Phát huy văn hóa Xứ Đoài trong dòng chảy văn hóa Việt
18:49 | 21/10/2022
DNTH: Trong kho tàng di sản văn hóa Việt Nam, văn hóa xứ Đoài là một kho báu vô giá, nhưng cho đến nay, phần nhiều vẫn còn nằm dưới dạng tiềm năng. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, việc lượng giá các di sản văn hóa xứ Đoài cần tiếp tục đi vào chiều sâu. Cùng với đó, cần tập trung ngay xây dựng điểm nhấn vào thị xã Sơn Tây, nơi hội tụ và lan tỏa các giá trị của di sản văn hóa xứ Đoài.
Xứ Đoài trong văn hóa Việt
Theo GS.TSKH Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam thì xứ Đoài là một danh xưng chỉ một không gian tương đối rộng lớn ở phía Tây kinh thành Thăng Long, về đại thể tương ứng thừa tuyên Sơn Tây thời Lê Thánh Tông. Vùng đất này được hình thành khá sớm do quá trình bồi tụ của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Từ thời đồ đá trên vùng đất này đã tìm thấy dấu vết cư trú của người cổ. Xứ Đoài là cái nôi của nền văn minh Việt cổ, là nơi các vua Hùng lập quốc và xây dựng kinh đô Phong Châu.
Khi quốc gia Âu Lạc bị mất chủ quyền, người Việt đã kiên cường đứng lên đấu tranh giành lại độc lập. Cuộc khởi nghĩa mở đầu cho công cuộc chống Bắc thuộc, làm chấn động cả Giao Châu do Hai Bà Trưng lãnh đạo cũng dấy lên từ xứ Đoài. Trên vùng đất địa linh – nhân kiệt này, tiếp nối truyền thống Anh hùng của Trưng nữ vương còn có những thủ lĩnh ghi danh vào lịch sử thời kỳ chống các chính quyền đô hộ phương Bắc như Lý Bí, Phùng Hưng và đặc biệt, Sơn Tây còn là quê hương của vị anh hùng trung hưng nước Việt Ngô Quyền.
Xứ Đoài còn là một vùng đất văn vật với nhiều hiền tài có những đóng góp to lớn cho đất nước trong suốt chiều dài lịch sử. Đây là quê hương của những danh nhân và nhân vật lịch sử nổi tiếng như Phùng Khắc Khoan, Giang Văn Minh, Khuất Duy Tiến… trong lịch sử khoa cử Việt Nam, xứ Đoài đã đóng góp hàng trăm nhà khoa bảng nổi danh được khắc tên trên bia đá Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Sơn Tây là nơi nổi lên những dòng họ danh tiếng như họ Ngô (Ngô gia văn phái), họ Phan (Sài Sơn), họ Phùng (Đường Lâm), họ Đặng (Chương Mỹ)…
Trong quá trình tiếp xúc với văn minh Ấn Độ, Phật giáo được du nhập sớm vào Việt Nam và góp phần tạo dựng nên bản sắc văn hóa Việt. Nhiều tư liệu lịch sử và khảo cổ cho thấy xứ Đoài là một trong những nơi phát tích sớm nhất của Phật giáo Việt Nam. Vào khoảng thế kỷ thứ III, Khương Tăng Hội, người được coi là Tổ sư của Thiền học Việt Nam đã dừng chân ở núi Tam Đảo và cho xây dựng một ngôi chùa để truyền đạo. Trong những năm gần đây, khi tiến hành xây Thiền viện Tây Thiên, dấu vết nền móng một ngôi chùa cổ có niên đại thế kỷ thứ III đã xuất lộ. Từ sau đó, xứ Đoài trở thành mảnh đất linh thiêng in đậm dấu ấn các giai đoạn phát triển của Phật giáo Việt Nam với những danh lam, cổ tự nổi tiếng không chỉ trong cả nước mà còn được biết đến ở nhiểu nước trên thế giới. Trong số các ngôi chùa danh tiếng này phải kể đến chùa Thiên Phúc (chùa Thầy) ở Quốc Oai gắn với những sự tích ly kỳ của pháp sư Từ Đạo Hạnh, chùa Sùng Phúc (Tây Phương) ở Thạch Thất với kiến trúc độc đáo và hệ thống tượng pháp gồm những kiệt tác hiếm có trong nghệ thuật điêu khắc tôn giáo, chùa Hương Tích nổi tiếng với cảnh trí sơn thủy hữu tình và là nơi phát xuất nhiều sơn môn Phật phái phía Bắc .
