Những đóng góp của ngành Công thương trong mô hình xã hội XHCN cho đến toàn cầu hóa hội nhập quốc tế
13:29 | 23/01/2023
DNTH: Ngành Công thương không chỉ đóng góp đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế lớn trong khu vực mà còn như một gương mặt chính trị, văn minh Việt Nam trong hội nhập.
Ngành Công thương ra đời khá sớm. Còn nhớ, ngày 28/8/1945 (tức 4 ngày) trước khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập chính thức khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - ngày 2/9/1945, trong cơ cấu Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã có Bộ Kinh tế Quốc gia, đây là tiền thân của Bộ Công thương.
Bộ Công thương chính thức ra đời vào ngày ngày 14/5/1951. Đây là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 21-SL đổi tên Bộ Kinh tế thành Bộ Công thương. Qua nhiều lần sát nhập - chia tách, cho đến ngày 31 tháng 7 năm 2007, Quốc hội Khóa XII thông qua Nghị quyết số 01/2007/NQ-QH12 hợp nhất Bộ Công nghiệp và Bộ thương mại thành Bộ Công thương hiện nay. Ngày 02 tháng 10 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1418/QĐ-TTg lấy ngày 14 tháng 5 hàng năm là “Ngày truyền thống của ngành Công thương Việt Nam”.

Trải qua trên 70 năm (1945 - 2022) bộ Công thương đã trải qua nhiều mô hình xã hội: Mô hình “Dân chủ cộng hòa” ra đời sau cuộc Cách mạng tháng Tám, 1945 giải phóng dân tộc. Tiếp đó trong bối cảnh đất nước bị chia cắt làm hai miền, ở miền Bắc, Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam xây dựng Nhà nước theo mô hình (cũ) chủ nghĩa xã hội. Trong thời kỳ kháng chiến và mô hình cũ của chủ nghĩa xã hội, Bộ Công thương đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm công bằng trong phân phối.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “không sợ thiếu, chỉ sợ phân phối không công bằng”… ở thời kỳ đó, Nhân dân ta luôn giương cao khẩu hiệu: “tất cả cho tiền tuyến”, “Tất cả vì thống nhất Tổ quốc”. Ngành thương mại đã đảm đương tốt chức năng là người “nội trợ của xã hội”. Còn nhớ trong thời kỳ chiến tranh, Việt Nam đã tạo dựng mạng lưới mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán rộng khắp - từ thành thị đến nông thôn, từ hậu phương đến tiền tuyến. Nhiều cán bộ, công nhân viên của ngành đã anh dũng hy sinh cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng tổ quốc trong khi làm nhiệm vụ - góp phần cùng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta làm nên những chiến thắng vĩ đại, thống nhất đất nước, 1975.
Tuy nhiên trong mô hình cũ của chủ nghĩa xã hội - mô hình kinh tế kế hoạch hóa - tập trung quan liêu bao cấp đã bộc lộ những mặt hạn chế nói chung, trong đó có ngành Công thương. Còn nhớ thời kỳ đó, ngành thương mại được xem là ngành quan trọng bậc nhất, các cô mậu dịch viên - nhất là bán lương thực, thực phẩm được xem là “người đẹp nhất” trong mắt các chàng trai. Nỗi buồn lớn nhất là của một người thời kỳ đó là “mất sổ gạo”. Thời kỳ đó có câu: "mặt buồn như mất sổ gạo”. Tuy nhiên không phủ nhận mô hình kinh tế tập trung, bao cấp trong đó có ngành Công thương đã có những đóng góp to lớn trong công cuộc kháng chiến và xây dựng đất nước.
Trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành Công thương đã giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Trong hơn 30 năm đổi mới, ngành Công thương đã nỗ lực phấn đấu đạt được những thành tựu quan trọng. Nhiều công trình công nghiệp quy mô lớn, công nghệ hiện đại đã được xây dựng và đưa vào hoạt động từ bàn tay, khối óc của cán bộ, viên chức và công nhân của ngành Công thương. Chẳng hạn như nhà máy thủy điện Sơn La, Hòa Bình, các Trung tâm điện lực, như Nhà máy lọc dầu Dung Quất…
Trên lĩnh vực thương mại, vượt qua nhiều rào cản, thách thức ngành Công thương đã góp phần chủ yếu đưa Việt Nam đã trở thành một thị trường lớn cả về xuất khẩu và nhập khẩu trong khu vực. Tính đến tháng 11 năm 2022, tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu hàng hóa ước đạt 673,82 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước, vượt kết quả năm 2021 (668,5 tỷ USD). Trong đó, xuất khẩu ước đạt 342,21 tỷ USD tăng 13,4%; nhập khẩu ước đạt 331,61 tỷ USD, tăng 10,1%. Với những đóng góp to lớn trong suốt quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Bộ Công nghiệp, Bộ Thương mại trước đây, nay là Bộ Công thương đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng; Huân chương Độc lập hạng Nhất.

