Những ông chủ của dự án The Diamond Park Mê Linh

06:04 | 06/01/2019

DNTH: Công ty CP Tập đoàn VIDEC là chủ đầu tư dự án Khu nhà ở cho người thu nhập thấp (The Diamond Park) tại huyện Mê Linh vừa bị Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thanh tra toàn diện do nhiều cơ quan báo chí thông tin chủ đầu tư đã “cắt xén” nhà ở xã hội để xây biệt thự, nhà liền kề.

Phối cảnh dự án The Diamond Park/ Ảnh: videc.com.vn

Phối cảnh dự án The Diamond Park/ Ảnh: videc.com.vn

Sở báo cáo về dự án

Gần đây, nhiều cơ quan báo chí thông tin Dự án The Diamond Park được phê duyệt là nhà ở xã hội, dành cho người thu nhập thấp nhưng chủ đầu tư đã “cắt xén” xây biệt thự, nhà liền kề để bán.

Thực hiện chỉ đạo của Bí thư Thành ủy Hà Nội ( Văn bản 2457-CV/VPTU ngày 15/6/2018), Văn phòng UBND TP Hà Nội (Văn bản 4823/VP-ĐT ngày 27/6/2018), Sở Xây dựng Hà Nội đã phải kiểm tra, xử lý giải quyết vụ việc theo phản ánh của báo chí.

Ngày 11/7/2018, Sở Xây dựng Hà Nội đã chính thức có văn bản gửi ông Hoàng Trung Hải - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí Thư Thành Ủy Hà Nội và UBND TP Hà Nội báo cáo về việc này.

Văn bản của Sở Xây dựng Hà Nội nêu rõ rằng: “theo báo cáo của Công ty CP Tập đoàn VIDEC tại Văn bản số 184/CV-ĐTDA ngày 3/7/2018” để báo cáo về các vấn đề như: Hồ sơ pháp lý của dự án, quy mô dự án, tình hình triển khai dự án.

Cụ thể về quy mô dự án, ngày 11/7/2008 UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định 2365/QĐ-UBND về quy hoạch chi tiết 1/500 dự án The Diamond Park. Theo đó tên dự án là Khu nhà ở cho người thu nhập thấp.

Quy mô dự án khoảng 144.490m2, trong đó đất nhà ở với diện tích 50.005,5m2 gồm: đất ở biệt thự khoảng 21.634m2, đất xây dựng nhà ở liền kề khoảng 13.824,5m2, đất xây dựng nhà ở chung cư khoảng 14.546m2 (để xây dựng nhà ở thu nhập thấp).

Ngày 15/3/2017, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định 1739/QĐ-UBND về việc phê duyệt đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của dự án. Theo đó, quy mô dự án lúc này là 167.691m2. Trong đó đất nhóm nhà ở 76.404m2 gồm: đất nhờ ở liền kề khoảng 22.688m2, đất biệt thự khoảng 27.686m2, đất nhà ở chung cư khoảng 17.015m2 (dành để xây dựng nhà ở xã hội).

Sở Xây dựng Hà Nội cũng nêu nội dung ý kiến của liên ngành: “Dự án xây dựng Khu nhà ở cho người thu nhập thấp tại xã Tiền Phong, huyện Mê Linh là khu nhà ở hỗn hợp có nhà ở thương mại và nhà ở xã hội đồng bộ cùng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Trong đó có ô đất xây dựng nhà ở chung cư cao tầng (với diện tích khoảng 14.546m2, sau điều chỉnh quy hoạch năm 2017 diện tích khoảng 17.015m2) là để xây dựng nhà ở xã hội và được hưởng các chế độ ưu đãi của Nhà nước theo Luật nhà ở và các quy định hiện hành (được miễn tiền sử dụng đất). Các công trình nhà ở liền kề, nhà ở biệt thự và công trình hỗ hợp tại dự án thực hiện theo quy định của nhà ở thương mại, không được hưởng các chế độ ưu đãi về nhà ở xã hội như trong bài báo phản ánh.”

Sau khi căn cứ vào báo cáo của chính chủ đầu tư và ý kiến liên ngành tại phần kiến nghị, Sở Xây dựng Hà Nội thay mặt liên ngành đề nghị Công ty CP Tập đoàn VIDEC khẩn trương hoàn thành thủ tục điều chỉnh Quyết định chủ trương đầu tư dự án theo quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt. Trong đó, lưu ý việc điểu chỉnh tên dự án để tránh gây hiểu lầm, gây bức xúc trong dư luận và đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.

Những ông chủ Tập đoàn VIDEC

Theo tìm hiểu của VietTimes, Tập đoàn VIDEC thành lập năm 2003, tiền thân là Công ty cổ phần tư vấn thiết kế và Xây dựng Việt Nam, Công ty cổ phần Đầu tư thiết kế và Xây dựng Việt Nam.

