, lên mức 1.736 USD/tấn.
Xuất khẩu cao su Campuchia quý I cũng tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 45.965 tấn, chủ yếu sang Malaysia, Việt Nam, Singapore và Trung Quốc.
Về triển vọng ngắn hạn, đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp vẫn là trở ngại lớn đối với nhu cầu cao su, nhất là dịch bệnh ở Liên minh Châu Âu, Ấn Độ và Brazil. Bên cạnh đó, giá dầu bấp bênh và những vấn đề thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cũng ảnh hưởng đến tâm lý thị trường. Tuy nhiên, triển vọng kinh tế toàn cầu đang ngày càng sáng lên. Nhà đầu tư trước mắt sẽ theo dõi sát tình hình tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc và Mỹ.
Trong trung hạn, triển vọng thị trường cao su vẫn tích cực do yếu tố cung cầu đang trong xu hướng tái cân bằng dần dần. Tính chu kỳ của thị trường cao su có liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của diện tích cao su, nhất là diện tích cao su trưởng thành. Tổng diện tích cây trưởng thành chiếm giữ ở các Quốc gia Thành viên ANRPC dự kiến sẽ ổn định vào năm 2023 hoặc 2024. Giai đoạn sau năm 2024 dự kiến sẽ chứng kiến sự suy giảm ở diện tích cây trưởng thành (tức là khả năng sản xuất). Điều đó có nghĩa nguồn cung cao su sẽ thu hẹp dần đến năm 2024 và không tăng thêm kể từ 2024 trở đi.
Nguồn cung toàn cầu eo hẹp do sự đình trệ và thu hẹp của các diện tích cao su trưởng thành có thể tiếp tục trong khoảng 8 đến 10 năm, bắt đầu từ khoảng giữa những năm 2020. Nguồn cung thắt chặt trong thời gian dài có thể bắt đầu sớm hơn tùy thuộc vào sự tăng trưởng của nhu cầu toàn cầu về cao su.
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Cùng chuyên mục
- Tags:
- xuất khẩu cao su /
- nhu cầu cao su /
- ANRPC /
- hiệp hội cao su /
- cao su /
- mủ cao su /
- Covid-19 /
- Trung Quốc /
- giá cao su /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Kinh tế Nga cạn kiệt nguồn lực và áp lực từ các lệnh trừng phạt
DNTH: Nền kinh tế Nga đang đối mặt với thách thức chưa từng có khi cạn kiệt nguồn lực, thiếu hụt nhân sự và chịu áp lực từ các lệnh trừng phạt phương Tây. Với lãi suất đạt mức kỷ lục và đồng rúp suy yếu, liệu Nga có thể...
Mỹ đã truy tố tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani vì tội hối lộ như thế nào?
DNTH: Vào tháng 6/2020, một công ty năng lượng tái tạo của tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani đã giành được gói thầu phát triển năng lượng mặt trời lớn nhất từ trước đến nay: hợp đồng cung cấp 8 gigawatt điện cho một công ty điện lực...
Bên trong những lá thư lạnh người của sát nhân Jack the Ripper
DNTH: Trong đợt sát hại nhiều người gây khiếp sợ nước Anh vào mùa thu năm 1888, kẻ sát nhân có biệt danh Jack the Ripper (Jack đồ tể) đã gửi những lá thư lạnh người đến các nhà báo và quan chức, chế giễu họ vì không ngăn được các...
Trung Quốc khoan trúng mỏ vàng 1.000 tấn, trị giá hơn 80 tỷ USD
DNTH: Mỏ vàng khổng lồ được phát hiện ở tỉnh Hồ Nam có trữ lượng ước tính hơn 1.000 tấn, trị giá lên tới 83 tỷ USD.
Lực lượng hùng hậu của Fox News trong nội các Trump 2.0
DNTH: Trong khi Tổng thống Joe Biden tự hào về việc chọn nội các đa dạng nhất trong lịch sử, một nội các mà ông nói là "giống nước Mỹ", thì Tổng thống đắc cử Donald Trump lại đang vận dụng kinh nghiệm trong ngành truyền hình, với...
Thị trường nông sản: Chính sách tăng thuế VAT sẽ ảnh hưởng tới giá gạo ở Indonesia
DNTH: Người đứng đầu Cơ quan Lương thực Quốc gia (Bapanas) của Indonesia, Arief Prasetyo Adi mới đây cho biết chính sách tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) lên 12% vào đầu năm 2025 sẽ gây ra những ảnh hưởng tới giá gạo, bất chấp mặt hàng...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...