Phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu

21:49 | 29/03/2024

DNTH: Triển vọng thương mại toàn cầu năm 2024 vẫn rất bấp bênh, nền kinh tế nước ta vẫn phải đối mặt với những khó khăn thách thức không hề nhỏ. Vì vậy, năm 2024, cần phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu.

1
 Năm 2024, phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu. Ảnh internet.

Kinh tế Việt Nam năm 2024 đã đi được 1/4 chặng đường trong bối cảnh kinh tế thế giới dần hồi phục nhưng bấp bênh, đối mặt với nhiều yếu tố rủi ro, bất định. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang bị kìm hãm bởi ảnh hưởng của xung đột và rủi ro địa chính trị; sự suy giảm của các giải pháp kích cầu và lãi suất vẫn ở mức cao; giá hàng hóa cơ bản biến động khó lường; lạm phát dai dẳng và có thể trỗi dậy; tình trạng phân mảng địa kinh tế gia tăng; khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc và thời tiết cực đoan.

Các tổ chức tài chính và kinh tế quốc tế đều dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024 thấp hơn năm 2023.

Kinh tế nước ta vẫn phải đối mặt với những khó khăn thách thức không hề nhỏ của nền kinh tế có độ mở lớn, tổng cầu tiêu dùng phục hồi chậm, đan xen với thách thức mang yếu tố chủ quan từ nội tại của nền kinh tế. 

Khu vực doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với những khó khăn về thị trường đầu ra, thiếu đơn hàng, thiếu vốn và lao động có kỹ năng.

Trong quý I/2024, tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình và chính phủ tăng 4,93%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá so sánh chỉ tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 10,1%). 

Tuy vậy, trong quý này có 53,4 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn; 15,5 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể; có 5,1 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể; bình quân một tháng có gần 24,7 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

  1. Nguyễn Bích Lâm cho biết: Trong khó khăn, thách thức luôn xuất hiện cơ hội. Năm 2024, kinh tế nước ta có những điểm sáng, với thời cơ và vận hội mà không phải quốc gia nào cũng có được để phát huy hiệu quả hơn các động lực hiện có và tạo dựng các động lực mới cho phát triển.

Đối mặt với khó khăn, thách thức, với sự năng động của doanh nghiệp trong nắm bắt tín hiệu thị trường, chủ động tìm kiếm đơn hàng, giữ được thị trường truyền thống, quan trọng, nhiều tiềm năng, mở thêm thị trường mới; với tinh thần trách nhiệm, nỗ lực của Chính phủ trong đàm phán mở thêm thị trường xuất khẩu chính ngạch cho các mặt hàng xuất khẩu. 

2
Năm 2024, phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu. Ảnh internet.

Hoạt động thương mại hàng hoá quốc tế là điểm sáng trong bức tranh kinh tế quý I/2024 của nước ta với xuất siêu 3 tháng đầu năm đạt 8,08 tỷ USD, phản ánh vai trò và vị thế của kinh tế Việt Nam trong hoạt động thương mại quốc tế; phản ánh năng lực của nền kinh tế trong việc củng cố và thúc đẩy động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu, tạo sự ổn định vĩ mô thông qua gia tăng nguồn lực ngoại tệ trong bối cảnh giá trị đồng USD tăng, tạo thêm dư địa để Ngân hàng Nhà nước giữ ổn định tỷ giá, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng.

Tuy vậy, xuất siêu của nền kinh tế dựa vào khu vực FDI, khu vực kinh tế trong nước vẫn nhập siêu. Bên cạnh đó, xuất siêu 3 tháng đầu năm do xuất khẩu rau quả và gạo vẫn tiếp được đà của quý IV/2023; ngành dệt may, da giầy đã có được đơn hàng mới đến hết tháng 6/2024. Những lợi thế này khó duy trì trong cả năm 2024.

Bức tranh thương mại hàng hóa quốc tế trong 3 tháng đầu năm có thêm sắc màu tươi mới đó là tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của khu vực kinh tế trong nước đạt 26,2%, cao hơn nhiều tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu 13,9% của khu vực FDI. Tuy vậy tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước còn thấp, chỉ chiếm gần 27,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn nền kinh tế. Xuất, nhập khẩu hàng hoá vẫn phụ thuộc vào khu vực FDI.

Cùng với đó, tiếp theo thành tích và dấu ấn của năm trước, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả, nông sản và gạo tăng ở mức cao với 2 con số gấp 1,34 lần so với mức tăng của cùng kỳ năm trước. 

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu quý I/2024 so với cùng kỳ năm trước của mặt hàng rau quả tăng 31%; mặt hàng nông sản (điều, cà phê, chè, hạt tiêu) tăng 31,4%; gạo tăng 44,2%.

3
Năm 2024, phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu. Ảnh internet.

Một số mặt hàng xuất khẩu truyền thống là thế mạnh của Việt Nam đã chấm dứt đà suy giảm, tăng trưởng cao trở lại như: Gỗ và sản phẩm gỗ tăng 18,9%; dệt may tăng 7,9%; giày dép tăng 11,7%. 

