Nước sông Mekong thấp kỷ lục
10:23 | 23/07/2019
DNTH: Con sông lớn nhất Đông Nam Á đang trải qua thời điểm ít nước nhất trong lịch sử các mùa lũ, khiến hàng chục triệu cư dân vùng hạ nguồn đang chật vật.
Theo tờ Asia News Network tại Lào, hàng triệu cư dân bao đời nay có sinh kế dựa vào dòng sông Mekong đang chứng kiến mực nước đầu mùa lũ ít một cách bất thường.
Ông Xaysana Bounyalath, một ngư phủ ở làng chài Vat Chan từ năm 1975 ngày 21/7 cho biết, chưa có năm nào mực nước trên sông Mekong lại xuống thấp như thế này, khiến cho cuộc mưu sinh, đánh bắt cá tôm của gia đình đang rất khó khăn.
Đập Xayaburi ở thượng nguồn chặn ngang dòng chảy xuống vùng hạ lưu |
Ông Xaysana cho biết thêm, trữ lượng cá trên dòng Mekong suy giảm mạnh cũng bắt nguồn từ mực nước bất thường như thế này.
Theo một quan chức Tập đoàn cấp nước Vientiane, mực nước sông thấp có nguy cơ khiến gián đoạn hoạt động cung cấp nước ở thủ đô bởi hệ thống trạm bơm đặt dọc theo bờ sông không có đủ nước để đảm bảo công suất.
Nguồn tin từ Ủy hội sông Mekong (MRC) gồm bốn quốc gia khu vực Đông Nam Á là Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam ghi nhận, lịch sử dòng chảy năm nay đã bị sụt giảm xuống mức thấp nhất vào thời điểm đầu mùa lũ kể từ năm 1992 đến nay. “Mực nước từ thượng nguồn đến Chiang Saen (Thái Lan) rồi xuống Luang Prabang và Vientiane (Lào) chảy tới vùng Nong Khai và Neakk Luong (Campuchia) ở hạ lưu sông Mekong trong nhiều ngày qua đều ở dưới mức rất thấp”, thông cáo báo chí của MRC cho biết.
Theo MRC, nguyên nhân là do biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, khiến lượng mưa kể từ đầu năm đến nay ít hơn so với trung bình nhiều năm, khi tháng 6 năm nay chỉ đạt khoảng 67% tổng lượng mưa kể từ năm 2006-2018.
Dòng Mekong đoạn qua tỉnh Chiang Rai (Thái Lan) trơ đáy hôm 21/7 |
Trong diễn biến liên quan, tờ Bangkokpost ngày 22/7 đưa tin, có ít nhất 8 tỉnh thành của nước này nằm dọc theo sông Mekong đang phải trải qua những ngày tháng khó khăn do thiếu nguồn nước sản xuất và sinh hoạt. Nguyên nhân được giới chức địa phương đưa ra chính là do con đập Xayaburi ở phía thượng nguồn thuộc lãnh thổ Lào, kể từ khi vận hành thử gây ra khô hạn.
Nhiều dòng sông ngập kháng sinh Đây là kết quả nghiên cứu vừa được các nhà khoa học thuộc Đại học York (Canada) tiến hành trên hàng chục con sông thuộc 72 quốc gia châu Phi và châu Á. Theo đó, các loại kháng sinh này đã xâm chiếm các dòng sông gây ra những nguy cơ lâu dài cho môi trường. Theo AP, đáng báo động là ở Bangladesh, nơi ghi nhận nồng độ chất kháng sinh metronidazole, được sử dụng để xử lý khuẩn tảo và ký sinh trùng cao hơn tới 300 lần khuyến nghị. Ngoài ra, các loại kháng sinh phổ biến khác cũng được tìm thấy là trimethroprim, ciprofloxacin vượt quá mức an toàn ở nhiều con sông. Các nhà khoa học cảnh báo, sự hiện hữu của các chất kháng sinh trong các dòng sông có thể gây ra sự kháng vi sinh vật, là tác nhân giết chết các vi sinh vật hoặc ngăn chặn sự phát triển của chúng. Mặt khác quá trình này tạo ra các loại siêu khuẩn (superugs) được cho là gây ra khoảng 700.000 ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm. |
Theo KIM LONG
Báo Nông Nghiệp
Hà Tĩnh: Chưa được phê duyệt vùng cấp nước, doanh nghiệp đã tự ý thu tiền dân
Nhà máy nước của Công ty THHH HT Thành Trung đã tự ý xây dựng hệ thống mở rộng vùng cấp nước, thu tiền người dân khi chưa được cơ quan chức năng chấp thuận. Song nhiều hộ dân lo lắng vì chưa biết khi nào sẽ có nước sạch và từ...
Đảo chiều hoàn lưu – một công trình xanh thân thiện với môi trường
Nếu từng ghé thăm TP.Phan Rang – Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận), hẳn mọi người sẽ ấn tượng với công trình đảo chiều hoàn lưu nằm ở bờ trái Sông Cái Phan Rang, thuộc địa phận phường Tấn Tài.
Đường ống nước sông Đà vỡ giữa ngày nắng nóng, người dân canh cánh nỗi lo
Liên quan đến sự cố rò rỉ đường ống nước sông Đà sáng ngày 8/7 khiến nhiều hộ gia đình ở Hà Nội bị cắt nước giữa ngày nắng nóng, Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco) cho biết, đã cấp nước trở lại vào...
Lộ diện nhiều “ông lớn” lấp hàng chục hecta hồ Đại Lải để kinh doanh
Nhiều người giật mình về diện tích mà 4 “ông lớn” trong tổng số hơn 10 doanh nghiệp đã và đang “xâu xé” hồ Đại Lải.
Quảng Ninh: Nhiều hồ thủy lợi phơi đáy giữa mùa mưa
Thời điểm tháng 6 hàng năm, cũng là bước vào mùa mưa, nhưng đang tồn tại một “nghịch lý”, nhiều hồ thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đang rơi vào tình trạng cạn nước, phơi đáy. Đang là tháng cao điểm của mùa hè, nắng...
Chủ tịch VARISME: “Chúng tôi muốn mọi người dân được hưởng loại nước sạch tinh khiết, có lợi cho sức khỏe”
DNTH: Ngày 5/7, Đoàn công tác của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam do ông Nguyễn Ngọc Quang, Chủ tịch tịch hiệp hội cùng ông Vũ Văn Quyết; bà Trần Phương Lan; bà Bảo Kim thuộc Hội giáo dục chăm sóc sức...
Đọc nhiều
Sống khỏe
-
Người dân chú ý bảo vệ sức khỏe giữa mùa ô nhiễm
-
Prudential khởi động chương trình "Tăng cường sức khỏe chủ động" nhằm nâng cao nhận thức về biến đổi khi hậu và...
-
Ô nhiễm không khí, Bộ Y tế khuyến cáo chi tiết các biện pháp bảo vệ sức khỏe
-
Người dân có thể mua thuốc trực tuyến trên ứng dụng VNeID
-
Đảng bộ Bệnh viện đa khoa Vân Đình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...