Phát triển Văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia
17:54 | 22/06/2022
DNTH: Đất nước Việt Nam mang trên mình những dòng chảy đặc sắc giá trị lịch sử dân tộc hàng nghìn năm, trong đó Văn hóa Ẩm thực đã đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc sống của con người.
Đề án “Xây dựng và phát triển Văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia, giai đoạn 2022-2025” trình bày: “Với một kho tàng trầm tích trên 3.000 món ăn theo khẳng định của nhiều nhà nghiên cứu uy tín, đã từ lâu vẫn còn chờ được làm tròn vai trò câu “dĩ thực vi tiên” để đồng hành với cuộc sống không những với con người Việt Nam mà còn với cư dân trên toàn Thế giới. Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam ra đời (Quyết định số 1992/QĐ-BNV, ngày 12 tháng 6 năm 2017 của Bộ Nội Vụ) với vai trò và sứ mệnh truy tầm, phục dựng, bảo tồn, phát huy và phát triển góp phần thiết thực nâng tầm nền Văn hóa Ẩm thực Việt Nam lên tầm cao mới một cách bền vững xứng tầm với kỳ vọng của “Quốc gia Dân tộc”.
Ký kết hợp tác giữa các lãnh đạo Hiệp hội và quan khách, đối tác, với cam kết đưa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia
Theo Hiệp hội Văn hóa ẩm thực thì văn hóa ẩm thực Việt Nam là một kho tàng di sản vô giá của Việt Nam, cần khảo sát, phát hiện, giới thiệu và thu thập dữ liệu của văn hóa ẩm thực Việt Nam là bước đệm để đưa thương hiệu Việt Nam ra thế giới thông qua văn hóa ẩm thực, thúc đẩy cạnh tranh quốc gia và là tiền đề của phát triển kinh tế Việt Nam.
Thêm một yếu tố, kinh tế Việt Nam dựa vào nông lâm, ngư nghiệp hiện nay còn đang phát triển riêng lẻ, chưa có sự kết nối, việc đưa văn hóa vào ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia sẽ là chất xúc tác liên kết các chuỗi cung ứng, sản xuất của nông, lâm, ngư nghiệp (VCCA đã hợp tác với Chương trình OCOP của Bộ Nông Nghiệp Phát triển Nông thôn thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương). Thương hiệu quốc gia về Văn hóa Ẩm thực gắn với thương hiệu điểm đến về du lịch, góp phần phát triển kinh tế du lịch, thu hút khách quốc tế cũng như nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam.
Ngoài ra, đề án cũng hướng tới khoa học dinh dưỡng, với đối tượng là người dân, người tiêu dùng, người sử dụng các món ẩm thực. Nâng cao trình độ dân trí và hiểu biết về văn hóa, lịch sử, khoa học dinh dưỡng; Cung cấp nền tảng thông tin thực tế về nguồn gốc nguyên liệu, cách chế biến kết hợp các nguyên vật liệu và gia vị của những món ăn đặc sắc các vùng miền, phát huy những giá trị về dinh dưỡng của các món ẩm thực, phổ biến cho cộng đồng dân cư, doanh nghiệp kinh doanh, và trao truyền lại cho thế hệ sau.
Với đối tượng chính của đề án là các địa phương, vùng miền, nhiều chuyên gia nhận định, kinh tế ẩm thực mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp và tỉnh thành; nhà sản xuất tham gia trong ngành cung cấp nguyên liệu, thực phẩm, chế biến ẩm thực, phát triển du lịch của địa phương; Tạo động lực mạnh mẽ, thúc đẩy các doanh nghiệp kinh doanh ẩm thực, chuỗi cung ứng nguyên liệu trong ngành ẩm thực, theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, giá trị văn hóa góp phần đa dạng hóa, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm ẩm thực.
Sự tham gia của các nghệ nhân, đầu bếp, gắn liền với các món ẩm thực, nâng cao vai trò liên kết giữa nghệ nhân, ẩm thực và điểm đến địa phương là vô cùng quan trọng.
Giai đoạn 2022, Đề án dự kiến thu thập cơ sở dữ liệu 300 món tiêu biểu Việt Nam và xét chọn 100 món ẩm thực đặc sắc của địa phương, được công nhận bởi Hội đồng chuyên môn của Hiệp Hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam (giấy chứng nhận được ký bởi Chủ tịch Hiệp Hội Văn hóa Ẩm Thực Việt Nam và Trưởng Hội đồng chuyên môn) đồng thời tham khảo đánh giá của cộng đồng qua các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội. Kết thúc giai đoạn 2022 sẽ là LIÊN HOAN 100 ĐẶC SẮC VIỆT NAM quy tụ các nghệ nhân của 63 tỉnh thành, dự kiến phối hợp tổ chức cùng với Sở Du Lịch Thành phố Hồ Chí Minh, một thành phố năng động và là nơi tụ hội của tinh hoa ẩm thực Việt Nam.
Giai đoạn 2023: Thu thập dữ liệu 1000 món ẩm thực và phát triển thành tổng tập của dữ liệu ẩm thực Việt Nam (Việt và phái sinh, từ nguyên liệu chế biến, định chuẩn, và cách chế biến, nội dung hình thức thể hiện từ giá trị nội tại đến giá trị ngoại quan của món ẩm thực). Chọn ra các món tiêu biểu, đặc sắc có tính phổ biến cao của các vùng miền để xây dựng MÔ HÌNH KINH TẾ KHỞI NGHIỆP cùng các chuyên gia của VCCA, tạo tiền đề cho thế hệ trẻ và các nhà đầu tư tiềm năng trong và ngoài nước, đưa ẩm thực Việt Nam phát triển hơn trên bản đồ thế giới.
Tận dụng giá trị của đề án để xây dựng Thực đơn Việt Nam theo từng vùng miền hoặc các chủ đề mang tính văn hóa truyền thống, phục vụ cho công tác Ngoại giao, trao đổi văn hóa và quảng bá Du lịch vùng miền Việt Nam.
Giai đoạn 2024: Chuyển đổi số cơ sở dữ liệu thành Bản đồ Ẩm Thực Việt Nam, và thiết thực hơn là hướng đến xây dựng Bảo tàng Ẩm thực Việt Nam theo định hướng thực tế ảo 3D và Bảo tàng Ẩm thực thực tế phục vụ cho du khách tham quan nếu được sự quan tâm của các tỉnh thành và các nhà đầu tư trong tương lai.

