Phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

10:44 | 03/05/2024

DNTH: Thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) không còn là lựa chọn có hay không, mà là con đường bắt buộc phải tuân thủ để nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tồn tại và phát triển.

Ngày 17 tháng 11 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngay sau đó đã xây dựng phê duyệt kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 120. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm Bộ đặt ra là triển khai Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với BĐKH vùng ĐBSCL.

Thích ứng với BĐKH không còn là lựa chọn có hay không, mà là con đường bắt buộc phải tuân thủ để nông nghiệp ĐBSCL tồn tại và phát triển
Thích ứng với BĐKH không còn là lựa chọn có hay không, mà là con đường bắt buộc phải tuân thủ để nông nghiệp ĐBSCL tồn tại và phát triển

“Từ khi có Nghị quyết 120 của Chính Phủ, tôi gặp rất nhiều nông dân, ở chỗ nào cũng vậy, bà con nông dân nói Chính phủ mình tài tình quá, đã gỡ cái kim cô, gỡ cái nghèo của người nông dân. Vì suốt thời gian dài, tuy là chúng ta trồng lúa nhiều nhưng mà cái lợi tức bà con cầm được chẳng là bao nhiêu. Kể từ khi có Nghị quyết số 120 thì những chuyển đổi, dù đã có từ trước nhưng trong các năm gần đây đã phát triển mạnh hơn”.

GS. TS Võ Tòng Xuân, chuyên gia nông nghiệp hàng đầu của Việt Nam,

Hiệu trưởng danh dự ĐH Nam Cần Thơ

 

Vùng kinh tế nông nghiệp chủ lực

ĐBSCL có diện tích gần 4 triệu ha, trong đó có trên 2,4 triệu ha đất canh tác nông nghiệp và gần 700.000 ha đất nuôi trồng thủy sản. Đây là vùng có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, đặc biệt, ngành nông nghiệp luôn đóng vai trò chủ lực.

Thời gian qua, nông nghiệp vùng ĐBSCL liên tục tăng trưởng nhờ khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế, đạt được những thành tựu phát triển vượt bậc. ĐBSCL đóng góp trên 33% GDP nông nghiệp cả nước và 30% GDP của vùng. Khu vực này cũng đứng đầu cả nước về sản lượng lúa gạo, thủy sản và trái cây.

Trong tương lai, nông nghiệp ĐBSCL không chỉ tiếp tục khẳng định vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế, mà còn vươn lên trở thành ngành kinh tế năng động, phát triển bền vững, tham gia sâu vào hội nhập kinh tế thế giới.

Đặc biệt, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt kết quả nổi bật. Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được quan tâm đầu tư góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và đổi mới bộ mặt nông thôn. Cùng với hệ thống hạ tầng thuỷ lợi, phòng chống thiên tai, cấp nước sinh hoạt, hệ thống cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão cũng được đầu tư nâng cấp...

Hiện nay, nhiều địa phương vùng ĐBSCL đã có nền tảng chuyển đổi, tái cấu trúc ngành nông nghiệp. Những mô hình nông nghiệp sinh thái, tích hợp đa tầng, đa giá trị, thuận thiên đã xuất hiện ở nhiều địa phương trong vùng. Có thể kể đến như mô hình kinh tế dưới tán rừng, mô hình tôm - lúa ở bán đảo Cà Mau, mô hình chuyển đổi từ độc canh cây lúa sang đa canh, xen canh đã tăng thu nhập cho nông dân vùng Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, mô hình sản xuất thích ứng với hạn mặn ở các tỉnh vùng duyên hải, mô hình du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, nông thôn.

Mục tiêu phát triển vùng ĐBSCL đến năm 2025 đạt tốc độ tăng GDP nông nghiệp đạt trên 3%/năm. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng ít nhất 2 lần so với năm 2018.

ĐBSCL có diện tích gần 4 triệu ha, trong đó có trên 2,4 triệu ha đất canh tác nông nghiệp và gần 700.000 ha đất nuôi trồng thủy sản
ĐBSCL có diện tích gần 4 triệu ha, trong đó có trên 2,4 triệu ha đất canh tác nông nghiệp và gần 700.000 ha đất nuôi trồng thủy sản

Đòn bẩy khoa học kỹ thuật

Trong tương lai, nông nghiệp ĐBSCL không chỉ tiếp tục khẳng định vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế, mà còn vươn lên trở thành ngành kinh tế năng động, phát triển bền vững, tham gia sâu vào hội nhập kinh tế thế giới. Việc phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, tại khu vực này đã được chú trọng và đạt nhiều kết quả cao; đời sống người dân nông thôn được nâng cao, điều kiện sinh hoạt được cải thiện một bước đáng kể.

Việc ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp đang được ĐBSCL triển khai tích cực. Chủ trương cải thiện năng suất và tăng thu nhập cho người nông dân cũng được các tỉnh trong Vùng triển khai mạnh mẽ kể từ khi có Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH.

