Những kỹ năng cần thiết giúp học sinh tránh xa hiểm họa ma túy

09:36 | 06/07/2021

DNTH: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi sử dụng ma túy ở độ tuổi học trò, trong đó có việc các em chưa được trang bị đầy đủ những kiến thức và kỹ năng cần thiết. Thậm chí hiện nay hầu hết học sinh đều hiểu sai khái niệm về ma túy.

Trong một khảo sát có tên “Nghiên cứu Thực trạng nhận thức của học sinh – sinh viên về ma túy” được Viện Nghiên cứu tâm lý người sử dụng ma túy (PSD) thực hiện cách đây chưa lâu, một con số đưa ra khiến nhiều người bất ngờ. Theo đó, có đến 43,9% số học sinh tham gia khảo sát cho rằng bản thân không biết gì về dấu hiệu nhận biết người nghiện ma túy, gần 40% khẳng định rằng mình chưa biết đến những kỹ năng cần thiết để phòng, tránh ma túy.

Qua khảo sát cụ thể hơn, có tới 75,9% học sinh không hiểu biết đúng về khái niệm ma túy. Nhận thức của học sinh về khả năng gây nghiện của các chất ma túy tổng hợp và một số chất khác như shisha, bóng cười cũng được rất ít học sinh nắm bắt đúng, đầy đủ, chỉ có 56,4% cho rằng ma túy là chất có thể gây nghiện, đối với bóng cười, tỉ lệ này là 15,7%; keo chó là 19,7%.

Bên cạnh đó, cũng có đến 84,0% các bậc phụ huynh mong muốn con được tham gia đào tạo về “Kỹ năng ứng phó với tình huống nguy cơ dẫn đến hành vi sử dụng ma túy” và “Kỹ năng nhận biết được sự nguy hiểm của ma túy” cũng được phụ huynh đánh giá cao, cần có chương trình đào tạo, chiếm đến 80,2%.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi sử dụng ma túy ở độ tuổi học trò. Có những nguyên nhân xuất phát từ bên ngoài, do tác động tiêu cực từ môi trường sống, hoặc từ những đối tượng khác và có cả nguyên nhân từ chính bản thân các em học sinh.

z2594889240792_e4fc7357b7245bd4cd3b666dff78c582
Viện Nghiên cứu Tâm lý người sử dụng ma túy PSD vừa biên soạn và xuất bản Bộ tài liệu “Kỹ năng phòng, chống ma túy”

Hiện nay, ma túy được “ngụy trang” bằng nhiều cách tinh vi như cho vào thức ăn, đồ uống… làm các em học sinh khó nhận biết để đề phòng. Ngoài ra những kẻ buôn bán cũng rất nhiều thủ đoạn. Chúng lợi dụng những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, cuộc sống không hạnh phúc, có tâm lý chán nản để dụ dỗ, lôi kéo. Lứa tuổi học sinh là tuổi đang trưởng thành, ham học hỏi nhưng chưa chín chắn, ít kinh nghiệm sống nhưng lại thích thể hiện mình, khám phá cái mới và đó là “kẽ hở” để bọn tội phạm lợi dụng lôi kéo…

Trong cuốn sách “Kỹ năng phòng, chống ma túy” dành cho học sinh THCS mà Viện PSD biên soạn đã đưa ra 5 nguyên tắc cơ bản khi gặp tình huống nguy cơ.

Nguyên tắc số 1 - Ngón tay cái - Bình tĩnh: Trong bất cứ hoàn cảnh nào các em cần bình tĩnh. Khi mất bình tĩnh các em sẽ khó phân tích được tình huống mình đang gặp phải, không lựa chọn được giải pháp phù hợp và an toàn. Không bình tĩnh, các em càng dễ bị kẻ xấu uy hiếp, đe dọa…

Nguyên tắc 2 - Ngón tay trỏ - Từ chối, bỏ đi: Việc từ chối bỏ đi cần khéo léo và dứt khoát. Việc bỏ đi dứt khoát cho thấy các em mạnh mẽ, ý thức làm chủ bản thân tốt và khiến kẻ xấu e ngại.

Nguyên tắc 3 – Ngón tay giữa – Thông báo ngay cho người thân, người lớn mà em tin tưởng: Việc nhờ người lớn giúp đỡ thể hiện sự thông minh. Với những tình huống vượt ngoài khả năng giải quyết của các em, thì việc tìm kiếm sự giúp đỡ sẽ giảm thiểu những hậu quả có thể xảy ra.

Nguyên tắc 4 – Ngón áp út – Di chuyển đến nơi đông người, an toàn: Những kẻ xấu luôn sợ người khác phát hiện. Vì thế khi cảm thấy bị đe dọa, không an toàn các em hãy di chuyển đến nơi đông người, nơi đó sẽ an toàn.

Nguyên tắc 5 – Ngón út – Liên lạc điện thoại khẩn cấp để nhờ sự giúp đỡ (113,115,111): Khi gặp tình huống nguy hiểm, các em có thể gọi cầu cứu sự trợ giúp từ số điện thoại 113 là số của cảnh sát, hoặc 115 là đường dây nóng của bệnh viện, 111 là đường dây nóng của Quốc gia về bảo vệ trẻ em.

