Những tuyến đê kiểu mẫu

Những tuyến đê kiểu mẫu

09:15 | 01/04/2022

DNTH: Hưởng ứng phong trào thi đua xây dựng “Tuyến đê kiểu mẫu” do Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn phát động, những năm qua, Thái Bình đã triển khai nhiều tuyến đê làm thí điểm. Những tuyến đê kiểu mẫu không chỉ đảm bảo an toàn phòng chống bão lũ, giảm thiểu vi phạm đê điều mà còn trở thành những công trình văn hóa xanh, sạch, đẹp, góp phần hoàn thiện diện mạo nông thôn mới cho những miền quê.

Trước đây, khi chưa được cải tạo, tuyến đê tả Trà Lý địa phận phường Hoàng Diệu (thành phố Thái Bình) luôn trong tình trạng cỏ mọc um tùm, người dân lấn chiếm hành lang bảo vệ đê để trồng rau màu, xả rác bừa bãi trên mái đê gây mất an toàn đê, ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị. Từ khi được thành phố đầu tư xây dựng thành tuyến đê kiểu mẫu, tuyến đê này đã sạch sẽ, khang trang hơn; tình trạng vi phạm pháp luật về đê điều đã giảm đáng kể.

Đối với huyện Hưng Hà, nơi có 40,1km đê trung ương với 14 xã, thị trấn có đê, những năm qua được sự quan tâm, đầu tư của trung ương và của tỉnh, nhiều tuyến đê xung yếu đã được duy tu, sửa chữa mặt đê và xây dựng đường hành lang để phục vụ công tác phòng, chống lụt bão. Đến nay đã có 17 đoạn được kè lát mái hộ bờ và kè mỏ hàn với tổng chiều dài gần 15km. Nhiều tuyến đê được gia cố phục vụ công tác phòng, chống thiên tai đồng thời kết hợp giao thông liên huyện, góp phần giảm ách tắc giao thông. Hưởng ứng phong trào “Xây dựng đê kiểu mẫu”, huyện đã tiến hành rà soát và lựa chọn 2 đoạn đê: đê tả Hồng Hà I từ K137 đến K140+500 thuộc địa phận thị trấn Hưng Nhân và xã Tiến Đức; đê tả Trà Lý từ K0+00 đến K2+650 thuộc địa phận xã Hồng Minh để xây dựng tuyến đê kiểu mẫu, đã cho thấy những tác động tích cực từ chương trình.

z3306563568530_5f48e53cca388361db18420894eae10c
Tuyến kiểu mẫu xã Vũ Tiến, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình 

Theo Chi cục Quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão tỉnh Thái Bình, ngay từ những ngày đầu phong trào thi đua xây dựng “tuyến đê kiểu mẫu” được triển khai, các địa phương trong tỉnh đã rất tích cực hưởng ứng thực hiện. Riêng trong giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh đã có 14 tuyến đê với tổng chiều dài gần 40km đạt tiêu chí “tuyến đê kiểu mẫu” và 7/8 Hạt quản lý đê đạt tiêu chí “Hạt quản lý đê điển hình”. Có thể nói, hệ thống đê điều có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác phòng chống thiên tai lụt, bão, bảo vệ tính mạng và tài sản của Nhà nước và Nhân dân cũng như những thành quả phát triển kinh tế xã hội, đồng thời là những tuyến đường giao thông quan trọng kết nối giao thương giữa các vùng miền. Nhận thức được điều này, hầu hết người dân, đặc biệt là người dân sinh sống quanh các tuyến đê đều nêu cao ý thức, phối hợp với các cấp chính quyền chung tay bảo vệ đê, đồng thời đóng góp công sức cải tạo môi trường, cảnh quan xanh, sạch, đẹp.

z3306563577163_dc3fc60ffdfa74518cc9e80c7995dcbd
Người dân chung tay cải tạo môi trường, cảnh quan xanh, sạch, đẹp

Có trên 580km đê, trải dài các huyện, thành phố, việc xây dựng, nhân rộng các tuyến đê kiểu mẫu đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, bảo đảm an toàn chống lũ, giảm thiểu tiến tới ngăn chặn tình trạng vi phạm pháp luật về đê điều, công trình thủy lợi. Ông Nguyễn Mạnh Khương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Phong trào đã nâng cao rõ rệt trách nhiệm, nhận thức và thu hút được mọi tổ chức, cá nhân có liên quan cùng tham gia xây dựng, quản lý, bảo vệ đê, giảm thiểu vi phạm pháp luật và phát huy được hiệu quả của hệ thống đê phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Từ nay đến năm 2025, tỉnh Thái Bình phấn đấu xây dựng thêm tối thiểu 120km “tuyến đê kiểu mẫu”; xây dựng tối thiểu 70km đường hành lang chân đê và cơ bản xử lý xong các vụ vi phạm pháp luật về đê điều và phòng, chống thiên tai tồn đọng.”

Phong trào thi đua xây dựng “Tuyến đê kiểu mẫu” đã cho thấy hiệu quả tích cực đối với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình. Sức lan tỏa của phong trào ngày càng sâu rộng, góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng nông thôn mới ở các địa phương. Kế thừa và tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được ở giai đoạn 2016 - 2020, trong giai đoạn 2021 - 2025, Thái Bình sẽ tiếp tục duy trì và đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng đê kiểu mẫu” nhằm tăng cường hơn nữa công tác quản lý, bảo vệ đê điều. Mô hình này sẽ tiếp tục được lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Thành phố Bắc Giang: Phát huy tiềm năng, bứt phá kinh tế - xã hội sau sáp nhập

DNTH: Ngay sau khi sáp nhập, Đảng bộ và chính quyền Thành phố Bắc Giang đã nhanh chóng kiện toàn tổ chức bộ máy, ổn định hoạt động và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ trọng tâm. Đồng thời, thành phố tận...

Độc đáo mô hình 'lúa gọi sếu về’

DNTH: Mô hình sinh thái 'lúa gọi sếu về' tại Đồng Tháp trở thành điểm nhấn trong việc kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp và bảo tồn sinh cảnh Vườn quốc gia Tràm Chim.

Phát triển kinh tế xanh phải gắn liền với chuyển đổi số

DNTH: Theo các chuyên gia kinh tế, hiện nay kinh tế xanh đang trở thành xu hướng tất yếu trong bối cảnh nhu cầu phát triển bền vững ngày càng cấp bách. Quá trình chuyển đổi xanh không thể tách rời chuyển đổi số, đồng thời phải được...

Tạo sinh kế cho 50 nghìn hộ dân xung quanh Vườn quốc gia Tràm Chim

DNTH: Vườn quốc gia Tràm Chim thực hiện nhiều chính sách tạo sinh kế cho 50 nghìn hộ dân sinh sống xung quanh để họ yên tâm làm ăn và hạn chế xâm lấn vào vườn.

Hà Nội nhân rộng mô hình nông nghiệp xanh

DNTH: Nỗ lực với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp xanh, đến nay, trên địa bàn Hà Nội ngày càng hiện hữu nhiều mô hình sản xuất theo hướng VietGAP, hữu cơ vừa bảo đảm nguồn cung nông sản an toàn, vừa góp phần bảo vệ môi...

Nhân dân vùng cực Nam vững niềm tin đón Xuân mới

DNTH: Còn ít giờ nữa là người dân Cà Mau cùng với người dân khắp nơi sẽ bước vào năm Ất Tỵ 2025. Đón chào Xuân mới với khí thế mới, người dân nơi vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc càng thêm nhiều niềm tin, khát vọng để...

XEM THÊM TIN