Phát huy vai trò đổi mới sáng tạo của đội ngũ nữ trí thức
17:39 | 04/10/2024
DNTH: Ngày 4/10, tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia NIC (Khu Công nghệ cao Láng - Hòa Lạc) đã diễn ra Hội nghị Mạng lưới các nhà khoa học nữ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năm 2024 với chủ đề “Vai trò của phụ nữ trong khoa học, công nghệ và hội nhập quốc tế vì sự phát triển bền vững”.
Mạng lưới các nhà khoa học và kỹ sư nữ khu vực châu Á - Thái Bình Dương được thành lập năm 2011. Đến nay có 15 thành viên thuộc 15 nước và vùng lãnh thổ bao gồm: Australia, Bangladesh, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Mông Cổ, Nepal, Pakistan, Sri Lanka, Đài Loan (Trung Quốc), Myanmar, Indonesia, Singapore, Philippines và Việt Nam.
Kể từ khi hoạt động, Mạng lưới đã tạo điều kiện cho các thành viên có cơ hội hợp tác nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi các vấn đề chung, các dự án và các sáng kiến nhằm phục vụ cho sự phát triển của từng thành viên.
Hội nghị Mạng lưới các nhà khoa học và kỹ sư nữ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (INWES-APNN) năm 2024 do Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Hội Nữ trí thức Việt Nam tổ chức. Đây là Hội nghị thường niên, được tổ chức luân phiên giữa các nước và năm 2024 là lần thứ 2 hội nghị được tổ chức tại Việt Nam. Hội nghị quy tụ hơn 300 đại biểu trong đó có 60 đại biểu quốc tế đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng đông đảo các hội viên nữ trí thức, những nhà khoa học, báo cáo viên đến từ 8 Hội thành viên, 35 Chi hội trực thuộc Hội Nữ trí thức Việt Nam.
Hội nghị nhằm chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, mở rộng cơ hội hợp tác của Mạng lưới các nhà khoa học và kỹ sư nữ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương; tăng cường tiếp xúc song phương giữa Hội Nữ trí thức Việt Nam với các tổ chức, trường học trong và ngoài khu vực. Đồng thời đánh giá kết quả, tiến độ thực hiện các kết luận, cam kết của các tổ chức khoa học và kỹ sư nữ các quốc gia trong khu vực; định hướng kế hoạch hoạt động và thúc đẩy hợp tác, cơ chế phối hợp và trao đổi kinh nghiệm giữa các Hội, tổ chức trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội biểu dương những nỗ lực của Hội LHPN Việt Nam và Hội Nữ trí thức Việt Nam trong công tác kết nối, mở rộng quan hệ hợp tác khoa học, công nghệ cho nữ trí thức Việt Nam với các quốc gia trong khu vực; đóng góp xứng đáng và có trách nhiệm cho những hoạt động chung của Mạng lưới các Nhà khoa học và kỹ sư nữ khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Trải qua 13 năm xây dựng và phát triển, Hội Nữ trí thức Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, từ 350 hội viên ban đầu khi Hội mới thành lập, đến nay Hội đã có gần 6.000 hội viên (trong đó có 24 Giáo sư, 224 Phó Giáo sư, 727 Tiến sĩ và gần 2.000 Thạc sĩ). Nhiều hội viên đã được tôn vinh trong nước và quốc tế, được nhận các giải thưởng khoa học như: Giải thưởng Nhà nước về KH-CN, giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Vifotex, các giải quốc tế, các giải thưởng của Quỹ nước ngoài (Quỹ Sophia Kovalevskaia, Quỹ L’Oreal-UNESCO)...
Hội nghị lần này với chủ đề “Vai trò của phụ nữ trong khoa học, công nghệ và hội nhập quốc tế vì sự phát triển bền vững” là sự kiện đánh dấu sự tiên phong của Hội Nữ trí thức Việt Nam trong việc thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, GS.TS Lê Thị Hợp - Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam khẳng định Hội nghị lần này không chỉ là một diễn đàn để chia sẻ kiến thức mà còn là cầu nối để các bên cùng nhau xây dựng một tương lai bền vững hơn, nơi mà phụ nữ được trao quyền và đóng góp hết mình vào sự phát triển của cộng đồng.
"Hội nghị tập trung đánh giá những kết quả đã đạt được cũng như những thách thức mà các tổ chức khoa học và kỹ sư nữ trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đang đối mặt. Hai phiên họp chuyên đề về sức khỏe, môi trường và về giới, kỹ thuật và toán học sẽ mang đến những góc nhìn sâu sắc về những vấn đề cấp bách trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, và sẽ đưa ra những giải pháp khả thi. Mặt khác, Hội nghị cũng sẽ đưa ra được những kiến nghị đích đáng đóng góp vào việc mở rộng mạng lưới hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức nữ trong khu vực". GS.TS Lê Thị Hợp nhấn mạnh.
Đây không chỉ là cơ hội để Việt Nam lắng nghe và học hỏi từ các nước trong khu vực mà còn là dịp để các nhà khoa học nữ, từ mọi quốc gia, có thể kết nối, chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác nhằm tạo ra những sáng kiến đột phá thúc đẩy bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ.
