Phát triển mô hình Viện nghiên cứu khoa học trong Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 – Nhịp đập cùng công nghệ số
11:28 | 10/08/2021
DNTH: Tiến sĩ La Việt Hồng được biết đến là cựu sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Sau khi hoàn thành luận văn Tiến sĩ vào năm 2016 tại Viện Công nghệ Sinh học (Viện hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam) và làm nghiên cứu sau Tiến sĩ tại ĐHQG Jeonbuk, Hàn Quốc năm 2020, Tiến sĩ La Việt Hồng được tín nhiệm giao trọng trách đứng đầu Viện - Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học & Ứng dụng, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (tháng 6/2021).
Ngoài chủ trì nhiều đề tài cấp cơ sở… hơn 50 công trình được công bố trên các tạp chí chuyên ngành, Tiến sĩ La Việt Hồng còn là người thích tìm tòi và nghiêm cứu, nhiều dự án của Tiến sĩ được triển khai. Trong đó, 01 dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo, chuyển giao 02 quy trình công nghệ; xuất bản 03 giáo trình phục vụ đào tạo đại học, sau đại học; 01 tài liệu tập huấn kĩ thuật quốc gia.
Tạp chí doanh nghiệp và Thương hiệu đã có cuộc trao đổi cùng Tiến sĩ La Việt Hồng để hiểu rõ hơn về những dự định sắp tới của tân Viện Trưởng dành cho Viện Nghiên cứu Khoa học và Ứng dụng, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.

Tiến sĩ La Việt Hồng - Viện Trưởng dành cho Viện Nghiên cứu Khoa học và Ứng dụng, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Thưa Tiến sĩ La Việt Hồng, Tiến sĩ đánh giá như thế nào về chức năng, nhiệm vụ của Viện Nghiên cứu Khoa học và Ứng dụng, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 thời gian qua?
TS. La Việt Hồng: Viện Nghiên cứu Khoa học và Ứng dụng (Viện NCKH&ƯD), thành lập theo QĐ số 1474/QĐ-ĐHSPHN2 trên cơ sở Trung tâm Hỗ trợ Nghiên cứu Khoa học và Chuyển giao công nghệ của Trường. Như vậy, có thể thấy Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã có sự chuẩn bị rõ ràng cho việc thành lập 1 Viện Nghiên cứu trong trường, tính đến nay Viện đã có 15 năm thành lập với chức năng tổ chức các hoạt động nghiên cứu về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học giáo dục, toán học,… hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài trường đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ. Đến nay, trong suốt 15 năm phát triển, tôi cho rằng Viện NC&ƯD đã cơ bản hoàn thành tốt nhiệm vụ và chức năng của mình, tức là các chức năng mang tính hỗ trợ, tư vấn. Tuy nhiên, vẫn còn 1 số chức năng cần phải cố gắng hơn. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ nghiên cứu, trình Nhà trường quy chế hoạt động cũng như kế hoạch phát triển tập trung chính vào 4 trụ cột: khoa học; công nghệ; kỹ thuật; toán học. Chỉ khi hoạt động tập trung, có mục tiêu, có trọng điểm Viện NCKH&ƯD mới chuyển sang “trạng thái mới” - chủ động chủ trì, tổ chức các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ.

Các bạn sinh đang thực hiện đề tài mới.
Khi Viện NCKH&ƯD ra quy chế, hoạt động và tập trung vào 4 trụ cột đó đồng nghĩa với việc, sẽ có nhiều nhà khoa học, nhiều chuyên gia đến hợp tác, mở ra cánh cửa phát triển mới. Bên cạnh đó, Viện NCKH&ƯD cũng sẽ thu hút được nhiều sinh viên các khoa, thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên đến thực tập, nghiên cứu, qua đó góp phần thúc đẩy đào tạo nhân lực chất lượng cao của Trường, đây là lợi thế của Viện Nghiên cứu trong trường Đại học Sư phạm.
Được biết, Viện NCKH&ƯD được Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đầu tư nhiều trang thiết bị, trong đó, có nhiều thiết bị hiện đại, nhưng những năm qua, Viện NCKH&ƯD hầu như chỉ hỗ trợ các nhà khoa học đến nghiên cứu mà không chủ trì trực tiếp các quỹ, ngân sách dành cho nghiên cứu. Với thực trạng đó, Tiến sĩ La Việt Hồng có thể chia sẻ cụ thể hơn về những định hướng dành cho Viện NCKH&ƯD trong thời gian tới?
TS. La Việt Hồng: trong những năm qua, Viện NCKH&ƯD đã nhận được khá nhiều dự án thiết bị để tăng cường năng lực nghiên cứu. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn vận hành theo cách “hỗ trợ” các nhà khoa học có nhu cầu như tôi đã nói ở trên, nghĩa là còn “thụ động”. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ đưa ra một số định hướng sau:

Các bạn sinh viên đang được hướng dẫn các ứng dụng khoa học kỹ thuật
(i) Rà soát lại hiện trạng, xây dựng cơ chế làm việc tại Viện NCKH&ƯD theo hướng “chủ động”, “tích cực”. Tinh thần là không ngồi đợi hỗ trợ mà còn phải hơn thế, nghĩa là tự mình phải chủ động, tích cực;
(ii) Chú trọng khoa học ứng dụng, tập trung vào các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, cơ sở sản xuất kinh doanh và người dân. Chúng tôi có lợi thế vì không chỉ là nhà khoa học, chúng tôi còn là nhà giáo dục. Do đó, khi thực hiện việc chuyển giao, đào tạo hay tập huấn nghề nghiệp thì đây là lợi thế rất lớn của Viện NCKH&ƯD;
(iii) Tăng cường hợp tác với các trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học các tỉnh, xác định nghiên cứu khoa học phục vụ sự phát triển của kinh tế địa phương, sau đó đến vùng và miền. Chúng tôi biết còn nhiều khó khăn, nhưng tôi tin tưởng rằng với sự ủng hộ của lãnh đạo nhà Trường, tập thể lãnh đạo trẻ, có mục tiêu, tầm nhìn rõ ràng, chúng tôi sẽ làm được để đạt được mục tiêu đó.
Với chia sẻ của Tiến sĩ La Việt Hồng chắc hẳn sẽ là một hướng đi mới, rộng mở cho Viện NCKH&ƯD. Căn nguyên nào đã đưa Tiến sĩ La Việt Hồng đến với những định hướng trên theo hướng hoạt động của Viện phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, cũng như tập trung vào các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ; cơ sở sản xuất kinh doanh và người dân ?
TS. La Việt Hồng: dựa trên những kinh nghiệm đã có và những công trình nghiên cứu được đưa vào thực tế như: chuyển giao công nghệ “sản xuất giống hoa cúc chất lượng cao bằng phương pháp nuôi cấy mô tại Mệ Linh, Hà Nội” cho Công ty TNHH Vật tư và Giống cây trồng Hà Nội năm 2016; “sản xuất cây lan kim tuyến bằng phương pháp nuôi cấy mô” năm 2018 cho Trung tâm Kiểm định và Phát triển KHCN Lai Châu, tôi nhận thấy cần phải quan tâm đến các địa phương, các doanh nghiệp tư nhân nhỏ, siêu nhỏ,… họ thực sự cần - các nhà khoa học thực sự. Tôi cũng đã suy nghĩ về việc Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đóng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, một tỉnh cũng có nhiều cơ hội để Viện có thể triển khai, nhưng theo tôi biết thì hiếm có đề tài nào được triển khai tại tỉnh! Do đó, ngay khi tôi nhận nhiệm vụ tại Viện NCKH&ƯD vào tháng 6/2021, tôi đã chỉ đạo viên chức rà soát hiện trạng, tổ chức ngay 02 phòng thí nghiệm, sản xuất thử dựa trên công nghệ đã có:

Một số sản phẩm của viện nghiên cứu.
(1) phòng công nghệ sinh học thực vật;
(2) phòng công nghệ sinh học về nấm ăn, nấm dược liệu.
Chúng tôi đã kết nối và đang hợp tác với Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học Kĩ thuật (Sở KHCN Vĩnh Phúc) thực hiện 01 nhiệm vụ đặt hàng, hiện tiến độ khả quan, được phía liên quan đánh giá cao, đang hứa hẹn cùng nhau triển khai thêm các nghiên cứu khác.
Là tân Viện Trưởng Viện NCKH&ƯD đặt lên vai một trách nhiệm rất lớn phía trước đầy thách thức, nhưng với những chia sẻ định hướng của Tiến sĩ, tin rằng một ngày không xa Viện sẽ khởi sắc và đạt được nhiều thành tựu. Tuy nhiên, trước những tồn tại của Viện trước đó, đội ngũ nhân lực Viện NCKH&ƯD còn mỏng, Tiến sĩ La Việt Hồng sẽ lên kế hoạch như thế nào để đảm bảo những mục tiêu, định hướng của Viện trở thành hiện thực?
TS. La Việt Hồng: trong thời đại này, việc có nhiều nhân lực không chắc đã là hay, tôi lấy ví dụ như dịch bệnh Covid - 19 hiện nay, trước khi con người có thể kiểm soát tốt thì hầu như các đơn vị đông người lại trở thành “nơi có nguy cơ cao”. Mà bạn biết đấy, cuộc cách mạng 4.0 hiện nay đang diễn ra như vũ bão, mọi thứ đều kết nối ở quy mô toàn cầu. Do đó, theo tôi thì phải hiểu nguồn nhân lực ở đây nhân lực là kết nối, thiết bị ở đây cũng phải là kết nối. Ví dụ trong sản xuất, kinh doanh, người ta cũng đưa ra mô hình OEM, nghĩa là mỗi đơn vị chỉ đảm nhận lấy một số lĩnh vực mà mình là thế mạnh, nghĩa là kết nối. Do đó, chúng tôi chẳng dại gì để xin hay chờ đầu tư đầy đủ các trang thiết bị, tuyển dụng đầy đủ nguồn nhân lực… thay vào đó, chúng tôi dành thời gian để đưa ra những ý tưởng thực tế mang lại hiệu quả hơn.

