Ồ ạt dùng kích điện, cả làng tranh nhau đi lặn tận diệt ốc sò

08:57 | 23/04/2019

DNTH: Vài năm trở lại đây, những ngư dân hành nghề lặn ở huyện Tuy Phong (tỉnh Bình Thuận) bỗng chốc “được mùa”, phất lên làm giàu, khiến nhiều người tò mò và cả làng tranh nhau đi lặn…mò bắt sò, ốc đặc sản. Khi thợ lặn chạm đáy, họ cắm 2 que xung điện xuống đất, các loài như sò ngọt, ốc móng tay, ngao 2 cồi, tu hài… chịu không nổi bèn trồi lên và thợ lặn cứ thế thu hoạch.

Để tìm hiểu họ “được mùa” bằng cách nào, chúng tôi về xã Chí Công nơi có rất đông ngư dân hành nghề lặn từ nhiều năm nay. Nếu trước đây, các thợ lặn chuyên đi lặn cho các ghe nhỏ, mỗi ghe có khoảng 5 – 10 thợ lặn. Sản lượng sò ốc lặn bắt được sẽ được ăn chia theo tỷ lệ thỏa thuận giữa chủ ghe và thợ lặn.

o at dung kich dien, ca lang tranh nhau di lan tan diet oc so hinh anh 1

Lực lượng Thanh tra thủy sản bắt 1 trường hợp sử dụng kích điện khi lặn.

Nhưng 3 năm trở lại đây, các thợ lặn muốn làm chủ, nên chuyển sang sắm thuyền thúng có gắn động cơ và tuyển thêm 3 – 4 người vừa lặn vừa kéo. Theo các thợ lặn xã Chí Công, mỗi thuyền thúng gắn động cơ và máy móc thiết bị lặn có giá trị hơn 100 triệu đồng.

Nhưng nếu lặn theo kiểu truyền thống mặc đồ người nhái để chống lạnh khi xuống vùng nước sâu, xung quanh thân người thợ lặn quấn đầy dây chì, đeo kính lặn thô sơ, ống hơi ngậm trong miệng và nhảy xuống nước tìm bắt sò ốc…thì sản lượng thu về không cao.

Do đó gần đây, dân lặn vùng biển xã Chí Công, huyện Tuy Phong thường sử dụng kích điện, nhờ đó sản lượng sò, ốc đặc sản bắt được tăng gấp đôi và thu nhập cao ngất ngưỡng khó ngành nghề nào sánh được.

Theo anh Võ Cường – một thợ lặn lâu năm ở Chí Công cho biết, mỗi thợ lặn trước kia chỉ cầm theo vợt và cào sắt để bắt sò ốc thì nay bỏ cào sắt, kèm theo 2 que chích điện. Khi thợ lặn chạm đáy, họ cắm 2 que xung điện xuống đất, các loài như sò ngọt, ốc móng tay, ngao 2 cồi, tu hài… chịu không nổi bèn trồi lên và thợ lặn cứ thế thu hoạch.

Bắt nguồn từ dân lặn ở vùng biển Phước Thể. Một số thợ lặn nơi đây đi lặn ở Khánh Hòa, vô tình biết được cách các thợ lặn kích điện để tăng thu nhập. Thế là, rất đông dân lặn ở Phước Thể truyền tai nhau, ồ ạt sử dụng xung điện trong quá trình lặn săn bắt sò, ốc, và dân lặn ở xã Chí Công cũng không ngoại lệ.

Một thợ lặn chuyên nghiệp vào mùa cao điểm sẽ có thu nhập từ 10 - 12 triệu đồng/tháng, nhưng nếu lặn có sử dụng kích điện thì thu nhập tăng gấp đôi, thậm chí gấp 3, tức là 20-30 triệu đồng/người/tháng.

Do đó, hơn 90% dân lặn nơi đây đều dùng xung điện để chích dưới đáy biển bắt sò ốc theo kiểu tận diệt nhằm cải thiện thu nhập. Tìm hiểu nơi bán các thiết bị xung điện, chúng tôi được ngư dân nơi đây cho biết, chỉ cần có nhu cầu, đặt hàng sẽ có người (địa phương) làm sẵn các thiết bị và giao tận nơi với giá 4 – 5 triệu đồng/bộ cho một người lặn.