GS.TSKH Vũ Minh Giang cũng chỉ ra rằng, nét đặc sắc của văn hóa xứ Đoài còn thể hiện ở hàng loạt các di sản văn hóa phi vật thể như lễ hội đền Và (Đông Cung), một lễ hội linh thiêng tôn thờ Tản Viên Sơn Thánh, vị thần đứng đầu trong “tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam, đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa và di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Có thể nói xứ Đoài là bức tranh thu nhỏ của văn hóa Việt Nam, nhưng lại chứa đựng những nét đặc sắc riêng có không thấy ở bất cứ nơi đâu. Trong kho tàng di sản văn hóa Việt Nam, văn hóa xứ Đoài là một kho báu vô giá, nhưng cho đến nay, phần nhiều vẫn còn nằm dưới dạng tiềm năng.
Tôn tạo và phát huy giá trị các di sản văn hóa xứ Đoài
Theo GS.TSKH Vũ Minh Giang, do nhiều lý do, trong đó có việc không ổn định về địa giới hành chính, nhiều di sản (cả vật thể và phi vật thể) trong không gian văn hóa xứ Đoài chưa có điều kiện được khai thác. Để có thể biến văn hoá thành nguồn lực, khai thác các di sản như những tài nguyên, điều quan trọng đầu tiên là phải đổi mới tư duy nhận thức một cách căn bản. Trước hết phải thấm nhuần sâu sắc quan điểm văn hóa không chỉ là một lĩnh vực hoạt động thuộc phạm vi quản lý của ngành văn hóa mà là nền tảng tinh thần của xã hội, là hồn cốt, khí chất của dân tộc. Điều này cần được quán triệt sâu sắc từ lãnh đạo đến toàn dân và cần tới một chiến lược lâu dài và toàn diện.
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho rằng có thể bắt đầu ngay với những dự án cụ thể. Trước hết cần tập trung xây dựng điểm nhấn nơi hội tụ và lan tỏa các giá trị của di sản văn hóa xứ Đoài. Đó chính là thị xã Sơn Tây. Trong công việc này, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa Thành cổ Sơn Tây phải là một nội dung quan trọng.
Sơn Tây - xứ Đoài vốn là đất học với nhiều nhà khoa bảng lừng danh. Trên đất Sơn Tây còn cả một Văn miếu, dấu tích của một thời vẻ vang, nhưng tiếc rằng với nội dung khá nghèo nàn (chỉ có tượng Khổng tử và bài vị tượng trưng của Thất thập nhị hiền (72 học trò giỏi của Khổng Tử), địa điểm này chưa toát lên được “hồn cốt” của văn hóa xứ Đoài. Nên chăng có kế hoạch “rước” các cụ đỗ đại khoa được khắc tên ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám về Văn Miếu Sơn Tây. Các cụ đỗ cùng khóa thi sẽ ngự chung một bia được tái tạo y chang bia thời đó ở Văn Miếu Thủ đô. Phối thờ vào đó là các vị đã đỗ các kỳ thi Hương và thi Hội. Kinh phí tạo tác các bia này hoàn toàn có thể xã hội hoá. Con cháu và quê hương các vị đại khoa chắc chắn sẽ hoan hỷ đóng góp. Đây là cách thổi hồn xứ Đoài vào Văn Miếu.
Sơn Tây còn bảo lưu được một làng cổ tiêu biểu cho làng quê Đồng bằng Bắc Bộ. Làng cổ Đường Lâm là một di sản văn hóa vô giá được thế giới đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, cho đến nay mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển dường như vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng. Đặc biệt, cư dân trong làng chưa cảm nhận được những giá trị hữu hình mà mình đang sở hữu. Cần phải có những giải pháp đồng bộ, nhưng trước tiên phải có một dự án tạo ra sản phẩm văn hóa khai thác tốt và nâng tầm giá trị của di sản.
Giá trị của Đường Lâm không chỉ là một làng cổ bảo lưu được những nét đặc trưng của làng Việt mà còn chứa đựng trong mình những sự kiện và nhân vật lịch sử hết sức đặc biệt. Nếu triển khai ở đây một sân khấu thực cảnh mang chủ đề Tinh hoa văn hóa xứ Đoài với nội dung diễn tả những huyền thoại Tản Viên từ thời dựng nước đến những sự tích gắn với cuộc đời và sự nghiệp của các vị anh hùng dân tộc như Lý Bí, Phùng Hưng, trận chiến Bạch Đằng của Ngô Quyền… và những giá trị đặc sắc khác gắn với Phật giáo, lễ hội… chắc chắn sẽ có sức hút vô cùng lớn với du khách thập phương.