Đối với lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi có nguy cơ cao nhất, các em cần có lối sống lành mạnh, sống có trách nhiệm giúp bản thân hứng khởi, có động lực, nghị lực sống sẽ giúp các em phòng ngừa được nguy cơ bị ma túy tác động.

Ngoài ra học sinh cũng cần trang bị kỹ năng tự nhận thức bản thân trong phòng, chống ma túy. Các em cần hiểu rõ chính xác về bản thân mình, biết mình cần gì, muốn gì, những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, nhận thức được tư duy, niềm tin, cảm xúc của bản thân và những động lực thúc đẩy bạn.

Kỹ năng này giúp bạn hiểu về người khác, cách họ suy nghĩ về bạn và thái độ, cách phản ứng của bạn. Khi có khả năng nhận thức bản thân, bạn sẽ có cách giải thích các vấn đề thật thấu đáo như ma túy có nguy hiểm, gây ra những tác hại cho bạn hay không? Phòng chống ma túy có cần thiết không?...

Bạn cũng cần có kỹ năng ứng phó với ma túy, đó là khả năng nhận diện và phân tích được các tình huống có nguy cơ và hậu quả của hành vi, từ đó có thể có được những quyết định phù hợp và thực hiện các quyết định đó giúp bạn phòng, chống ma túy.

Kỹ năng quản lý cảm xúc cũng vô cùng quan trọng. Điều đó sẽ giúp bạn không bị lôi kéo vào những thói hư, tật xấu. Bạn sẽ tránh được tính cách bốc đồng, a dua, đua đòi và hướng đến những hành vi lành mạnh, một tâm trí khỏe mạnh và nhân cách tốt đẹp…

Bạn cũng có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân, thầy cô, bạn bè và những người xung quanh nhằm giúp bạn có khả năng thoát khỏi hoặc phòng, chống lại ma túy. Bạn đang sống trong một cộng đồng xã hội, bạn cũng chưa đủ trưởng thành để nhận thức hết mọi vấn đề, đặc biệt là tội phạm ma túy. Cách tốt nhất là tham khảo và tìm sự giúp đỡ từ những người xung quanh để bạn có được một cái nhìn tổng thể, từ đó bạn sẽ có được hành động đúng đắn nhất.

Viện Nghiên cứu Tâm lý người sử dụng ma túy PSD vừa biên soạn và xuất bản Bộ tài liệu “Kỹ năng phòng, chống ma túy”. Bộ tài liệu gồm 4 cuốn: Kỹ năng phòng, chống ma túy dành cho học sinh Trung học cơ sở. Kỹ năng phòng, chống ma túy dành cho học sinh Trung học phổ thông. Kỹ năng phòng, chống ma túy dành cho cha mẹ học sinh. Kỹ năng phòng, chống ma túy dành cho giáo viên và cán bộ quản lý.

Đây là bộ tài liệu vô cùng quý báu trang bị kiến thức cơ bản và nâng cao về ma túy, cách thức nhận biết các chất ma túy, dấu hiệu nhận biết người sử dụng ma túy đồng thời trang bị kỹ năng ứng phó với những tình huống nguy cơ liên quan đến hành vi sử dụng ma túy cho học sinh, cha mẹ học sinh và giáo viên, cán bộ quản lý.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá

DNTH: Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ những người chưa bao giờ hút thuốc được chẩn đoán mắc ung thư phổi đang gia tăng.

"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết

DNTH: Kỳ nghỉ Tết kéo dài kèm theo đó là sự xáo trộn trong sinh hoạt cũng như ăn uống, nghỉ ngơi dễ khiến nhiều người gặp phải tình trạng mệt mỏi, uể oải và rất khó tập trung khi trở lại công việc. Vậy làm thế nào để có một...

Giá trị sống từ không gian xanh

DNTH: Các không gian xanh, rực rỡ muôn sắc hoa, công viên, hồ nước… cùng những tòa chung cư hiện đại, đầy đủ tiện ích, kết nối đồng bộ đã tạo nên một nơi chốn đi về bình yên.

Lý do nên vắt chanh vào chảo dầu khi chiên rán

DNTH: Nhiều người làm bếp giỏi thường vắt chanh vào chảo dầu khi chiên rán, bạn có biết vì sao họ làm như vậy?

Liên tiếp các ca biến chứng do làm đẹp cấp tốc đón Tết

DNTH: Cận Tết, nhu cầu làm đẹp tăng vọt, nhưng không ít trường hợp vì lựa chọn sai cơ sở làm đẹp hoặc tin vào các liệu trình "cấp tốc" đã phải gánh chịu những hậu quả đáng tiếc.

Gia tăng số người tiêm vắc xin tại Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai

DNTH: Có mặt tại Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai (HVGL) trong những ngày này, dễ dàng nhận thấy số lượng người đến tiêm vắc xin ngày càng tăng, đặc biệt vắc xin phòng bệnh cúm.

XEM THÊM TIN