Phấn đấu chỉ tiêu trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025

19:25 | 24/12/2021

DNTH: Việc xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, củng cố vững chắc và nâng cao chất lượng ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) luôn được các cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh Bắc Giang xác định là nhiệm vụ trọng tâm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Truong_THPT_Hiep_Hoa_so_1-6177
Kết thúc giai đoạn 2016 - 2020, tháng 12 năm 2020, toàn tỉnh Bắc Giang có 691 trường đạt chuẩn quốc gia.

Giai đoạn 2016 - 2020, căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVIII, Nghị quyết số 24/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, giai đoạn 2016 - 2020, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 892/KH-UBND ngày 07/4/2016 về xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2016 - 2020, thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016 - 2020 để tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện.

Việc xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia được cấp ủy, chính quyền các cấp xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương trong cả giai đoạn và từng năm; được cụ thể hóa trong Nghị quyết của HĐND và Kế hoạch của UBND các cấp. Các địa phương đều xây dựng kế hoạch, thành lập Ban chỉ đạo cấp huyện, xây dựng cơ chế đầu tư từ ngân sách địa phương; ưu tiên bố trí các nguồn lực để thực hiện kế hoạch xây dựng trường chuẩn; chỉ đạo các phòng chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn lập kế hoạch chi tiết để tổ chức kiểm tra công nhận trường đạt chuẩn quốc gia theo lộ trình.

Các sở, ngành tỉnh đã chủ động phối hợp với Sở GD&ĐT tham mưu UBND tỉnh và hướng dẫn UBND các các huyện, thành phố huy động các nguồn lực; đảm bảo diện tích đất trường học; quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng; bố trí đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đảm bảo theo các tiêu chuẩn của trường học đạt chuẩn quốc gia các cấp học.

Kết thúc giai đoạn 2016 - 2020, cuối tháng 12 năm 2020, toàn tỉnh Bắc Giang có 691 trường đạt chuẩn quốc gia (chiếm tỷ lệ 92,1%, tăng 12,2% so với 2015).Trong đó, có 99 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 (chiếm tỷ lệ 13,2%, tăng 5,8% so với 2015). Đóng góp vào thành tích chung của tỉnh, điển hình là các huyện: Lạng Giang 67/68 trường (tiểu học và THCS), Yên Dũng 59/60 trường (mầm non, tiểu học) Việt Yên 60/62 trường, thành phố Bắc Giang 50/52 trường; tại 02 huyện, có hai cấp học 100% trường đạt chuẩn là huyện Lạng Giang (tiểu học và THCS), huyện Yên Dũng (mầm non, tiểu học).

Thành quả bước đầu … xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia

Những thành quả xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh Bắc Giang đã góp phần tạo nên nền tảng quyết định, củng cố vững chắc và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn; góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, qua đó tỉnh Bắc Giang còn đóng góp vào thành tích chung của cả nước, nằm trong top đầu về tỉnh có tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia.

Nhằm bảo đảm các điều kiện, phát huy kết quả đã đạt được, tỉnh Bắc Giang tiếp tục tập trung nguồn lực để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, huy động tổng hợp các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, hạ tầng công nghệ số, công nghệ thông tin; đào tạo bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng “chuẩn hóa - hiện đại hóa - xã hội hóa - hội nhập quốc tế”.

Ngày 11/8/2021, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Kế hoạch xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là Kế hoạch). Nhiệm vụ của Kế hoạch này là kế thừa, tiếp tục thực hiện kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020 với mục tiêu, quyết tâm hoàn thành vượt mức Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; củng cố vững chắc chất lượng các tiêu chí của trường đã đạt chuẩn; xây dựng các trường công nhận mới và nâng chuẩn, phấn đấu đến năm 2025 có 97,3% trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó, 26,5% trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

Ở Kế hoạch này, UBND tỉnh Bắc Giang đặt mục tiêu cụ thể cho cả giai đoạn, đồng thời, cụ thể hóa kế hoạch từng năm, giao chỉ tiêu đến từng huyện, từng cơ sở giáo dục theo từng cấp học. Theo đó, đến hết năm 2025, toàn tỉnh phấn đấu có 494 trường mức độ 1 (gồm 158 Trường mầm non, 144 Trường tiểu học, 163 Trường THCS, TH&THCS, 29 Trường THPT) và 194 trường mức độ 2 (71 Trường mầm non, 71 Trường tiểu học, 47 Trường THCS, TH&THCS, 05 Trường THPT), trong đó, có 94 trường công nhận lại, 100 trường nâng chuẩn từ mức 1 lên mức 2…

Như vậy, với Kế hoạch đề ra, phấn đấu đến năm 2025, tổng số trường đạt chuẩn quốc gia toàn tỉnh là 731 trường (gồm 245 Trường mầm non, 220 Trường tiểu học, 229 Trường THCS, TH&THCS, và 37 Trường THPT), trong đó, có 199 trường đạt chuẩn mức độ 2 (72 Trường mầm non, 71 Trường tiểu học, 51 Trường THCS, TH&THCS, 5 Trường THPT); phấn đấu mỗi huyện có từ 01 đến 02 trường đạt kiểm định chất lượng cấp độ 4.

Truong_THPT_Thai_Thuan-6180
Bắc Giang nằm trong Top đầu của cả nước về tỉnh có tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia.

