Nuôi lươn không bùn ứng dụng công nghệ tuần hoàn

14:20 | 12/02/2025

DNTH: Nuôi lươn không bùn ứng dụng công nghệ tuần hoàn giúp giảm lượng nước, lươn ít dịch bệnh.

Mô hình nuôi lươn không bùn bằng công nghệ tuần hoàn của gia đình ông Nguyễn Văn Thật ở khóm Mỹ Tây, thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Mô hình nuôi lươn không bùn bằng công nghệ tuần hoàn của gia đình ông Nguyễn Văn Thật ở khóm Mỹ Tây, thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Những năm gần đây, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) phát triển mạnh nghề nuôi lươn không bùn, nhất là áp dụng công nghệ tuần hoàn nước. Phương pháp này không chỉ giúp giảm lượng nước sử dụng mà còn tăng hiệu quả kinh tế, giảm ô nhiễm môi trường.

Một trong những hộ tiên phong áp dụng mô hình này là ông Nguyễn Văn Thật ở khóm Mỹ Tây, thị trấn Mỹ Thọ (huyện Cao Lãnh). Với 6 bồn, mỗi bồn nuôi từ 2.000 - 3.000 con lươn, ông Thật đã nuôi luân phiên. Điểm nổi bật của mô hình này là áp dụng các giải pháp kỹ thuật và sinh học giúp tự làm sạch và tái sử dụng nguồn nước.

Trước khi chuyển sang mô hình nuôi lươn không bùn, ông Thật từng nuôi lươn có bùn nhưng gặp nhiều khó khăn. Sau khi tìm hiểu và học hỏi từ các mô hình nuôi lươn không bùn, ông quyết định áp dụng. Nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, lươn đạt từ 200 - 300 gram/con sau hơn 8 tháng nuôi. 

Điểm nổi bật của mô hình này là áp dụng các giải pháp kỹ thuật giúp tự làm sạch và tái sử dụng nguồn nước. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Điểm nổi bật của mô hình này là áp dụng các giải pháp kỹ thuật giúp tự làm sạch và tái sử dụng nguồn nước. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo ông Thật, nên tìm mua con giống lươn ở những cơ sở có uy tín để tránh hao hụt. Khi mới mua lươn giống về, phải dùng bể rộng để ươm dưỡng, sau đó mới thả vào bể nuôi.

Dẫn chúng tôi tham quan bể nuôi lươn, thoạt nhìn không thấy, nhưng khi cho lươn ăn, hàng ngàn con trườn mình quấn lấy những phên tre. Ông Thật giải thích, đặc tính của lươn là thích trú ẩn nên phải dùng những tấm phên tre đan lại với nhau để tạo chỗ trú ẩn.

Một ngày cho lươn ăn 3 cữ nhưng phải đúng giờ để tạo phản xạ tốt. Thức ăn sẽ điều chỉnh theo thời gian nuôi. Trước khi cho lươn ăn phải xả nước xuống khoảng 2cm và thức ăn bỏ trên tấm vỉ tre. Trong quá trình cho lươn ăn phải quan sát, nếu thức ăn thiếu cần bổ sung. "Nuôi lươn mà không thấy chúng bò ra ngoài thì êm, còn chúng bò ra ngoài nhiều là lươn đang bị bệnh”, ông Thật nói.

Để tăng tỷ lệ sống và nâng cao hiệu quả khi nuôi lươn không bùn, công tác phòng bệnh rất quan trọng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Để tăng tỷ lệ sống và nâng cao hiệu quả khi nuôi lươn không bùn, công tác phòng bệnh rất quan trọng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Lê Văn Bình, Phó Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Cao Lãnh cho biết: Mô hình nuôi lươn không bùn ứng dụng công nghệ tuần hoàn đang mở ra hướng đi mới. Mô hình này sẽ được nhân rộng, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn về AI và bán dẫn

DNTH: Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn trong phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) và bán dẫn. Đó là nhận định mà Tiến sĩ Christopher Nguyễn, nhà sáng lập công ty Aitomatic, đưa ra tại Hội nghị Quốc tế về Trí tuệ Nhân tạo và Bán...

Hà Nội sẽ có Trung tâm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

DNTH: Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Kế hoạch số 73/KH-UBND về việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2030.

Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến...

DNTH: Vừa qua, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Hội nghị tư vấn, đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN cấp thành phố: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hải Phòng...

Nông dân Sông Mã 'bắt' nhãn ra quả theo ý muốn

DNTH: Nhờ áp dụng kỹ thuật cho ra hoa trái vụ, nông dân ở vựa nhãn Sông Mã (Sơn La) đã có nhãn thu hoạch quả bán từ cuối tháng 4 hàng năm với giá cao.

Giải pháp đột phá chuyển tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp

DNTH: Chuyển đổi số và ứng dụng khoa học công nghệ được coi là những giải pháp đột phá giúp hiện thực hóa các mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp hiện nay.

Cảm biến định lượng phân bón cho cây trồng

DNTH: Công ty khởi nghiệp Enfarm sử dụng IoT và AI để đánh giá thành phần trong đất.

XEM THÊM TIN