Anh Trần Anh Tuấn – Trạm trưởng Trạm Quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản (QL và BVNLTS) huyện Tuy Phong chia sẻ, nghề lặn được đánh giá có thu nhập rất khá, nhưng khi sử dụng kích điện các loài thủy hải sản dưới đáy gần như bị tận diệt. Các chủng loại sò, ốc lớn thì trồi lên mặt đất, các con nhỏ, con non chịu không nổi bị chết vùi dưới đáy.

o at dung kich dien, ca lang tranh nhau di lan tan diet oc so hinh anh 2

Thiết bị kích điện được bán với giá 4 - 5 triệu đồng/bộ.

Không chỉ vậy, các sinh vật khác trong chuỗi thức ăn của nhiều loài cá biển cũng bị ảnh hưởng trầm trọng. Khi cá biển không có thức ăn sẽ di chuyển sang vùng khác sinh sống, và cá biển ở vùng đó sẽ khan hiếm dần. Thời gian qua, các ngành chức năng huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận đã mở nhiều lớp tập huấn, và tuyên truyền cho ngư dân hiểu tác hại của việc dùng xung điện bắt sò ốc, là tận diệt, hủy hoại môi trường, phá vỡ cấu trúc sinh thái biển.

Nhưng vì lợi ích trước mắt người dân cứ phớt lờ. Quan trọng là mức xử phạt hành vi vi phạm đánh bắt ốc sò theo kiểu tận diệt còn thấp, chưa đủ sức răn đe nên sau khi bị phạt, ngư dân lại tiếp tục tái diễn bởi lợi nhuận quá cao. Đây là vấn đề nan giải của ngành chức năng giữa bảo vệ nguồn lợi thủy sản và thu nhập trực tiếp của ngư dân.

“Năm 2018, Trạm QL và BVNLTS huyện đã xử phạt 19 trường hợp kích điện. Trong quý I/2019, trạm xử lý thêm 5 trường hợp sử dụng kích điện. Mỗi trường hợp xử phạt chỉ từ 5 – 10 triệu đồng, tùy theo máy thuyền. Tuy nhiên đây chỉ là những con số bề nổi khi lực lượng chức năng không đủ để phát hiện và xử lý triệt để khi tình trạng lặn kích điện đang diễn ra ồ ạt ở địa phương”, Trạm trưởng Trạm QL và BVNLTS Tuy Phong.

Theo Minh Vân (Báo Bình Thuận)

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hà Tĩnh: Chưa được phê duyệt vùng cấp nước, doanh nghiệp đã tự ý thu tiền dân

Nhà máy nước của Công ty THHH HT Thành Trung đã tự ý xây dựng hệ thống mở rộng vùng cấp nước, thu tiền người dân khi chưa được cơ quan chức năng chấp thuận. Song nhiều hộ dân lo lắng vì chưa biết khi nào sẽ có nước sạch và từ...

Đảo chiều hoàn lưu – một công trình xanh thân thiện với môi trường

Nếu từng ghé thăm TP.Phan Rang – Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận), hẳn mọi người sẽ ấn tượng với công trình đảo chiều hoàn lưu nằm ở bờ trái Sông Cái Phan Rang, thuộc địa phận phường Tấn Tài.

Đường ống nước sông Đà vỡ giữa ngày nắng nóng, người dân canh cánh nỗi lo

Liên quan đến sự cố rò rỉ đường ống nước sông Đà sáng ngày 8/7 khiến nhiều hộ gia đình ở Hà Nội bị cắt nước giữa ngày nắng nóng, Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco) cho biết, đã cấp nước trở lại vào...

Lộ diện nhiều “ông lớn” lấp hàng chục hecta hồ Đại Lải để kinh doanh

Nhiều người giật mình về diện tích mà 4 “ông lớn” trong tổng số hơn 10 doanh nghiệp đã và đang “xâu xé” hồ Đại Lải.

Quảng Ninh: Nhiều hồ thủy lợi phơi đáy giữa mùa mưa

Thời điểm tháng 6 hàng năm, cũng là bước vào mùa mưa, nhưng đang tồn tại một “nghịch lý”, nhiều hồ thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đang rơi vào tình trạng cạn nước, phơi đáy. Đang là tháng cao điểm của mùa hè, nắng...

Chủ tịch VARISME: “Chúng tôi muốn mọi người dân được hưởng loại nước sạch tinh khiết, có lợi cho sức khỏe”

DNTH: Ngày 5/7, Đoàn công tác của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam do ông Nguyễn Ngọc Quang, Chủ tịch tịch hiệp hội cùng ông Vũ Văn Quyết; bà Trần Phương Lan; bà Bảo Kim thuộc Hội giáo dục chăm sóc sức...

XEM THÊM TIN