Nước mắm Phú Quốc được ưa thích ở hội chợ tại Thái Lan

15:57 | 20/01/2023

DNTH: Tại hội thảo kết nối giao thương giữa doanh nghiệp hai nước Việt Nam - Thái Lan (Business Matching) (B2B) với sự tham dự của 45 doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam và 26 đơn vị thu mua hệ thống bán lẻ của Tập đoàn Central Group Thái Lan và các nhà nhập khẩu Thái Lan có sự tham dự của các doanh nghiệp nước mắm Phú Quốc, các nhà mua hàng của Thái Lan rất thích thú và rất ngạc nhiên bởi đến thời điểm này, Việt Nam vẫn giữ được sản phẩm tinh túy, truyền thống.

Tin từ Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương), quầy hàng nước mắm Phú Quốc lần đầu tiên có mặt tại Tuần hàng Việt Nam tại Thái Lan 2022 đã ghi nhận nhiều dấu ấn khi chỉ sau 2 ngày tham gia khi toàn bộ sản phẩm nước mắm Khải Nguyên (Phú Quốc) đã được bán hết.

Quảng bá nước mắm Phú Quốc tại thị trường Thái Lan. Ảnh Báo CT.
Quảng bá nước mắm Phú Quốc tại thị trường Thái Lan. Ảnh Báo CT.

Bà Danh Thị Bích Vân – Công ty nước mắm Khải Nguyên (Phú Quốc) chia sẻ: "rất bất ngờ bởi sản phẩm nước mắm của chúng tôi khi mang sang thị trường Thái Lan lại được người tiêu dùng Thái Lan đón nhận và yêu thích như vậy. Thái Lan cũng có nước mắm truyền thống của họ, đây cũng là cơ hội cho nước mắm Phú Quốc truyền thống được xuất khẩu xa hơn".

Đối với nhiều người tiêu dùng Thái Lan, Việt Nam có rất nhiều các sản phẩm ngon, ấn tượng nhưng với họ không dễ mua được ở xứ sở chùa Vàng. "Việt Nam có rất nhiều sản phẩm rất ngon như nước mắm, cà phê chẳng hạn nhưng rất khó tìm mua ở Thái Lan mà chỉ khi sang du lịch tham quan tại Việt Nam hay những dịp Tuần hàng như thế này chúng tôi mới có thể mua được", bà Mimi người dân Thái Lan thông tin.

Bà Hồ Kim Liên, Chủ tịch Hội nước mắm Phú Quốc cho biết, với cách làm truyền thống và đã được Liên minh châu Âu (EU) bảo hộ chỉ dẫn địa lý từ năm 2012, nước mắm Phú Quốc được sản xuất từ 2 nguyên liệu cá cơm và muối.

Được thiên nhiên ưu đãi, cá cơm tại Phú Quốc có quanh năm và được các nhà thùng khai thác, đánh bắt bằng lưới vây. Cá sau khi được đánh bắt sẽ được ướp muối ngay tại tàu. Muối sử dụng để ướp cá là muối thiên nhiên từ vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu. 

Sau khi cá và muối được ướp xong sẽ đưa về thùng ủ chượp từ 12 tháng trở lên sau đó cho ra thành phẩm nước mắm. Nước mắm để trong các thùng ủ chượp có thể bào tồn hàng trăm năm. Trước đây, các thùng ủ chượp nước mắm có sức chứa 3 - 4 tấn cá thì hiện tăng 3 - 4 lần, tức từ 12 - 15 tấn.

Nước mắm Phú Quốc đã trở thành sản vật được liên minh Châu Âu bảo hộ chỉ dẫn địa lý từ năm 2012, được công nhận là văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề thủ công truyền thống, tri thức dân gian Nghề làm nước mắm ở Phú Quốc”

Gỗ để làm các thùng ủ chượp được làm từ gỗ bời lời trên đất Phú Quốc cách đây từ vài chục năm. Đến nay, rừng Phú Quốc đã đóng cửa hơn 30 năm, nhưng với các chủ nhà thùng, họ vẫn bảo tồn và giữ gìn nghề truyền thống. 

"Với sự đầu tư bài bản về cơ sở vật chất, nhà xưởng, dây chuyền sản xuất và quy trình chế biến nghiêm ngặt từ khâu đánh bắt, muối cá, ủ chượp cho đến khâu đóng chai đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như chất lượng sản phẩm… đã giúp cho nước mắm truyền thống Phú Quốc nói chung, nước mắm Khải Hoàn nói riêng đi đến thành công và mới đây sản phẩm nước mắm Khải Hoàn là một trong các sản phẩm tiềm năng đạt chuẩn OCOP - mỗi xã một sản phẩm - 5 sao cấp quốc gia. Đây là điều kiện tiên quyết, để nước mắm Phú Quốc tham gia, đánh giá phân hạng đạt chuẩn OCOP 5 sao cấp quốc gia và xuất khẩu sang thị trường quốc tế", bà Liên chia sẻ.