Rất nhiều lễ hội hiện nay ngay trên đất Sơn Tây cũng cần được nâng cấp và tạo thành một mạng lưới gắn kết các di sản tạo thành một hệ thống vừa phục vụ công tác giáo dục lịch sử, văn hóa, vừa tạo nên những sản phẩm văn hóa đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của Nhân dân.
Khai thác giá trị tài nguyên văn hóa không chỉ là những di tích, truyền thống cổ xưa mà theo ý tưởng văn hóa là cái còn lại khi tất cả đã mất đi thì Sơn Tây có không ít nhưng “tài nguyên” dạng này. Chẳng hạn, thị xã Sơn Tây từng được thế giới biết đến với trận tập kích cứu phi công Mỹ thất bại vào năm 1970. Với người Việt Nam thì dường như đã bị lãng quên, nhưng ở Mỹ đã có nhiều cuốn sách và bài báo viết về sự kiện này. Sự thực đây là một câu chuyện kết sức ly kỳ và hấp dẫn, và trên một phương diện nào đó là thắng lợi của Việt Nam. Nếu nơi từng giam phi công Mỹ được khôi phục lại với cảnh trí năm ấy và xây dựng thêm một phòng tranh panorama tái hiện lại toàn bộ chiến dịch Bờ Biển Ngà (Operation Ivory Coast), tập kích Sơn Tây nhưng giải cứu không thành thì chắc chắn sẽ là một điểm đến hấp dẫn và lý thú, đồng thời cũng có thể là một địa chỉ giáo dục lịch sử có hiệu quả.
Cuối cùng, GS.TSKH Vũ Minh Giang cho rằng, việc tôn tạo và phát huy các di sản văn hóa không còn chỉ là câu chuyện của ngành văn hóa mà là sự nghiệp lớn có tầm chiến lược, đòi hỏi sự đổi mới căn bản, toàn diện và sâu sắc nhận thức về văn hóa. Văn hóa cần được đối xử ngang bằng với các lĩnh vực chính trị, kinh tế và quan trọng hơn là phải có giải pháp để khai thác các di sản văn hóa như một nguồn tài nguyên vô giá và vô tận. Để làm tốt việc này cần có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa ba nhà: nhà quản lý, nhà khoa học và nhà đầu tư.
Linh Phạm
Cùng chuyên mục
- Tags:
- 200 năm /
- Thành cổ Sơn Tây /
- Xứ Đoài /
- Sơn Tây /
- Di sản văn hóa /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
“Kiến trúc Hà Nội – Giao thoa văn hóa Việt – Pháp”- một góc nhìn mới của những người trẻ về kiến trúc thủ...
DNTH: Ngày 6/12, tại Hà Nội, Tập đoàn Sun Group và Công ty CP Xây dựng Kiến trúc AA đã ra mắt cuốn sách “Kiến trúc Hà Nội – Giao thoa văn hóa Việt –Pháp”. Vượt qua giá trị của một cuốn sách nghệ thuật, đây có thể xem như một công...
Lễ hội Đình Cả: Rực rỡ sắc màu văn hóa làng quê Bắc Bộ
DNTH: Hàng năm vào tháng 11 âm lịch, Lễ hội truyền thống Đình Cả tại xã Tân Hương, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương lại được tổ chức long trọng, mang đậm dấu ấn cũng như màu sắc văn hóa truyền thống quê hương, thu hút sự quan tâm...
Giải báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn 2024: “Cuộc hội ngộ” của những thanh âm chạm vào cuộc...
DNTH: Chỉ trong vòng 5 ngày trước khi kết thúc nhận tác phẩm (15/11), hàng chục tác phẩm phát thanh dự thi ồ ạt gửi về, nâng tổng số tác phẩm dự thi ở Phát thanh – Podcast - hạng mục lần đầu tiên được đưa vào Giải báo chí toàn...
Temu dừng cung cấp dịch vụ tại Việt Nam, người mua cần làm ngay 2 điều để bảo vệ quyền lợi
DNTH: Phiên bản tiếng Việt trên website Temu đã bị gỡ bỏ.
Mười bảy doanh nghiệp Việt Nam được nhận giải thưởng UN Women WEPs Awards 2024
DNTH: Hà Nội vừa tổ chức sự kiện Hành trình tiến tới bình đẳng và thịnh vượng và Lễ trao tặng giải thưởng UN Women WEPs Awards 2024 do Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI) phối...
16 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh
DNTH: Ngày 4/12/2024, tại thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam đã chính thức được Tổ...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...