Bên cạnh đó, nhập khẩu tư liệu sản xuất đã tăng cao trở lại đạt mức 14,5 %, phản ánh sản xuất của nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi.

Tuy vậy, hoạt động thương mại hàng hoá quốc tế của nước ta phụ thuộc vào số ít thị trường. Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ chiếm 28,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, trong khi đó kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc chiếm 34,6% tổng kim ngạch nhập khẩu. 

Điều này phản ánh hoạt động thương mại hàng hóa quốc tế của Việt Nam dễ bị tổn thương bởi các cú sốc, những bất ổn kinh tế và điều chỉnh chính sách thương mại để hạn chế thâm hụt cán cân thương mại hàng hoá của các đối tác thương mại này.

Điểm sáng nổi bật, có ý nghĩa quan trọng, nâng cao năng lực, tạo nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế trong quý I/2024 đó là thực hiện giải ngân vốn đầu tư công cùng với thu hút và giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khởi sắc.

Trong quý I/2024, Thủ tướng Chính phủ đã khẩn trương chỉ đạo và đôn đốc thực hiện giải ngân vốn đầu tư công các dự án trọng điểm quốc gia nhằm phát huy vai trò dẫn dắt, kích hoạt các nguồn lực xã hội cho phát triển, tạo không gian phát triển mới cho nền kinh tế. 

4
Năm 2024, phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu. Ảnh internet.

Vốn đầu tư công thực hiện quý I/2024 ước đạt 97,7 nghìn tỷ đồng, bằng 13,9% kế hoạch năm và tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước (quý I/2023 thực hiện đạt 12,9% kế hoạch năm)và tăng 21,6%). 

Theo cấp quản lý, vốn Trung ương đạt 15,7 nghìn tỷ đồng, bằng 14,2% kế hoạch năm và giảm 8,1% so với cùng kỳ năm trước. Tuy giải ngân vốn đầu tư công của các bộ, ngành, cơ quan trung ương đạt kế hoạch cao hơn mức giải ngân bình quân chung của cả trung ương và địa phương, nhưng tố độ giải ngân giảm so với cùng kỳ năm trước. Vốn địa phương đạt 82 nghìn tỷ đồng, bằng 13,8% kế hoạch và tăng 6,4%.

Trên góc độ thương mại và đầu tư quốc tế, Việt Nam không có đối thủ về quan hệ đối tác và mức độ cởi mở trong tiếp cận thị trường. Kinh tế nước ta ngày càng khẳng định và củng cố vai trò quan trọng trong chiến lược đa dạng hoá chuỗi cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia.

Với sự năng động trong cải cách môi trường thể chế, dỡ bỏ các rào cản trong kinh doanh và đầu tư, tạo môi trường thông thoáng, minh bạch được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá là cởi mở và thân thiện.

Cùng với đó, Chính phủ đã nới lỏng quy định sở hữu nước ngoài tại các công ty niêm yết làm giảm bớt gánh nặng cho nhà đầu tư, nới lỏng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các công ty niêm yết; cho phép nhà đầu tư nước ngoài đầu tư không giới hạn vào trái phiếu Chính phủ.

 Theo Thương Hiệu Và Công Luận

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Thị trường tiềm năng xuất khẩu viên nén gỗ của doanh nghiệp Việt Nam lớn như thế nào?

DNTH: Ông Olaf Naehrig, kỹ sư trưởng Tập đoàn KAHL: Ngành viên nén Việt Nam cần thúc đẩy mở cửa thị trường tại Châu Âu. Bởi vì đây mới là khu vực tiêu thụ nhiều viên nén nhất trên thế giới.

'Sự thật Việt Nam đã thành nước Tự do, Độc lập'

DNTH: Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố trước quốc dân, đồng bào và toàn thế giới ngày 2/9/1945 đã khẳng định Việt Nam là một quốc gia tự do, độc lập. Ở đó người dân có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu...

Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Những điểm nhấn trên thị trường vốn

DNTH: Tháng 8/2024, kinh tế Việt Nam tiếp tục đón nhận nhiều đánh giá tích cực. Ngân hàng Thế giới (WB) đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2024 lên 6,1% từ mức 5,5% trước đó. Tăng trưởng trong hai năm 2025 và 2026...

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của độc lập, tinh thần dân tộc, lòng yêu nước và ý chí kiên cường

DNTH: "Đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung, cộng đồng người Việt Nam ở Trung Quốc nói riêng, Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là biểu tượng của độc lập, của tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước, ý chí bất...

Những quy định mới trong kinh doanh bất động sản 

DNTH: Cả 3 bộ luật có ảnh hưởng trực tiếp đến ngành bất động sản (Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 và Luật Đất đai 2024) đã có hiệu lực góp phần quan trọng, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, giúp thị trường...

Doanh nghiệp xuất khẩu cần lưu ý gì trong vụ kiện phòng vệ thương mại?

DNTH: Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ngày càng đối mặt với nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) mới từ các quốc gia nhập khẩu, đòi hỏi cần có những biện pháp ứng phó kịp thời. Phóng viên báo Tin tức đã trao đổi với...

XEM THÊM TIN