Các sinh viên đang kiểm tra kết quả nghiên cứu.
Giả sử nếu được chọn một yếu tố vừa là động lực, vừa là mục tiêu để Viện NCKH&ƯD có thể hiện thực hoá mục tiêu, theo Tiến sĩ La Việt Hồng đó là yếu tố nào?
TS. La Việt Hồng: tôi cho rằng sự ủng hộ mạnh mẽ của lãnh đạo nhà trường, những người tâm huyết, có tầm nhìn chiến lược là yếu tố vừa là động lực, vừa là mục tiêu, nó được thể hiện ngay ở slogan của trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 là: “cùng bạn kiến tạo tương lai”. Cụ thể “kiến tạo tương lai” chính là mục tiêu, đồng hành cùng bạn chính là động lực.
Vậy nên, ngay thời điểm này, các nhà khoa học, đặc biệt là nhà khoa học trẻ có khát vọng có thể kết nối với chúng tôi để “cùng kiến tạo tương lai”. Tôi tin tưởng rằng nếu nhà trường tạo cơ chế tốt hơn về quản lý, tài chính, tin tưởng giao thêm các nhiệm vụ… thì trong tương lai không xa, chúng ta có thể thấy một Viện NCKH&ƯD trực thuộc trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 trở thành điểm sáng hấp dẫn, chủ động, đóng góp nhiều hơn cho đất nước và phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Xin cảm ơn Tiến sĩ La Việt Hồng về những chia sẻ đầy tâm huyết mà Tiến sĩ dành cho Viện NCKH&ƯD, chúc Tiến sĩ sẽ có nhiều sáng kiến hay và độc đáo đưa Viện phát triển, trở thành điểm sáng của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.

Công ty Nhiệt điện Uông Bí – Những “Trái tim thắp lửa” trong phong trào thi đua giai đoạn 2020 - 2025
DNTH: Hưởng ứng phong trào thi đua lao động sản xuất do Tổng công ty Phát điện 1 phát động, Công ty Nhiệt điện Uông Bí đã và đang khẳng định vị thế là một trong những đơn vị dẫn đầu với nhiều tấm gương điển hình tiên tiến....

Hưởng ứng Nghị quyết 68, Sơn Hải xin mở rộng cao tốc 263km bằng vốn doanh nghiệp
DNTH: Nếu được chấp thuận, hạ tầng giao thông Việt Nam sắp chứng kiến bước đột phá khi Tập đoàn Sơn Hải – “ông lớn” trong lĩnh vực cao tốc, đề nghị tự đầu tư mở rộng hoàn chỉnh tuyến 263km cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
Đồng Nai đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và quản lý trong doanh nghiệp
DNTH: Ngày 30/5, Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai tổ chức Hội thảo triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và định hướng ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và quản lý tại doanh nghiệp.

Công ty CP Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh góp phần bảo vệ môi trường
DNTH: Các doanh nghiệp sản xuất xi măng tại Quảng Ninh đã và đang từng bước thay đổi, đi đầu trong việc áp dụng các công nghệ tiên tiến để giảm thiểu tác động môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất, hướng đến phát triển bền...

Trung Quốc siết quy định, nông sản xuất khẩu thay đổi ra sao?
DNTH: Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, mã vùng trồng, truy xuất nguồn gốc, quy trình đóng gói, vận chuyển… Những yêu cầu này ngày càng chặt chẽ, buộc doanh nghiệp phải thay đổi cách làm nếu muốn đi xa.

Giải pháp hút nguồn nhân lực cao cho hợp tác xã
DNTH: Kinh tế tập thể, nòng cốt là hợp tác xã là thành phần kinh tế quan trọng với nhiều hình thức tổ chức kinh tế hợp tác đa dạng. Tuy nhiên, việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho hợp tác xã vẫn gặp nhiều khó khăn. Điều...
Đô thị cuộc sống
-
Dự án Khu du lịch biển Thắng Liên được cập nhật vào Quy hoạch chung phường Hoàng Mai
-
Tiếp sức mùa thi 2025 ứng dụng công nghệ, lan tỏa tinh thần tình nguyện
-
Sống Khỏe – Năng lượng tràn đầy từ mọi hoạt động tại Eurowindow Sport Garden, dự án sắp khởi công tại Vinh
-
Hà Nội: Tái khởi công đường Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A
-
Xếp hàng xuyên đêm chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ
-
Từ ngày 20/5 người dân Hà Nội có thể thực hiện trực tuyến một số thủ tục về đất đai
Sống khỏe
-
Nên ăn 4 - 5 quả mận mỗi ngày để đem lại lợi ích tối đa cho sức khỏe
-
Tự hào là bệnh viện mắt tiên phong tại Tây Nguyên
-
Vinmec khai trương phòng khám đa khoa quốc tế hiện đại tại Vinhomes Grand Park
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên: Hành trình 7 năm trao ánh mắt, tặng nụ cười
-
Cấp cứu thành công một bệnh nhân người Campuchia bị tai nạn lao động
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...