Những điều thú vị đằng sau mức lợi nhuận nghìn tỷ của các công ty chứng khoán top đầu

18:58 | 19/11/2021

DNTH: Cùng với mức gia tăng của lợi nhuận, sự quan tâm của giới đầu tư đến nhóm cổ phiếu chứng khoán ngày càng cao, kéo theo diễn biến giá cổ phiếu nhóm CTCK đồng loạt ghi nhận đà tăng mạnh mẽ. Tuy nhiên, liệu các con số lợi nhuận báo cáo có phản ảnh đầy đủ mức lợi nhuận của CTCK?

Những điều thú vị đằng sau mức lợi nhuận nghìn tỷ của các công ty chứng khoán top đầu
Những điều thú vị đằng sau mức lợi nhuận nghìn tỷ của các công ty chứng khoán top đầu

Sự bùng nổ của TTCK kéo theo mức lợi nhuận của nhóm CTCK tăng vọt

Trong suốt 9 tháng qua, hoạt động giao dịch sôi nổi của nhà đầu tư trong nước là động lực chính duy trì dòng tiền vào TTCK đang ở ngưỡng cao nhất trong lịch sử 21 năm của chứng khoán Việt Nam, đồng thời đẩy chỉ số VN-Index liên tiếp phá đỉnh. Cùng với sự sôi động của TTCK, kết quả kinh doanh của các CTCK cũng ghi nhận mức cao nhất trong lịch sử. Chỉ trong 9T/2021, top 6 CTCK bao gồm SSI, HSC, VPS, VND, VCSC và TCBS đều ghi nhận mức LNTT cao hơn cả mức LNTT thực hiện của cả năm 2020.

Những điều thú vị đằng sau mức lợi nhuận nghìn tỷ của các công ty chứng khoán top đầu ảnh 1
Biểu đồ 1: Lợi nhuận trước thuế (LNTT) báo cáo qua các năm của top 6 CTCK (tỷ đồng). Nguồn: BCTC của các CTCK
 

Lợi nhuận báo cáo chưa phản ảnh hết mức lợi nhuận thực tế của các CTCK

Nhìn vào biểu đồ 1 có thể nhận thấy dựa vào LNTT báo cáo của các CTCK, quán quân lợi nhuận trong 9T/2021 là TCBS với 2.847 tỷ LNTT, theo sau là SSI với 2.112 tỷ LNTT, xếp thứ ba là VND với 1.937 tỷ LNTT, tiếp theo là VCSC với 1.267 tỷ, HSC với 1.151 tỷ, và VPS với 751 tỷ. Tuy nhiên, LNTT báo cáo của CTCK phụ thuộc vào cách hạch toán lợi nhuận của từng CTCK, đặc biệt là ở các khoản lợi nhuận đến từ mảng đầu tư. Do đó, nếu nhìn cận cảnh hơn vào báo cáo tài chính và danh mục đầu tư của các CTCK, nhà đầu tư có thể nhận ra nhiều điều thú vị phía sau các số liệu thống kê.

Những điều thú vị đằng sau mức lợi nhuận nghìn tỷ của các công ty chứng khoán top đầu ảnh 2
Biểu đồ 2: Lợi nhuận trước thuế (LNTT) báo cáo và LNTT điều chỉnh trong 9T/2021 (tỷ đồng) của top 6 CTCK. Nguồn: BCTC của các CTCK
 

Phân tích kỹ hơn vào báo cáo tài chính của top 6 CTCK cho thấy, VCSC có một khoản lợi nhuận đáng kể đến từ việc đánh đánh giá lại các tài sản đầu tư định kỳ hằng quý. Phần lợi nhuận này tại thời điểm cuối quý 3/2021 lên tới 1.529 tỷ, tăng hơn 3.6 lần so với mức 427 tỷ tại đầu năm 2021. Theo như công bố KQKD của VCSC, hiện nay VCSC theo đuổi chính sách kế toán thận trọng, do đó một số các khoản đầu tư lớn của công ty được ghi nhận vào mục tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS). Theo đó, chênh lệch nếu có giữa giá vốn đầu tư và giá thị trường sẽ được ghi vào vốn chủ sở hữu chứ không ghi thẳng vào thu nhập kinh doanh ở hạng mục tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (FVTPL) như đa số các CTCK khác.

Mục tiêu của cách ghi nhận này là nhằm tránh áp lực lợi nhuận trong ngắn hạn để theo đuổi những khoản đầu tư trong dài hạn và tối đa hóa lợi ích cho cổ đông. Do vậy có thể nói, lợi nhuận thực tế trong 9T/2021 của VCSC lớn hơn gấp đôi so với mức LNTT báo cáo, như thể hiện trong Biểu đồ 2, và chỉ khi nào VCSC hiện thực hóa phần lợi nhuận từ chênh lệch khi đánh giá lại tài sản thông qua thoái vốn thì thu nhập thực tế từ khoản lãi phát sinh mới được ghi nhận.

Theo báo cáo tài chính của VCSC, phần lợi nhuận từ đánh giá lại tài sản này trong 9T/2021 được đóng góp chủ yếu từ khoản đầu tư vào Công ty cổ phần Sữa quốc tế (IDP), với chênh lệch tăng tại cuối quý 3/2021 so với đầu năm 2021 lên tới 922 tỷ. Ngoài ra, còn có sự đóng góp từ một số khoản đầu từ khác như MWG (chênh lệch tăng 256 tỷ trong 9T/2021), HDG (chênh lệch tăng 246 tỷ trong 9T/2021), và một số khoản đầu tư khác bao gồm cả đã niêm yết và chưa niêm yết lên tới trên 400 tỷ.

