Phát triển rừng bền vững gắn với bảo vệ môi trường

11:59 | 21/10/2020

DNTH: Phát triển rừng bền vững là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù, giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Rừng đã được quan tâm

Nguyên tắc phát triển bền vững phải đảm bảo sử dụng đúng mức và ổn định các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ được môi trường sống. Đó không chỉ là sự phát triển nền kinh tế, văn hoá, xã hội một cách vững chắc nhờ khoa học công nghệ tiên tiến mà còn đảm bảo ổn định và cải thiện những điều kiện tự nhiên mà con người đang sống trong đó và chính sự phát triển đang dựa vào đó để ổn định bền vững.

Tại nhiều quốc gia, tỉ lệ che phủ của rừng chính là một chỉ tiêu an ninh môi trường quan trọng. Nhận thức được tầm quan trọng của rừng trong việc phát triển kinh tế cũng như bảo vệ môi trường, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực nhằm quản lý tài nguyên rừng theo hướng bền vững dần dần thay thế cho phương thức quản lý rừng thiên về lợi dụng tài nguyên rừng như trước đây.

tm-img-alt

Bảo vệ rừng là một trong những yêu cầu cấp bách để phát triển bền vững quốc gia. (Ảnh minh họa)

Điều này đã cụ thể hoá trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 mà Chính phủ Ban hành kèm theo Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg, ngày 5/2/2007. Chiến lược này được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc và thuộc tính của phát triển bền vững. Ngoài ra, trong lĩnh vực quản lý, sử dụng rừng ở Việt Nam đã có nhiều thay đổi về thực tiễn cũng như về nhận thức. Điều đó được minh chứng bởi những chính sách mới về khai thác gỗ và lâm sản được ban hành đều dựa trên nguyên tắc quản lý rừng bền vững.

Cho đến nay, cả nước đã thành lập 395 khu rừng đặc dụng, phòng hộ; quản lý 6,75 triệu ha rừng và đất lâm nghiệp tập trung ở khu vực có hệ sinh thái đặc trưng trên cạn, trên biển, đất ngập nước giữ vai trò quan trọng trong phòng hộ đầu nguồn, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái.

Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Nguyễn Quốc Trị cho biết, để phát triển rừng bền vững, trong thời gian, qua hoạt động thu phí và chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng trong cả nước đang được triển khai rộng rãi và mang lại được nhiều kết quả tích cực. Công tác bảo vệ rừng, để phát triển rừng bền vững đã được nâng cao, đời sống của người dân được cải thiện.

Ông Trị còn cho biết, ngành Lâm nghiệp đang tiếp tục tổ chức nghiên cứu, xây dựng kế hoạch triển khai dịch vụ hấp thụ và lưu giữ carbon đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh gây phát thải khí nhà kính lớn ngay khi quyết định thí điểm của Thủ tướng Chính phủ được ban hành.

Thực hiện tốt các Đề án để phát triển rừng bền vững

Đặc biệt, mới đây Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững vùng Tây Nguyên giai đoạn 2016 - 2030 nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng mất rừng, từng bước khôi phục, phát triển rừng. Theo đó, Đề án đề ra mục tiêu, đến năm 2030, diện tích rừng đạt khoảng 2,72 triệu ha, nâng tỉ lệ che phủ rừng lên 49,2%; quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp các dịch vụ môi trường rừng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội của khu vực Tây Nguyên.

tm-img-alt

Xây dựng cơ chế, chính sách lâm nghiệp đặc thù giúp ổn định đời sống và góp phần bảo vệ môi trường.

Tại tỉnh Cao Bằng cũng đang đề ra Đề án phát triển rừng bền vững giai đoạn 2020 – 2025 và định hướng đến năm 2030 xác định mục tiêu: Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường; quản lý, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả, đảm bảo quy định của pháp luật diện tích rừng hiện có, đặc biệt là rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; bảo tồn đa dạng sinh học và các giá trị dịch vụ môi trường rừng gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Đồng thời, thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển rừng gắn với chế biến và thương mại lâm sản, du lịch sinh thái và từng bước gia tăng giá trị ngành lâm nghiệp trong tổng giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp; tạo việc làm, giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người dân làm nghề rừng gắn với xây dựng nông thôn mới, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia...

