Nuôi ong bảo vệ rừng ngập mặn

11:33 | 15/07/2020

DNTH: Không những mang lại thu nhập ổn định cho các hộ gia đình, mô hình nuôi ong mật tự nhiên dưới tán rừng ngập mặn tại huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa còn có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ môi trường hệ sinh thái

Giữa hạ, về với cánh rừng ngập mặn xanh mướt trải dài hơn 3km ở cửa sông xã Nga Tân, huyện Nga Sơn mới thấy được ý nghĩa quan trọng của “lá chắn xanh” trong việc bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân. Thời điểm này, hàng triệu cây bần, sú vẹt… đang đua nhau nở hoa và tỏa hương khắp cả một vùng. Đây được xem là cơ hội duy nhất trong năm để người dân mang bầy ong mật ra “an cư” trong môi trường phát triển lý tưởng này.

Là một trong những người tiên phong về mô hình nuôi ong mật cạnh rừng ngập mặn, ông Trần Quang Vũ, xã Nga Tân đã có gần 30 năm kinh nghiệm nghề. Để có cơ ngơi “vạn người mê” như hiện nay, nhiều lần ông đã thất bại vì chưa có kinh nghiệm nuôi khiến số lượng ong chết đi nhiều. Không nản trí, với quyết tâm theo đuổi đến cùng, ông đã đi tham quan và học hỏi mô hình nuôi ong mật ở nhiều nơi.

Theo ông Vũ, so với các loại vật nuôi khác, nuôi ong tự nhiên lấy mật khó ở chỗ vì phụ thuộc vào tự nhiên và áp dụng quy trình kỹ thuật phải thuần thục. Nắm bắt được thời điểm vào hạ, khi rừng cây bần, sú vẹt nở hoa rầm rộ, ông đã đưa hơn 100 đàn ong ra đây để ong có môi trường sinh trưởng lý tưởng.

Trung bình quân mỗi năm, một đàn ong có thể đem lại cho gia đình từ 15 - 20 lít mật tự nhiên. Với giá trung bình 100.000 đồng/lít, thu nhập từ bán mật ong khoảng 100 - 150 triệu đồng/năm, chưa kể thu nhập từ nghề bán ong giống với giá 1 triệu đồng mỗi đàn.

nuoi ong bao ve rung ngap man
Mô hình nuôi ong dưới tán rừng ngập mặn của ông Trần Quang Vũ, xã Nga Tân mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Chia sẻ thêm về mối quan hệ cộng sinh giữa rừng ngập mặn và đàn ong, ông Vũ cho rằng: Để mang lại hiệu quả kinh tế lâu dài và bền vững, song song với việc nuôi ong lấy mật, người nuôi cần phải có ý thức bảo vệ rừng ngập mặn.

Hãy xem như việc chăm sóc ong cũng giống như việc chăm sóc rừng ngập mặn vậy, hay nói cách khác người nuôi ong cũng phải như một cán bộ kiểm lâm. Bởi lẽ, dựa vào lợi thế rừng ngập mặn ven biển có sẵn, người nuôi ong không phải tốn chi phí trồng cây tạo hoa để ong có thức ăn. Bên cạnh đó, một năm rừng ngập mặn chỉ nở hoa một lần, nên hương vị và màu sắc của mật ong ở đây luôn có sự độc đáo, thơm ngon mà hiếm nơi nào có được.

Trên thực tế, rừng ngập mặn tại Nga Sơn có thảm thực vật rất đa dạng, với nhiều loài cây nở hoa, vì vậy việc nuôi ong ven rừng ngập mặn luôn cho chất lượng mật tự nhiên. Thu nhập chính từ nghề nuôi ong, anh Phạm Văn Thảo, xã Nga Thủy là người mới bắt tay vào nuôi ong gần 5 năm. Từ số lượng 5 đàn ong lúc ban đầu, nay gia đình anh đã phát triển lên gần 100 đàn ong. Có năm, mật ong của gia đình sản xuất không đủ cung ứng cho khách hàng, thời điểm chính vụ có ngày anh thu hoạch gần 200 lít mật.