Đây là doanh nghiệp do các cá nhân: Trần Đức Huế, Ngô Vĩnh Khương, và Đỗ Quang Khuê góp vốn thành lập. Trong đó, ông Trần Đức Huế (SN 1975) giữ chức Tổng Giám đốc, đồng thời người đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp.

Vào tháng 2/2018, doanh nghiệp này đã đăng ký nâng mức vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng. Trong đó, riêng cá nhân ông Trần Đức Huế đăng ký góp 400 tỷ đồng, nắm giữ 80% vốn điều lệ; ông Đỗ Quang Khuê góp 50 tỷ đồng, nắm giữ 10% vốn điều lệ; cá nhân ông Ngô Vĩnh Khương đã thoái vốn tại doanh nghiệp này (không còn thể hiện nắm giữ cổ phần).

Lưu ý rằng các cá nhân này đều đã nắm những vị trí quan trọng của các doanh nghiệp lớn như: COMA 18, SUDICO.

Cụ thể, ông Trần Đức Huế cũng đã từng làm Chủ tịch HĐQT COMA18, tuy nhiên kể từ ngày 1/2/2018, ông Huế đã thôi vị trí này.

Ông Đỗ Quang Khuê hiện đang là thành viên HĐQT COMA18 và giữ chức Tổng Giám đốc.

Còn ông Ngô Vĩnh Khương (SN 1974) đã từng giữ chức Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư phát triển đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà (SUDICO) cho đến ngày 04/10/2013.

Ngoài ra, năm 2016, Tập đoàn VIDEC cũng cùng Công ty CP xây dựng hạ tầng sông Đà và Công ty CP khảo sát và Xây dựng góp vốn để thành lập Công ty CP đầu tư phát triển nhà số 5 Lạc Long Quân.

Trong đó, đăng ký tới tháng 12/2017, Tập đoàn VIDEC góp 29,25 tỷ đồng nắm giữ 58,5% vốn điều lệ; Công ty CP khảo sát và xây dựng góp 20 tỷ đồng nắm giữ 40% vốn điều lệ; Công ty CP xây dựng Hạ tầng sông Đà đã thoái vốn mặc dù trước đó đã từng nắm giữ 30% vốn điều lệ.

Theo Viettimes

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Long An: Thanh tra chỉ ra loạt sai phạm tại dự án KCN Đức Hòa III - Hồng Đạt

UBND tỉnh Long An mới đây đã ban hành kết luận thanh tra về thanh tra toàn diện việc chấp hành pháp luật trong việc chuyển khu đất công nghiệp thành khu dân cư tại dự án khu công nghiệp Đức Hòa III - Hồng Đạt (huyện Đức Hòa) do Công ty...

Dự án lấp sông Đồng Nai: Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

DNTH: Đầu tháng 9/2020, PV Doanh nghiệp và Thương hiệu trở lại dự án lấp sông Đồng Nai từng gây sự chú ý lớn đối với giới nhà đầu tư, làm tốn không ít giấy mực của giới báo chí, các nhà khoa học.

Quảng Ninh đề nghị FLC dừng bán nhà ở hình thành trong tương lai tại dự án hơn 2.700 tỷ

Sở Xây dựng Quảng Ninh đề nghị Tập đoàn FLC dừng ngay việc bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai đối với 4 tòa chung cư thuộc dự án khu đô thị tại phường Hà Khánh (giai đoạn 1).

Loạt dự án của Đất Xanh, Nam Long, Satra... vào danh sách kiểm tra của Sở Xây dựng TP. HCM

Sở Xây dựng TP. HCM vừa có văn bản số 9896/KH-SXD-QLCLXD về việc kiểm tra định kỳ chất lượng, công tác quản lý chất lượng, an toàn thi công xây dựng tại các công trình trên địa bàn thành phố năm 2020.

Điểm mặt hàng loạt dự án ‘đắp chiếu’ đã hết thời gian gia hạn tại đô thị biển Cửa Lò

Dù đã được chính quyền địa phương tạo điều kiện hoàn thành dự án bằng cách cho phép gia hạn hoặc giãn tiến độ, tuy nhiên, hàng loạt dự án tại thị xã Cửa Lò (Nghệ An) sau khi được gia hạn vẫn ‘án binh bất động’.

Làm farmstay phải chờ 5-10 năm mới có lãi

Chuyên gia cho rằng rất khó thành công với mô hình đầu tư nông trại nghỉ dưỡng. Ngay cả khi chọn đúng vùng sẽ đô thị hóa thì phải chờ 5-10 năm mới mong có lãi.

XEM THÊM TIN