Những bài học về quản lý tài chính từ sai lầm của các tỷ phú

20:48 | 19/11/2021

DNTH: Những tỷ phú cũng có thể mắc sai lầm trong quản lý tài chính hoặc đơn giản là họ đã lạm chi, thường xuyên chi tiêu quá đà vào một số khoản không thực sự cần thiết.

Những người giàu có thực sự khác biệt so với những người bình thường có mức thu nhập trung bình? Thực tế, các tỷ phú có thể không cảm thấy gì khi mua một món hàng vài chục USD trên Amazon nhưng họ vẫn có cùng thói quen chi tiêu như chúng ta. Một số chi nhiều tiền để gây ấn tượng với gia đình và bạn bè, trong khi những người khác tiết kiệm hơn để đầu tư, để dành.

Business Insider trao đổi với cố vấn tài chính Mark Scribner, người trợ giúp cho rất nhiều triệu phú triệu USD là CEO hoặc người sáng lập của các doanh nghiệp lớn tại Mỹ. Bản thân Scribner cũng là CEO của công ty quản lý tài sản oXYGen Financial ở Boston và ông đã chia sẻ 4 khoản chi mà các tỷ phú thường chi nhiều nhất để giúp chúng ta học hỏi từ các sai lầm của họ.

Những bài học về quản lý tài chính từ sai lầm của các tỷ phú
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
 

Những khoản chi tiêu bất hợp lý của tỷ phú

1. Du thuyền

Bạn đã bao giờ tiêu tối đa thẻ tín dụng của mình cho một chiếc quần jean hay chiếc váy hàng hiệu mà bạn sẽ chỉ mặc một lần khi tham gia buổi tiệc hoặc để gây ấn tượng với bạn bè hay người yêu chưa? Người giàu cũng phạm sai lầm chi tiêu tương tự, dĩ nhiên là với hàng hóa đắt đỏ hơn như thuyền, du thuyền hạng sang.

Cố vấn Scribner chia sẻ: "Bạn có biết rằng BOAT (thuyền trong tiếng Anh) là từ viết tắt của Break Out Another Thousand dollar không?". Du thuyền nổi tiếng là tốn kém không chỉ khi đặt mua mà còn phải bảo trì thường xuyên với một thủy thủ đoàn làm việc liên tục và thực tế thì phần lớn người giàu vung tiền vào khoản này chỉ để tỏ vẻ xa hoa và gây ấn tượng. "Một số người không bao giờ thực sự bước chân lên du thuyền của họ, thật là lãng phí tiền bạc", ông nói.

2. Xe sang

Tương tự như du thuyền, các tỷ phú có xu hướng mua quá nhiều phương tiện sang trọng mà họ không thực sự sử dụng. Những chiếc xe hạng sang, giới hạn số lượng thực chất chỉ được để trong gara hàng tháng trời cho đến khi được mang ra khoe với bạn bè, gia đình.

Ông Scribner nói: "Phần lớn các phương tiện giao thông đều mất giá ngay khi bạn lái nó đi một thời gian nên tốt hơn hết là bạn nên mua hoặc thuê một chiếc xe hạng sang chỉ để thử tận hưởng nó nếu muốn. Khi cảm giác hồi hộp không còn nữa thì bạn chỉ cần chuyển sang một chiếc xe hạng sang khác, thay vì vay mượn để sở hữu rồi bán với mức giá lỗ quá nhiều".

3. Thuê người giúp việc, đầu bếp cá nhân

Về mặt tâm lý, hầu hết mọi người đều từng có ảo tưởng làm giàu nhanh chóng và chẳng bao giờ phải động tay vào việc nhà nhưng thuê giúp việc, người làm vườn hay bảo mẫu… là một trong những khoản đáng kể khiến các tỷ phú lãng phí phần lớn số tiền họ kiếm được.

Ông gợi ý: “Bạn có thể tiết kiệm một khoản tiền đáng kể bằng cách thuê người giúp việc theo giờ thay vì thuê người giúp việc toàn thời gian”. Thậm chí, đôi khi thuê giúp việc chỉ dọn nhà và nấu ăn còn tốn kém hơn bạn mua, đặt đồ ăn ngoài hoàn toàn.

4. Khao bạn bè, người thân các bữa ăn

Bạn đã bao giờ cảm thấy áp lực khi chọn món cho bữa tối hoặc đồ uống khi đi chơi với bạn bè? Các tỷ phú cũng cảm thấy như vậy. Chuyên gia tài chính Scribner nói rằng thỉnh thoảng chiêu đãi gia đình hay bạn bè một bữa tối sang chảnh thì không có vấn đề gì.

Tuy nhiên, việc trả tiền cho bạn bè mỗi khi đi ăn tối cùng nhau hoặc đi uống nước, đi chơi là một sự lãng phí lớn. Hành động hào phóng này có thể gia tăng tần suất sau khi đã trở thành thói quen và chắc chắn, về lâu dài bạn sẽ trắng tay vì người bình thường không có khối tài sản khủng như các tỷ phú.

Những sai lầm của tỷ phú trong chi tiêu dạy chúng ta cách thiết lập ranh giới vững chắc, bất kể quy mô thu nhập là bao nhiêu. Hãy tỉnh táo, cân nhắc nhiều hơn tới các khoản chi xem nó có thực sự cần thiết và xứng đáng hay không bạn nhé.

Copy Link

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Chân dung bà Nguyễn Đức Thạch Diễm - "bóng hồng" quyền lực Sacombank

DNTH: Từ khi đảm nhiệm vị trí CEO Sacombank, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm đã dẫn dắt ngân hàng vượt qua giai đoạn khó khăn. Dưới sự lãnh đạo của bà, Sacombank ghi nhận kết quả kinh doanh không ngừng tăng trưởng.

Doanh nhân Việt và khát vọng Việt Nam hùng cường

DNTH: Vào dịp ngày doanh nhân Việt Nam (13/10) năm nay, cộng đồng doanh nhân đón tin vui khi Tiến sĩ, tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo cùng hai nữ doanh nhân khác được Tạp chí uy tín Fortune (Mỹ) vinh danh trong danh sách “Những người phụ nữ...

Doanh nghiệp, doanh nhân tiên phong phát triển cùng đất nước

DNTH: Trong suốt chặng đường vừa qua, doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam luôn tiên phong phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích của quốc gia, vì sự hùng cường thịnh vượng của đất nước và vì hạnh phúc của nhân dân.

Gia Lai tôn vinh nhiều thành viên Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh

DNTH: Chiều 11/10, tại TP. Pleiku, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Gia Lai tổ chức kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024). Ông Nguyễn Tuấn Anh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai tham dự chương...

Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10: Gia tăng 'đàn sếu' cho nền kinh tế

DNTH: Việt Nam hiện có hơn 930.000 doanh nghiệp đang hoạt động; trong đó, khoảng 97% là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Những đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp cũng vô cùng lớn.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt các doanh nhân tiêu biểu

DNTH: Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), chiều 11/10/2024, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt Đoàn đại biểu doanh nhân tiêu biểu của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hội Doanh nghiệp...

XEM THÊM TIN