“Muốn biết chất lượng mật ong, chỉ cần bỏ chai mật vào ngăn đá, sau vài ngày mật vẫn không đông đặc, thì đó chính là thứ mật tốt. Nghề nuôi ong tuy vất vả, nhưng thu nhập ổn định và không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Để phát triển nghề nuôi ong, ý thức bảo vệ rừng ngập mặn cần được nâng cao, người nuôi phải chú trọng tới công tác bảo vệ cảnh quan môi trường. Hiện nay, mật ong loại tự nhiên không đủ cung cấp trên thị trường, để có mật ong giá trị cao, vào mùa khô một số người dân thường vào rừng để khai thác, như thế nguy cơ rừng bị xâm hại như cháy rừng, chặt phá rừng là có thể xảy ra”. Anh Thảo suy ngẫm.

Ngoài lợi ích kinh tế, nghề nuôi ong lấy mật ở Nga Sơn còn góp phần bảo vệ tính đa dạng sinh học của các loài thực vật và bảo vệ môi trường sinh thái ven biển. Để hết hè, khi mà những cánh rừng ngập mặn không còn đơm hoa, các hộ gia đình nuôi ong lại í ới nhau chở ong đi nuôi tại một số huyện miền núi hay các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên… và rồi họ lại đau đáu mong chờ mùa hoa bần, sú vẹt nở vào năm sau.

Hiện nay, Thanh Hóa có tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp ngập mặn trên 1.345 hecta. Để “đánh thức” tiềm năng của rừng ven biển, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có Quyết định phê duyệt Dự án trồng, phục hồi rừng ven biển Hậu Lộc, Quảng Xương với tổng mức đầu tư 93 tỉ đồng. Từ lợi ích của rừng ngập mặn mang lại, ngoài huyện Nga Sơn, tại huyện Hậu Lậu còn có hơn 300 hộ đầu tư nuôi ong mật ven biển, mang lại thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm.

Đức Duy

Theo TN&MT

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Phát triển kinh tế xanh phải gắn liền với chuyển đổi số

DNTH: Theo các chuyên gia kinh tế, hiện nay kinh tế xanh đang trở thành xu hướng tất yếu trong bối cảnh nhu cầu phát triển bền vững ngày càng cấp bách. Quá trình chuyển đổi xanh không thể tách rời chuyển đổi số, đồng thời phải được...

Tạo sinh kế cho 50 nghìn hộ dân xung quanh Vườn quốc gia Tràm Chim

DNTH: Vườn quốc gia Tràm Chim thực hiện nhiều chính sách tạo sinh kế cho 50 nghìn hộ dân sinh sống xung quanh để họ yên tâm làm ăn và hạn chế xâm lấn vào vườn.

Hà Nội nhân rộng mô hình nông nghiệp xanh

DNTH: Nỗ lực với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp xanh, đến nay, trên địa bàn Hà Nội ngày càng hiện hữu nhiều mô hình sản xuất theo hướng VietGAP, hữu cơ vừa bảo đảm nguồn cung nông sản an toàn, vừa góp phần bảo vệ môi...

Nhân dân vùng cực Nam vững niềm tin đón Xuân mới

DNTH: Còn ít giờ nữa là người dân Cà Mau cùng với người dân khắp nơi sẽ bước vào năm Ất Tỵ 2025. Đón chào Xuân mới với khí thế mới, người dân nơi vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc càng thêm nhiều niềm tin, khát vọng để...

Sửa quy định tỉnh hoàn thành xây dựng nông thôn mới

DNTH: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 125/QĐ-TTg ngày 15/1/2025 sửa đổi khoản 8 Điều 1 Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn...

Sóc Sơn chuyển mình mạnh mẽ, nông thôn khởi sắc

DNTH: Thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, bộ mặt nông thôn huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội) đã có nhiều khởi sắc, kinh tế ngày càng phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được nâng cao.

XEM THÊM TIN