Nhiệm vụ trọng tâm … ưu tiên phát triển giáo dục

Được sự ủng hộ và vào cuộc của các cấp uỷ, chính quyền các cấp từ tỉnh, huyện, xã trong việc chỉ đạo, điều hành, tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; xây dựng chương trình, lộ trình cụ thể về xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, các địa phương đều xác định xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển giáo dục, là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi "giáo dục là cốt sách hàng đầu" trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Người đánh giá rất cao vai trò của giáo dục đối với sự hưng thịnh của đất nước. Người luôn chỉ đạo Đảng và Nhà nước ta phải dành sự quan tâm đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo con người – “vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.

Người căn dặn: “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết”. Thực hiện lời căn dặn của Bác, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chăm lo đối với công tác giáo dục. Trong những năm qua, ngành GD&ĐT tỉnh Bắc Giang luôn nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền. Trong xây dựng và triển khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các cấp, chính quyền địa phương đều dành phương án cho phát triển ngành GD&ĐT vào quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 - 2030. Trên cơ sở đó, từng địa phương luôn dành diện tích đất để đáp ứng nhu cầu hiện tại và tăng quy mô dân số đến năm 2030, bổ sung vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hằng năm để mở rộng diện tích đất đảm bảo đủ xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia.

Thể hiện bằng việc làm cụ thể, UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương tiếp tục rà soát và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở giáo dục, ưu tiên mở rộng đất trường học; tăng cường đầu tư xây dựng phòng học, phòng bộ môn, phòng thực hành thí nghiệm, phòng chức năng theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT; quan tâm đầu tư cơ sở vật chất rèn luyện thể lực và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

Với những nỗ lực đó, hiện nay, tỷ lệ kiên cố hóa toàn tỉnh Bắc Giang đạt 93,8% (tăng 2,56% so năm 2020), trong đó, mầm non đạt 89,8% (tăng 3,69%), tiểu học đạt 93,5% (tăng 2,56% so năm 2020), THCS đạt 97,7% (tăng 1,57%), THPT công lập đạt 98,5% (tăng 0,68%). Ước đến hết tháng 12/2021, toàn tỉnh có 704 trường chuẩn quốc gia mức độ 1, đạt 93,7% (tăng 1,85% so năm 2020; toàn quốc mới đạt tỷ lệ 56,6%); có 116 trường chuẩn quốc gia mức độ 2 (đạt 15,4%); trong đó, 238 Trường mầm non chuẩn mức độ 1, đạt 94,8%; 217 Trường tiểu học chuẩn mức độ 1, đạt 98,6%; 215 Trường THCS, TH&THCS chuẩn quốc gia mức độ 1, đạt 92,7%; 34 Trường THPT chuẩn quốc gia mức độ 1 đạt 70,8%, về cơ bản đạt chỉ tiêu năm 2021…

Tuy nhiên, để đạt mục tiêu từng năm và cả giai đoạn, các địa phương cần quyết liệt hơn nữa trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm túc các nội dung theo 8 giải pháp trong Kế hoạch của tỉnh; phát huy vai trò chủ động, chủ công trong tham mưu, đề xuất, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện của chính các cơ sở giáo dục, nhất là quyết tâm và sự sâu sát của người đứng đầu đơn vị. Thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ để kịp thời tháo gỡ khó khăn, bất cập và đề xuất giải quyết cho cơ sở giáo dục.

Bên cạnh đó, tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia là một trong những tiêu chỉ giúp địa phương về đích nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, góp phần hoàn thành chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và Nghị quyết đại hội các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Do vậy, các cấp, các ngành, trong đó, chủ công là ngành GD&ĐT tỉnh Bắc Giang cần quyết tâm thực hiện các giải pháp, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025./.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Bừng sáng tài sắc muôn hoa tại vòng Bán kết Press Beauty 2025

DNTH: Ngày 29/3, Top 20 nữ sinh đã cùng tranh tài tại vòng thi bán kết của cuộc thi Tài sắc nữ sinh Báo chí (Press Beauty) 2025. Vòng thi là một sân khấu rực lửa, nơi thể hiện tài năng của các thí sinh sau quá trình được học tập, rèn luyện...

Độc đáo lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang

DNTH: Lễ cầu mưa là nét văn hóa dân gian đặc trưng của đồng bào dân tộc Jrai, với mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, mong cho dân làng có sức khỏe tốt, cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Dân vũ “Tháng Ba Tây Nguyên - Em là hoa Pơ lang”

DNTH: Chương trình dân ca dân vũ “Tháng Ba Tây Nguyên - Em là hoa Pơ lang” của các dân tộc Tây Nguyên là một trong những điểm nhấn thú vị tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) cuối tuần này.

Nhiều sản phẩm du lịch mới của Hà Nội sắp ra mắt

DNTH: Theo số liệu báo cáo của Sở Du lịch Hà Nội, trong tháng 3/2025, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,61 triệu lượt khách. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 709.000 lượt, khách du lịch nội địa ước đạt 1,91 triệu...

Tu bổ, tôn tạo di tích Đền Đuổm (Thái Nguyên) xứng tầm giá trị lịch sử

DNTH: Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam, các loại hình tín ngưỡng, thờ cúng anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước xuất hiện từ rất sớm, phản ánh quá trình dựng nước, giữ nước trong lịch sử, là...

Hành trình đi tìm hương vị trong phố

DNTH: Hà Nội - nơi mỗi món ăn là một mảnh ghép ký ức. Dự án sách "Ký hoạ hương vị phố Cổ Hà Nội" ra đời từ cái duyên gặp gỡ của nhóm thi họa và những người trót yêu Hà Nội cùng chung một khát vọng: lưu giữ và lan tỏa những...

XEM THÊM TIN