Công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trên lĩnh vực thương mại được triển khai toàn diện, trên nhiều lĩnh vực, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam cũng như góp phần nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Hoạt động thương mại và dịch vụ không ngừng phát triển, mạng lưới phân phối ngày càng được mở rộng, tạo “kênh” lưu thông hàng hóa từ miền núi đến hải đảo, nhiều mô hình phân phối văn minh, hiện đại - thương mại điện tử (mua bán hàng dựa trên internet, mạng xã hội) được triển khai rộng khắp phụ vụ cho nhà sản xuất và người tiêu dùng.
Ngày nay, một người mua hàng ở Hà Nội có thể lựa chọn hàng hóa và mua hàng ở Thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại… tất nhiên, mọi người trên tất cả các vùng miền đều có thể mua bán hàng như vậy. Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng đứng trước nhiều khó khăn… bởi người ta không thể trực tiếp xem, tiếp xúc với hàng hóa. Điều này chỉ có thể được giải quyết bằng nhiều biện pháp. Chẳng hạn như trách nhiệm quản lý của các cơ quan chức năng đối với người sản xuất, người bán và khả năng xem xét lựa chọn của người mua. Ở đây vai trò trách nhiệm, đạo đức của người mua, kẻ bán là quyết định.
Về thương mại quốc tế, Việt Nam ngày nay đã có quan hệ hệ bình thường với hầu hết các quốc gia, vùng lãnh thổ. Không chỉ có quan hệ với các quốc gia xã hội chủ nghĩa (trong thời kỳ chiến tranh lạnh), như Trung Quốc, Nga, Cu Ba… mà còn có quan hệ với nhiều nước ở tất cả các châu lục...
Du lịch đã và đang là một “mặt hàng” đắt khách của Việt Nam. Với chiều dài đất nước 1650 km, tương đương với 150 vĩ tuyến. Chiều dài đường biên giới trên đất liền là 4.639 km; đường bờ biển: 3.260 km (không tính các đảo) - đây là các địa điểm có phong cảng đẹp, đang thu hút khách quốc tế. Nói đến du lịch Việt Nam, người nước ngoài thừng nói đến món ăn được chế biến trực tiếp từ các sản phẩm tươi sống, giá rẻ và sự thân thiện của con người.
Khác với người nước ngoài, sự thân thiện của người Việt Nam được thể hiện ngay trong đời thường. Khi gặp ánh mắt của một người (không chỉ là người quen) mà là một người chưa từng quen biết… người Việt Nam thường nở một nụ cười. Nếu bạn gặp nguy hiểm, hoạn nạn,… người Việt Nam sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ. Còn nhớ một người Anh đến công tác ở Thành phố Hồ Chí Minh mắc bệnh Covid-19, anh đã được người dân, các thày thuốc cứu chữa tận tình. Khi về nước, trả lời câu hỏi: thời gian ở Việt Nam, mắc Covid ông thấy nào? Ông ấy đã trả lời ngắn gọn: “nếu không phải là Việt Nam tôi đã chết”.
Trở lại chủ đề: những đóng góp to lớn của ngành Công thương trong các mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa… có thể nói: ngành Công thương ngày nay không chỉ đóng góp to lớn trên lĩnh vực kinh tế - đưa Việt Nam trở thành một nền kinh tế lớn trong khu vực mà còn như một gương mặt chính trị, văn hóa, văn minh Việt Nam trong thời đại toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế./.

Thị trường tiềm năng xuất khẩu viên nén gỗ của doanh nghiệp Việt Nam lớn như thế nào?
DNTH: Ông Olaf Naehrig, kỹ sư trưởng Tập đoàn KAHL: Ngành viên nén Việt Nam cần thúc đẩy mở cửa thị trường tại Châu Âu. Bởi vì đây mới là khu vực tiêu thụ nhiều viên nén nhất trên thế giới.

'Sự thật Việt Nam đã thành nước Tự do, Độc lập'
DNTH: Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố trước quốc dân, đồng bào và toàn thế giới ngày 2/9/1945 đã khẳng định Việt Nam là một quốc gia tự do, độc lập. Ở đó người dân có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu...

Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Những điểm nhấn trên thị trường vốn
DNTH: Tháng 8/2024, kinh tế Việt Nam tiếp tục đón nhận nhiều đánh giá tích cực. Ngân hàng Thế giới (WB) đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2024 lên 6,1% từ mức 5,5% trước đó. Tăng trưởng trong hai năm 2025 và 2026...

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của độc lập, tinh thần dân tộc, lòng yêu nước và ý chí kiên cường
DNTH: "Đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung, cộng đồng người Việt Nam ở Trung Quốc nói riêng, Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là biểu tượng của độc lập, của tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước, ý chí bất...

Những quy định mới trong kinh doanh bất động sản
DNTH: Cả 3 bộ luật có ảnh hưởng trực tiếp đến ngành bất động sản (Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 và Luật Đất đai 2024) đã có hiệu lực góp phần quan trọng, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, giúp thị trường...

Doanh nghiệp xuất khẩu cần lưu ý gì trong vụ kiện phòng vệ thương mại?
DNTH: Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ngày càng đối mặt với nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) mới từ các quốc gia nhập khẩu, đòi hỏi cần có những biện pháp ứng phó kịp thời. Phóng viên báo Tin tức đã trao đổi với...
Đô thị cuộc sống
-
Từ ngày 20/5 người dân Hà Nội có thể thực hiện trực tuyến một số thủ tục về đất đai
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Pearl Residence hợp tác với Savills Việt Nam giúp nâng tầm chuẩn sống nơi trung tâm đô thị biển Cửa Lò
-
Cầu Tứ Liên: Biểu tượng mới cho hành lang phát triển phía Bắc Thủ đô
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
Sống khỏe
-
Ưu đãi đặc quyền chào đón dịp cao điểm nghỉ hè 2025 tại quần thể nghỉ dưỡng và thể thao Ruby Tree Golf Villas
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...