Chuỗi chương trình nghệ thuật Chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
DNTH: Hòa cùng không khí vui tươi, phấn khởi của đất nước đón chào Ngày “Non sông thống nhất” các đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 50 năm...

Quảng Nam: Đặc sắc Lễ hội Tam Kỳ mùa hoa sưa năm 2025 - 'Rực rỡ sắc hoa vàng'
DNTH: Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của lễ hội Tam Kỳ mùa hoa sưa năm 2025 - “Rực rỡ sắc hoa vàng” diễn ra từ 10 - 13/4 tại làng sinh thái Hương Trà, phường Hòa Hương, tối 11/4, UBND thành phố Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) đã tổ chức...

Cần bảo vệ, không để thất lạc, mai một di sản văn hóa
DNTH: Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định về kiểm kê di sản văn hóa, công bố danh mục kiểm kê di sản văn hóa và việc đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật trong di tích; phân loại di...

Hơn 5 triệu lượt khách đến Phú Thọ dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025
DNTH: Tỉnh Phú Thọ đã đón hơn 5 triệu lượt khách trong 10 ngày diễn ra Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025.

Đại lễ Vesak LHQ 2025 triển khai quy mô với nhiều hoạt động ý nghĩa
DNTH: Tại tu viện Khánh An (Quận 12, TP.HCM), Tiểu ban Lễ hội văn hóa Phật giáo Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 đã có buổi họp triển khai các nội dung, thống nhất công tác chuẩn bị.

Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 - Khẩn trương hoàn thiện mọi công tác chuẩn bị
DNTH: Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 dự kiến tổ chức tại TPHCM từ ngày 6-8/5, với 2.700 đại biểu trong nước và quốc tế tham dự. “Tuyên bố TPHCM” là một điểm nhấn nổi bật của sự kiện bên cạnh nhiều hoạt động văn hóa ý...
Đô thị cuộc sống
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...