PGS-TS. Đinh Trọng Thịnh: Sức ép trả lãi trái phiếu đè nặng doanh nghiệp bất động sản

09:15 | 26/02/2021

DNTH: Lãi suất và kỳ hạn trái phiếu doanh nghiệp bất động sản đang cùng tăng lên, các cơ quan quản lý phải thận trọng để tránh tạo ra bong bóng bất động sản trong năm 2021, PGS-TS. Đinh Trọng Thịnh - Học viện Tài chính nhận xét.

* Lãi suất và kỳ hạn trái phiếu doanh nghiệp bất động sản đang cùng tăng lên, ông bình luận thế nào về điều này?

PGS-TS. Đinh Trọng Thịnh - Học viện Tài chính
PGS-TS. Đinh Trọng Thịnh - Học viện Tài chính

- Trái phiếu doanh nghiệp, một trong những lĩnh vực chúng ta đang mong muốn phát triển. Kể từ cuối năm 2019 và suốt năm 2020, trái phiếu doanh nghiệp đã trở thành một trong những kênh huy động vốn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong năm 2020 đạt kỷ lục ở mức 429,5 nghìn tỷ đồng, tăng 28,3% so với năm 2019. Mức phát hành này tương đương 4,7% dư nợ tín dụng toàn hệ thống và trong năm 2020. Trong đó, các đơn vị phát triển bất động sản là những nhà phát hành lớn nhất với giá trị đạt 162 nghìn tỷ đồng, tăng 100,1% so với năm 2019, trong đó các nhà phát hành nổi bật nhất là Tập đoàn Sovico, TNR, Vinhomes và Novaland, chiếm 11% tổng giá trị phát hành trong năm 2020. Kết quả này vượt xa chỉ tiêu đặt ra của Chính phủ, cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam từng bước đi theo xu hướng thị trường. 

Năm 2020, Chính phủ đã có một số văn bản nhằm chấn chỉnh thị trường trái phiếu. Tuy nhiên, phát hành trái phiếu đang có nhiều vấn đề, thậm chí có phát hành không kiểm soát, phát hành không có cơ sở đảm bảo... Trái phiếu doanh nghiệp của nước ta chưa đi theo kinh tế thị trường. Nguyên nhân một phần là vì quản lý nhà nước còn chưa phù hợp, một phần khác là vì các doanh nghiệp chưa có thói quen về đầu tư trái phiếu, trong khi trái phiếu doanh nghiệp phụ thuộc hoàn toàn vào sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp phá sản thì có nghĩa người cho vay sẽ mất vốn hoàn toàn.

* Ông nói gì về khả năng trả lãi vay trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản hiện nay?

- Trả lãi suất, một vấn đề quan trọng đối với các doanh nghiệp. Các trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản có xu hướng kéo dài kỳ hạn hơn trong năm 2020, với mức trung bình khoảng 3,8 năm, dài hơn 1 năm so với năm 2019, lãi suất trái phiếu bình quân cũng đã tăng gần 210 điểm cơ bản lên mức bình quân 10,5%. Với tình hình hiện nay, doanh nghiệp sẽ rất khó tính toán nếu lãi suất tăng lên mức 12-13%. Đặc biệt, nếu lãi suất tăng lên 15-17% thì doanh nghiệp khó lòng mà trả được nợ. 

 

Trong khi đó, về nguyên tắc, khi kỳ hạn dài thì khả năng doanh nghiệp trả nợ sẽ lớn hơn. Tuy nhiên, kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao vì bên cho vay muốn dự phòng rủi ro. Cho nên, thanh toán nợ vay và lãi vay trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản sẽ ngày càng khó khăn. 

* Như ông nói, sức khỏe tài chính của doanh nghiệp bất động sản đang suy giảm?

- Đúng vậy, họ đang có khó khăn, dù số liệu tài chính của 17 nhà phát hành đang niêm yết trong năm 2020 cho thấy sức khỏe tài chính của các doanh nghiệp này vẫn duy trì ở mức độ tương đối an toàn. Một thực tế, thị trường bất động sản năm 2020 cũng có những điểm đặc biệt nhờ sự đóng góp của trái phiếu doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp làm ăn tương đối tốt và có lãi trong bối cảnh giá bất động sản không giảm xuống, thậm chí tại TP.HCM và Hà Nội, giá bất động sản một số phân khúc nhà ở, hoặc đất nền vùng ven vẫn tiếp tục tăng lên, có nơi lên tới vài chục phần trăm. 