Ngoài VCSC, trong top 6 CTCK không còn CTCK nào có cách ghi nhận tương tự do đặc thù mô hình kinh doanh của từng công ty. Do đó, nếu tính theo LNTT đã cộng thêm phần lợi nhuận từ đánh giá lại các tài sản đầu tư, thứ hạng lợi nhuận của các CTCK trong 9T/2021 có sự thay đổi, với TCBS tiếp tục giữ vị trí quán quân, trong khi VCSC vượt lên đứng thứ hai với tổng LNTT sau điều chỉnh đạt 2.796 tỷ.

Thị phần có đi đôi với lợi nhuận?

Theo công bố của HOSE, trong 9T/2021, VPS, SSI, và VND tương ứng chiếm 16,5%, 11,6% và 7,7% thị phần môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ tại sàn này. Tuy nhiên, nếu dựa vào biểu đồ 2 và biểu đồ 3, có thể nhận thấy thị phần môi giới của một CTCK không hẳn quyết đinh lợi nhuận to hay nhỏ, cũng như không hẳn quyết định khả năng sinh lời của cao hay thấp. Trong khi đó, mô hình hoạt động và chiến lược kinh doanh mới là các yếu quan trọng quyết định khả năng sinh lời của một CTCK.

Tuy nhiên, hiện chỉ có hoạt động cho vay margin và đặc biệt là hoạt động môi giới là được công khai về số liệu và thị phần định kỳ, do đó vấn đề thị phần môi giới của CTCK được đề cập thường xuyên hơn và nhận được chú ý nhiều nhất của nhà đầu tư, vì vậy có thể sẽ tạo ra cảm giác đó là hoạt động nổi bật hoặc toàn bộ hoạt động của các CTCK.

Những điều thú vị đằng sau mức lợi nhuận nghìn tỷ của các công ty chứng khoán top đầu ảnh 3
Biểu đồ 3: Thị phần môi giới HOSE trong quý 3/2021 và ROE trong 9T/2021 của top 6 CTCK. Nguồn: BCTC của các CTCK
 

Biểu đồ 3 thể hiện thị phần môi giới HOSE trong quý 3/2021 cùng với tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) của top 6 CTCK. Có thể dễ dàng nhận thấy, hai CTCK dẫn đầu về mức lợi nhuận như phân tích ở trên là TCBS và VCSC đều không phải là các CTCK có thị phần môi giới lớn nhất.

Thay vì tham gia vào cuộc đua thị phần, vốn đòi hỏi chi phí vận hành cao và môi trường cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt, TCBS và VCSC đều theo đuổi các chiến lược kinh doanh riêng nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh khác biệt so với các đối thủ.

Trong khi TCBS tập trung theo đuổi và ghi nhận thành công từ mảng tư vấn phát hành trái phiếu doanh nghiệp, VCSC ghi dấu ấn trên thị trường với vị thế dẫn đầu trong mảng ngân hàng đầu tư và đầu tư. Điềm chung của các nghiệp vụ này là đều có khả năng sinh lời cao, mang tính bền vững hơn, và có rào cản gia nhập ngành lớn hơn rất nhiều so với hoạt động môi giới truyền thống và cho vay margin. Nhờ đó mà ngay cả trong điều kiện cạnh tranh khắc nghiệt giữa các CTCK về hoạt động môi giới, TCBS và VCSC vẫn liên tục ghi nhận tỷ suất sinh lời và mức lợi nhuận ấn tượng so với các đối thủ.

Copy Link

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hơn 218.500 doanh nghiệp thành lập mới, quay lại hoạt động trong 11 tháng

DNTH: Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, Tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong 11 tháng năm 2024 đạt hơn 218.000 doanh nghiệp, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2023. Trong khi số doanh nghiệp rút lui khỏi...

Ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý và vận hành khu công nghiệp

DNTH: Nhiều năm kinh nghiệm đầu tư, quản lý vận hành khu công nghiệp, ROX Group (tiền thân là Tập đoàn TNG Holdings Vietnam) đã tiên phong phát triển các giải pháp “xanh”, hướng đến phát triển bền vững.

The Sonata: Sống tận hưởng tại “tọa độ quốc tế” bên sông Hàn

DNTH: Là khu thấp tầng hiếm hoi kề sông Hàn, The Sonata thuộc quần thể Sun Symphony Residence với những tiện ích sống chuẩn “hội nhập” hứa hẹn quy tụ cộng đồng cư dân tinh hoa, tạo nên giá trị thương mại sôi động, nhịp sống phồn...

Đồng Nai: Vi phạm môi trường, Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam bị xử phạt 790 triệu đồng

DNTH: UBND tỉnh Đồng Nai đã quyết định xử phạt hành chính 790 triệu đồng đối với Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam do vi phạm trong lĩnh vực môi trường.

BCG Energy - 'quân bài' chiến lược trong phát triển bền vững của Bamboo Capital

Trước thách thức của biến đổi khí hậu, Bamboo Capital tiên phong đầu tư vào năng lượng tái tạo thông qua BCG Energy, với mục tiêu dẫn đầu xu hướng năng lượng sạch và góp phần vào tương lai bền vững của Việt Nam.

Chỉ số PMI chững lại do ảnh hưởng của hoạt động xuất khẩu

DNTH: Ngành sản xuất của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng trong tháng 11/2024, tuy nhiên các điều kiện kinh doanh tổng thể cải thiện ở mức độ thấp hơn so với tháng trước đó. Sản lượng và số đơn đặt hàng mới đã tăng chậm lại và...

XEM THÊM TIN