Nhiều năm qua, ĐBSCL đã có kế hoạch về mùa vụ với các loại cây trồng thích ứng với BĐKH, tạo năng suất cao. Đặc biệt, từ khi có Nghị quyết 120 về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH, ngành nông nghiệp của khu vực này càng phát triển bền vững. Đến nay, Nghị quyết cũng đạt được nhiều kết quả đáng chú ý.

Trong đó, phải kể đến các cấp chính quyền các địa phương, người dân đã thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi mô hình thích ứng với BĐKH, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị. Đã có hàng trăm mô hình ở các địa phương phát huy hiệu quả, đời sống người dân ngày càng cải thiện, nhận thức về nguồn nước mặn, nước lợ là tài nguyên để chuyển đổi cơ cấu, phát triển sản xuất hiệu quả theo từng vùng sinh thái, những bước đi hiện nay là đúng hướng và bước đầu có hiệu quả, nhiều mô hình kinh tế đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, đời sống của người dân ổn định.

Vùng ĐBSCL mới quy hoạch lại vùng dễ bị hạn và bị ngập mặn hàng năm dọc theo biển thành vùng lúa và tôm. Trong mùa mưa thì trồng lúa, năng suất rất cao. Trong nước ngọt ở những vùng trồng lúa, bà con nông dân thả thêm con tôm càng xanh. Như vậy mùa mưa vừa có lúa vừa có tôm, việc nuôi tôm này không bị ảnh hưởng bởi nước mặn, bởi vì tôm thích nước mặn. Nhờ vậy mà lợi tức của nông dân đã tăng rất nhiều. Nuôi tôm thay vì trồng lúa mang lại lợi tức cao ít nhất là bốn lần so với trồng lúa.

Ngoài ra, việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp đã giúp cho nông dân giảm chi phí đầu vào, tăng chất lượng sản phẩm, góp phần tăng lợi nhuận khoảng 20 - 30%. Đồng thời, áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ đã chọn tạo được nhiều cây, con giống mới có chất lượng cao, khả năng phòng trừ dịch bệnh, thích ứng tốt với các điều kiện tự nhiên khắc nghiệt…

Đáng chú ý, những năm qua, ngành nông nghiệp ĐBSCL đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng cho nông sản phẩm. Trong các chuỗi sản xuất, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình công nghệ cao, mang lại giá trị gia tăng cao cho sản phẩm nông nghiệp. Đến nay, ứng dụng công nghệ sinh học đã góp phần chọn tạo được nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt có sức chống chịu với thay đổi thời tiết và dịch bệnh. Tiêu biểu là công nghệ in vitro trong nhân giống cây trồng quy mô công nghiệp đã cho ra số lượng lớn, đồng đều, giảm giá thành cây giống.

“Sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 120 đến nay, việc ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn An Giang đã được thực hiện đồng bộ, tập trung hơn, mang lại nhiều kết quả tích cực. Các giải pháp tổng thể về quy hoạch, tổ chức không gian, cơ cấu kinh tế, liên kết vùng và huy động nguồn lực phát triển cho toàn bộ vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh An Giang nói riêng đã được tổ chức thực hiện một cách đồng bộ, mang tính chiến lược.”

Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Yêu cầu bắt buộc về chuyển đổi xanh, xuất khẩu xanh

DNTH: Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2024 với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu xanh” đề cập nhiều vấn đề "nóng" với các ngành xuất khẩu nội địa trước những quy định bắt buộc của các quốc gia nhập khẩu về phát triển...

Khi nông dân biến sợi rơm thành sợi vàng

DNTH: Thay vì đốt đồng sau mỗi mùa vụ gây ô nhiễm môi trường, nông dân An Giang đã tìm ra nhiều cách để tận dụng rơm rạ hiệu quả, giúp tăng thu nhập.

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam: Ngày càng có thêm nhiều làng quê đáng sống

DNTH: Hội Nông dân Việt Nam và Bộ TN&MT đã phối hợp thành lập các tổ nhóm, CLB nông dân tham gia bảo vệ môi trường ở địa phương, Hội Nông dân cơ sở hoạt động rất hiệu quả, góp phần xây dựng môi trường nông thôn sáng xanh sạch...

Xây dựng nông thôn mới nâng cao gặp khó ở tiêu chí nước sạch

DNTH: Giai đoạn 2021-2025, Quảng Ngãi phấn đấu đưa 33 xã về đích nông thôn mới nâng cao nhưng đến nay chỉ có 8 xã đạt chuẩn, 9 xã đăng ký về đích vào cuối năm 2024. Tuy nhiên, qua rà soát cho thấy nhiều địa phương đều gặp khó vì...

Gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

DNTH: Để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 của các địa phương, từ đầu năm 2024 đến nay, Bộ Nông...

Tích tụ ruộng đất: Hồi sinh những cánh đồng hoang

DNTH: Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, tích tụ ruộng đất đã trở thành xu thế tất yếu, hướng đi mới cho sản xuất nông nghiệp tỉnh Thái Bình. Thay vì nhiều canh đồng bị bỏ hoang, sản xuất kém hiệu quả, giờ đây những cánh đồng...

XEM THÊM TIN