Nuôi đàn lợn rừng giữa quận Đống Đa, thủ đô Hà Nội

11:33 | 11/03/2020

DNTH: Sống giữa thủ đô Hà Nội, chàng thanh niên Bùi Chí Linh (23 tuổi), trú tại quận Đống Đa vẫn nuôi được đàn lợn rừng lai hàng chục con. Linh bắt đầu nuôi lợn rừng lai từ năm 2018 với 4 con lợn rừng làm vốn mua giống từ tỉnh Hòa Bình. Giữa thời dịch virus corona (Covid 19), gia đình yên tâm bởi lúc nào cũng có thịt

Lạ: Nuôi đàn lợn rừng giữa quận Đống Đa, thủ đô Hà Nội - Ảnh 1.

“Với đàn lợn rừng này tôi luôn yên tâm về nguồn gốc thịt lợn khi gia đình sử dụng”, anh Linh chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN. Anh Linh kể lại, năm 2018 bắt đầu mua 4 con lợn rừng lai (2 con cái, 2 con đực) về nuôi. Ban đầu chưa nắm rõ tập tính của lợn rừng nên cũng gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, sau một thời gian nuôi, theo dõi quá trình sinh trưởng của đàn lợn rừng, đến nay anh Linh đã thuần thục trong việc chăm sóc, bảo vệ đàn lợn rừng tránh các loại dịch bệnh.

Lạ: Nuôi đàn lợn rừng giữa quận Đống Đa, thủ đô Hà Nội - Ảnh 2.

Theo anh Linh, nếu hiểu được tập tính của lợn rừng thì sẽ rất dễ nuôi, tính nết chúng rất hung hăng nhưng mình biết cách gần nó thì chúng khá hiền. Hiện, một năm đàn lợn rừng của anh Linh cho sinh sản 2 lứa, đến nay đàn đã tăng lên 16 con. Cũng theo anh Linh cho biết, đã có nhiều người đến hỏi mua lợn rừng nhưng anh đều không bán. Anh Linh nuôi lợn rừng ở bãi đất hoang, cạnh một nghĩa trang.

Lạ: Nuôi đàn lợn rừng giữa quận Đống Đa, thủ đô Hà Nội - Ảnh 3.

Với mục đích đáp ứng nguồn thực phẩm sạch, thịt  lợn sạch cho gia đình, nên vào các dịp lễ, Tết gia đình anh Linh luôn rất yên tâm về nguồn gốc của thực phẩm. Anh Linh chia sẻ, “Cứ vào dịp cuối năm, gia đình tôi đều làm thịt lợn rừng để làm thực phẩm dùng cho mấy ngày Tết, ngoài ra cũng chia cho hàng xóm xung quanh. Đây là lợn sạch nên gia đình tôi và mọi người đều rất yên tâm sử dụng”.

Lạ: Nuôi đàn lợn rừng giữa quận Đống Đa, thủ đô Hà Nội - Ảnh 4.

Lạ: Nuôi đàn lợn rừng giữa quận Đống Đa, thủ đô Hà Nội - Ảnh 5.

Về thức ăn cho đàn lợn, hằng ngày anh Linh thường xin lại đồ thức ăn thừa tại các quán ăn, nhà hàng để cho lợn rừng ăn, mỗi ngày anh Linh đều đặn cho lợn ăn 3 lần vào buổi sáng, trưa, chiều. “Hàng xóm thấy tôi nuôi lợn rừng nên mỗi khi nhà ai có thức ăn thừa thì họ đều mang ra cho đàn lợn ăn, có người còn tỏ ra thích thú với đàn lợn rừng mà tôi đang nuôi” – anh Linh nói.

Lạ: Nuôi đàn lợn rừng giữa quận Đống Đa, thủ đô Hà Nội - Ảnh 6.

Theo đó, để đàn lợn rừng luôn được khỏe mạnh, anh Linh luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, cũng như quy trình trong công tác phòng chống bệnh dịch, tiêm phòng vaccine đầy đủ đối với lợn con và lợn trưởng thành. Lợn rừng ít bệnh tật, sức đề kháng cao, ăn khỏe nên sinh trưởng và phát triển tốt.

Lạ: Nuôi đàn lợn rừng giữa quận Đống Đa, thủ đô Hà Nội - Ảnh 7.

Lạ: Nuôi đàn lợn rừng giữa quận Đống Đa, thủ đô Hà Nội - Ảnh 8.

Để đảm bảo được vệ sinh, môi trường, anh Linh thường xuyên quét dọn, vệ sinh khử trùng khu đất hoang dùng để chăn nuôi tạm, rắc vôi theo định kỳ.

Lạ: Nuôi đàn lợn rừng giữa quận Đống Đa, thủ đô Hà Nội - Ảnh 9.

Lạ: Nuôi đàn lợn rừng giữa quận Đống Đa, thủ đô Hà Nội - Ảnh 10.

Cũng theo anh Linh, với tiêu chí đặt lên hàng đầu là “phục vụ gia đình”, bởi vậy với đàn lợn rừng đang chăn nuôi hiện tại, gia đình anh sẽ chủ động được nguồn thực phẩm, đặc biệt là giá thịt lợn tại các chợ và siêu thị vẫn đang ở mức cao trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona (Covid-19) đang diễn biến phức tạp như hiện nay.

Lạ: Nuôi đàn lợn rừng giữa quận Đống Đa, thủ đô Hà Nội - Ảnh 11.

Lam Chiều

Theo http://trangtraiviet.vn/la-lam-ay-nuoi-dan-lon-rung-giua-quan-dong-da-thu-do-ha-noi-1066833.htm

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Kết nối sản phẩm OCOP với du lịch: Du khách có thêm nhiều trải nghiệm về văn hóa địa phương

DNTH: Việc phát triển, kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch tại Quảng Ninh sẽ tạo thêm kênh tiêu thụ, mở rộng thị trường và giúp các sản phẩm OCOP của tỉnh ngày càng vươn xa hơn.

Bắc Giang: Phát động Cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024-2026

DNTH: Nhằm xây dựng một miền quê đáng sống tạo động lực về đích nông thôn mới (NTM) nâng cao, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã phát động cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024 - 2026 và nhận...

Yêu cầu bắt buộc về chuyển đổi xanh, xuất khẩu xanh

DNTH: Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2024 với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu xanh” đề cập nhiều vấn đề "nóng" với các ngành xuất khẩu nội địa trước những quy định bắt buộc của các quốc gia nhập khẩu về phát triển...

Khi nông dân biến sợi rơm thành sợi vàng

DNTH: Thay vì đốt đồng sau mỗi mùa vụ gây ô nhiễm môi trường, nông dân An Giang đã tìm ra nhiều cách để tận dụng rơm rạ hiệu quả, giúp tăng thu nhập.

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam: Ngày càng có thêm nhiều làng quê đáng sống

DNTH: Hội Nông dân Việt Nam và Bộ TN&MT đã phối hợp thành lập các tổ nhóm, CLB nông dân tham gia bảo vệ môi trường ở địa phương, Hội Nông dân cơ sở hoạt động rất hiệu quả, góp phần xây dựng môi trường nông thôn sáng xanh sạch...

Xây dựng nông thôn mới nâng cao gặp khó ở tiêu chí nước sạch

DNTH: Giai đoạn 2021-2025, Quảng Ngãi phấn đấu đưa 33 xã về đích nông thôn mới nâng cao nhưng đến nay chỉ có 8 xã đạt chuẩn, 9 xã đăng ký về đích vào cuối năm 2024. Tuy nhiên, qua rà soát cho thấy nhiều địa phương đều gặp khó vì...

XEM THÊM TIN