Bên cạnh phiên khai mạc trọng thể, Hội nghị sẽ diễn ra hai hội thảo chuyên đề: “Giới và STEM” và “Sức khỏe và Môi trường”. Phiên thảo luận sẽ tập trung và các nội dung như: báo cáo hoạt động của các quốc gia, bàn thảo chiến lược hoạt động của APNN cho các năm tiếp theo, thông qua Chương trình hành động và họp Ban lãnh đạo Mạng lưới quốc tế INWES và Mạng lưới khu vực APNN. Theo đó, Hội nghị đã nhận được hơn 50 báo cáo chất lượng cao từ các quốc gia và Việt Nam. Các báo cáo này đã được đội ngũ chuyên môn thẩm định kỹ lưỡng, đảm bảo tính khoa học và tính cấp thiết của các vấn đề được đề cập. Các quốc gia tham báo cáo, gồm: Australia, Bangladesh,Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Mông Cổ, Nepal, Philippines, Sri Lanka, Đài Loan (Trung Quốc) và Việt Nam.
Ngoài các hoạt động chuyên môn, Hội nghị còn tổ chức nhiều hoạt động bên lề hấp dẫn như: triển lãm tranh của các họa sĩ nữ; triển lãm sản phẩm khoa học và công nghệ của các nhà khoa học nữ; Gala Diner và biểu diễn nghệ thuật.
Đáng chú ý là triển lãm sản phẩm khoa học và công nghệ của các nhà khoa học nữ với khoảng hơn 20 gian hàng tập trung đa dạng các sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm sức khỏe, các sản phẩm OCOP, sản phẩm gia công nghệ thuật… tạo nên sự thu hút và hấp dẫn cho toàn bộ triển lãm.
Bên cạnh đó, BTC cũng tổ chức hoạt động khám phá Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia nhằm giới thiệu với các đại biểu quốc tế Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia đầu tiên được xây dựng theo chuẩn mực quốc tế phổ biến tại Việt Nam. Trong khuôn khổ Hội nghị, chiều ngày 5/10 các đại biểu sẽ thăm quan Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, Khu Công nghệ cao Hòa Lạc.
Hội nghị INWES-APNN 2024 được tổ chức tại Việt Nam là hoạt động có ý nghĩa lớn, nhằm tạo đà cho các hoạt động hợp tác phát triển của Hội Nữ trí thức Việt Nam không chỉ với các đối tác quốc tế, mà còn với các tổ chức, cơ quan, viện nghiên cứu, trường đại học tại Việt Nam. Qua đó, nâng cao vai trò, vị thế, uy tín và trách nhiệm của Hội Nữ Trí thức Việt Nam trong phát huy vai trò đổi mới sáng tạo của đội ngũ nữ trí thức (Women Innovation) nhằm phục vụ phát triển bền vững đất nước với những mục tiêu, nhiệm vụ tới năm 2030, tầm nhìn 2045 phù hợp với tinh thần của Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
Phan Trang - Thế Chiến
Cùng chuyên mục
- Tags:
- sữa non tổ yến /
- DaviPure /
- nhà khoa học và kỹ sư nữ /
- Sanaku /
- nữ trí thức /
- Sữa /
- Châu Á /
- Thái Bình Dương /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Chân dung bà Nguyễn Đức Thạch Diễm - "bóng hồng" quyền lực Sacombank
DNTH: Từ khi đảm nhiệm vị trí CEO Sacombank, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm đã dẫn dắt ngân hàng vượt qua giai đoạn khó khăn. Dưới sự lãnh đạo của bà, Sacombank ghi nhận kết quả kinh doanh không ngừng tăng trưởng.
Doanh nhân Việt và khát vọng Việt Nam hùng cường
DNTH: Vào dịp ngày doanh nhân Việt Nam (13/10) năm nay, cộng đồng doanh nhân đón tin vui khi Tiến sĩ, tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo cùng hai nữ doanh nhân khác được Tạp chí uy tín Fortune (Mỹ) vinh danh trong danh sách “Những người phụ nữ...
Doanh nghiệp, doanh nhân tiên phong phát triển cùng đất nước
DNTH: Trong suốt chặng đường vừa qua, doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam luôn tiên phong phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích của quốc gia, vì sự hùng cường thịnh vượng của đất nước và vì hạnh phúc của nhân dân.
Gia Lai tôn vinh nhiều thành viên Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh
DNTH: Chiều 11/10, tại TP. Pleiku, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Gia Lai tổ chức kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024). Ông Nguyễn Tuấn Anh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai tham dự chương...
Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10: Gia tăng 'đàn sếu' cho nền kinh tế
DNTH: Việt Nam hiện có hơn 930.000 doanh nghiệp đang hoạt động; trong đó, khoảng 97% là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Những đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp cũng vô cùng lớn.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt các doanh nhân tiêu biểu
DNTH: Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), chiều 11/10/2024, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt Đoàn đại biểu doanh nhân tiêu biểu của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hội Doanh nghiệp...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...