* Theo ông, có khả năng các doanh nghiệp bất động sản tiếp tục huy động vốn qua trái phiếu trong năm 2021 không? 

- Năm 2021 sẽ tiếp tục xu hướng tăng phát hành trái phiếu bất động sản do các doanh nghiệp cần thêm vốn để tái khởi động hoạt động kinh doanh và tái cấu trúc cơ cấu tài chính trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng sẽ thấp hơn do năm 2021 các cơ quan quản lý nhà nước siết chặt các tiêu chuẩn phát hành nhằm đảm bảo sự an toàn của trái phiếu và các nhà đầu tư. 

* Điều gì cần lưu ý trong năm 2021 đối với phát hành trái phiếu bất động sản của doanh nghiệp?

- Đến nay, nước ta đã có những quy định chặt chẽ hơn về phát hành trái phiếu, nhằm giảm thiểu sự xáo trộn trên thị trường. Vấn đề quan trọng bây giờ là các cơ quan quản lý nhà nước giám sát chặt chẽ các hoạt động phát hành trái phiếu, chỉ khi đó mới có thể đảm bảo việc phát hành trái phiếu đi vào nề nếp. 

* Cảm ơn ông.

Báo cáo mới nhất về thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Fiin Ratings cho thấy sự thay đổi về năng lực tài chính của các nhà phát hành trong năm 2020: 

Hệ số chi trả lãi vay trung bình đã giảm từ mức 4,5 lần trong năm 2019 xuống còn 3,4 lần trong năm 2020. Mặc dù giảm đáng kể năng lực trả lãi vay nhưng mức độ này về cơ bản vẫn ở mức chưa đáng lo ngại nếu so với bình quân trong 5 năm vừa qua. Bên cạnh đó, hệ số nợ vay ròng/EBITDA đã tăng lên mức 2,8 lần. Tuy hệ số này đã tăng so với năm 2019 nhưng vẫn thấp hơn kỳ hạn bình quân của trái phiếu bất động sản hiện ở mức 3,8 năm. Tuy nhiên, sự phân hóa đang ngày càng rõ rệt trong năm 2020 giữa các đơn vị đầu ngành, như Vinhomes và các đơn vị còn lại. Khi loại bỏ nhà phát hành lớn nhất này thì sức khỏe tài chính của các doanh nghiệp còn lại trong ngành đã bị suy yếu. 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hải Phòng - Café khởi nghiệp sáng tạo

DNTH: Vừa qua, Trung tâm Phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo - Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hải Phòng tổ chức chương trình Café khởi nghiệp sáng tạo. Tham dự có ông Nguyễn Đình Vinh - Phó Giám đốc Sở KH&CN, đại diện...

Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng: Người kiến tạo công nghệ xử lý rác thải "Made in Vietnam"

"Không xử lý được môi trường, đừng nghĩ đến phát triển bền vững" - Đó là chia sẻ của Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghệ T-TECH Việt Nam. Với hơn 22 năm cống hiến, ông đã tiên phong...

Loạt doanh nghiệp bị xử phạt thuế

DNTH: Với hành vi kê khai sai thuế, 3 doanh nghiệp bao gồm Kosy, Tập đoàn TNT và Hodeco đã phải chịu án phạt nặng, trong đó Kosy chịu mức phạt và truy thu lên đến hơn 6,8 tỷ đồng.

Gỡ nút thắt về vốn cho ngành lương thực thực phẩm

DNTH: Các chuyên gia đề xuất ngân hàng cần linh hoạt hơn trong chính sách tín dụng để tháo gỡ khó khăn, giúp ngành lương thực thực phẩm ổn định sản xuất, phát triển bền vững.

Giảm gánh nặng thủ tục, mở rộng cơ hội cho doanh nghiệp

DNTH: Nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8%, Việt Nam đang tăng cường cải cách thể chế và cải thiện môi trường kinh doanh.

Loài trà hoa vàng mang tên chung Việt - Nhật

Trong những ngày đại hàn cuối đông, chị Phạm Thị Lý, nhà khoa học gắn bó với nông dân gọi điện rủ tôi đi thăm lại khu bảo tồn Nam dược Nhất Dương Sinh.

XEM THÊM TIN