Bộ NN&PTNT cũng đang Dự thảo Đề án "Bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững vùng Tây Bắc giai đoạn 2020 – 2030” nhằm định hướng bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng của vùng theo hướng bền vững, toàn diện cả về kinh tế, xã hội, môi trường; tăng độ che phủ rừng và nâng cao chất lượng rừng, phát huy tốt nhất khả năng phòng hộ đầu nguồn của các công trình thủy điện quan trọng bậc nhất Việt Nam, góp phần bảo đảm an toàn sinh thái, phòng chống lũ lụt không chỉ cho nội vùng mà cho cả vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng; phát huy và khai thác tiềm năng lợi thế về rừng và đất rừng để nâng cao giá trị kinh tế của rừng.

Ở một số địa phương, vùng cũng đang có các dự án phát triển rừng bền vững đã và đang thực hiện, bước đầu đã đạt được những kết quả đáng mừng.

Việc quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng (SFMI) đã xây dựng được bộ tiêu chuẩn quốc gia về quản lý rừng bền vững (Tiêu chuẩn FSC) Việt Nam nhằm định hướng cho việc quản lý và phát triển rừng theo hướng bền vững. Đây được xem là một nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong tiến trình thực hiện Nghị định thư KYOTO. Một số mô hình trồng rừng ở Quảng Trị, Bình Định, Kon Tum đã thực hiện theo nguyên tắc và thuộc tính phát triển bền vững được cấp chứng chỉ rừng. Đây là mô hình cần phải nhân rộng trên phạm vi toàn quốc.

Quang Huy

Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nông dân Kon Tum hướng đến làm du lịch nông nghiệp

DNTH: Trong những năm qua, các cấp Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã có những hoạt động thiết thực đồng hành cùng hội viên nông dân xây dựng các mô hình phát triển kinh tế nói chung, mô hình phát triển du lịch nông thôn nói...

Trồng 3ha ớt Jalapeno, thu bói đạt gần 150 triệu đồng sau 3 tháng

DNTH: Người dân tại xã Cò Nòi (huyện Mai Sơn, Sơn La) thắng lớn vụ đông nhờ trồng thử 3ha giống ớt Jalapeno xuất xứ từ Nam Mỹ, dự kiến thu về gần 150 triệu sau 3 tháng.

Hội Nông dân Việt Nam nghiệm thu, tổng kết mô hình thu gom, xử lý rác thải nông thôn tại tỉnh Nam Định

DNTH: Ngày 24/12, Trung tâm Môi trường nông thôn Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Nam Định tổ chức Hội nghị nghiệm thu và tổng kết mô hình “Hội Nông dân tham gia phân loại, thu gom và vận chuyển rác thải...

21 ngày 'hồi sinh' từng giọt nước thải ở trang trại bò sữa TH

DNTH: Nước thải thu gom từ các cụm trang trại bò sữa của Tập đoàn TH sẽ trải qua 21 ngày xử lý với công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới để đạt tiêu chuẩn gần như nước sinh hoạt trước khi đưa trở lại môi trường tự nhiên.

Rau củ quả Wineco trong top 10 sản phẩm, dịch vụ ấn tượng năm 2024

DNTH: Ngày 20/12, tại Lễ công bố Sản phẩm Dịch vụ Tin Dùng, WinEco đã được vinh danh trong Top 10 sản phẩm, dịch vụ ấn tượng năm 2024. Đây là giải thưởng thường niên được Tạp chí Kinh tế Việt Nam tổ chức từ năm 2006. Năm nay, với...

Nông nghiệp Bình Định chuyển mạnh sang sản xuất GAP, hữu cơ

DNTH: Những năm qua, ngành nông nghiệp Bình Định đẩy mạnh sản xuất theo hướng VietGAP, hữu cơ, nâng cao giá trị, chất lượng để tiến tới phát triển bền vững.

XEM THÊM TIN