‘Đối với Thái Lan, theo tôi tìm hiểu, trước đây họ cũng có nghề truyền thống nước mắm Phú Quốc. Nhưng nay không còn nhiều mà đã thương mại hóa’, bà Hồ Kim Liên chia sẻ và cho biết, chúng tôi đến với Tuần hàng Việt Nam tại Thái Lan 2022 nhằm quảng bá văn hóa vùng miền của Việt Nam đến với người tiêu dùng Thái Lan. Để người dân Thái cảm nhận các sản phẩm nước mắm tinh túy, truyền thống từ Việt Nam. Và nước mắm không chỉ là nước chấm mà còn là giá trị văn hóa và tinh thần của người Việt Nam.

Hiện, giá cả sản phẩm nước mắm Phú Quốc đắt hơn Thái Lan. Rõ ràng, việc cạnh tranh bằng giá sẽ rất khó khăn. Nước mắm Phú Quốc làm một cách bài bản, chuyên nghiệp đến nay sản lượng rất ít, trên dưới khoảng 20 triệu lít/năm, chiếm khoảng 5 - 7% tổng sản lượng của nước mắm Việt Nam. Do đó, điều mà các doanh nghiệp nước mắm Phú Quốc đang cân nhắc đó là về giá bán. Ở trong nước, mỗi doanh nghiệp sẽ có mức giá khác nhau, nhưng khi ra nước ngoài, đối với Hội Nước mắm Phú Quốc, các doanh nghiệp cho rằng nên xuất khẩu 1 giá đồng nhất, nên các doanh nghiệp trong Hội nước mắm Phú Quốc đang tính toán lại và sẽ phản hồi cho các nhà mua hàng Thái Lan về mức giá.

Dù được đánh giá cao và được sự đón nhận của chính các nhà mua hàng cũng như người tiêu dùng Thái, tuy nhiên, các doanh nghiệp trong Hội nước mắm Phú Quốc cho hay: "chúng tôi không thể chủ quan. Nhưng chúng tôi tự tin rằng nếu được sự hỗ trợ của Chính phủ, các bộ, ngành Việt Nam trong việc đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, sản phẩm nước mắm Phú Quốc sẽ phát triển mạnh hơn. Đây cũng là niềm hãnh diện sản phẩm của Viêt Nam nói chung và Phú Quốc nói riêng trong việc mang sản phẩm, văn hóa mình để quảng bá ra thị trường thế giới, trong đó có Thái Lan".

Ông Paule Le - Phó Chủ tịch Tập đoàn Central Retail Việt Nam đánh giá: Tuần hàng Việt Nam tại Thái Lan 2022 lần đầu tiên có sự tham gia của Hội nước mắm Phú Quốc với 14 nhà cung cấp. Họ đến đây và cho thế giới biết đến sản phẩm thuần tự nhiên, chỉ sản xuất bằng cá cơm và muối với tuổi đời hàng trăm năm.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Lúa tươi tại Đồng bằng sông Cửu Long biến động nhẹ

DNTH: Giá lúa gạo mấy ngày nay tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động nhẹ. Thị trường lượng ít, các mặt hàng gạo tương đối bình ổn, lúa tươi có xu hướng tăng, gạo nguyên liệu xuất khẩu nhích nhẹ so với cuối tuần.

Thái Lan vượt Trung Quốc, trở thành “khách sộp” mới của mực, bạch tuộc Việt Nam

DNTH: 4 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu mực và bạch tuộc của Việt Nam đạt 215 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ, trong đó Thái Lan vươn lên vị trí thứ ba, vượt qua Trung Quốc và Hong Kong.

Người trồng lúa khấn khởi khi giá gạo xuất khẩu tăng trở lại

DNTH: Sau giai đoạn sụt giảm đầu năm, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã phục hồi rõ rệt trong những ngày đầu tháng 5, đặc biệt ở phân khúc gạo 5% tấm. Diễn biến tích cực này đang thắp lên nhiều kỳ vọng cho cả doanh nghiệp...

Cà phê Việt cần khẳng định thương hiệu để bứt phá

DNTH: Khi giá cà phê liên tục ở mức cao và thị trường xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng, ngành hàng cà phê Việt Nam đang bước vào giai đoạn “vàng” để bứt phá.

Lúa, gạo biến động nhẹ

DNTH: Giá lúa, gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua có biến động nhẹ, trong khi giá gạo xuất khẩu gần như không biến đổi.

"Hoa mắt, chóng mặt" với... vàng

DNTH: Tuần qua, thị trường vàng lại chứng kiến giá vàng thế giới giảm, vàng trong nước tăng sốc. Các chuyên gia dự báo, thị trường còn biến động bởi tâm lý đầu cơ, lướt sóng.

XEM THÊM TIN