Phó chủ tịch Quốc hội: 'Điện gió, mặt trời phát triển phong trào'
10:12 | 08/09/2020
DNTH: Điện than gần đây bị "quay lưng" còn điện mặt trời, điện gió được ủng hộ, nhưng theo ông Phùng Quốc Hiển, loại hình này đang "mang tính phong trào".
Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển tại phiên giải trình về phát triển điện lực tới năm 2030, ngày 7/9 (Ảnh: Hoàng Giang)
Tại phiên giải trình ở Ủy ban Kinh tế của Quốc hội ngày 7/9, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, nhu cầu điện tăng cao nhưng tăng trưởng nguồn điện 5 năm gần đây giảm đáng kể, bình quân chỉ đạt 8% một năm. Hai nguồn điện đóng góp lớn trong tỷ trọng cơ cấu nguồn là thủy điện và nhiệt điện than cũng giảm lần lượt bình quân 5% và 10% một năm.
Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cũng nói thêm, trước đây địa phương nào cũng đề nghị làm dự án điện than nhưng nay lại không ủng hộ. "Rất nhiều địa phương chuyển sang đề nghị phát triển điện gió, điện mặt trời hay điện khí... nhưng rất mang tính phong trào", ông Hiển nói.
"Điện than không phải tội đồ mà chúng ta loại bỏ nó", ông Tuấn Anh nói và cho biết, tính toán ban đầu trong quá trình lập quy hoạch điện VIII thì tỷ trọng điện than sẽ giảm xuống còn 36-37% trong cơ cấu nguồn điện.
Ông Hiển cũng đồng tình, điều kiện hiện nay và vài thập kỷ tới thì "vai trò điện than vẫn cần thiết, chưa thể giảm hoặc thay thế được".
Ông Tuấn Anh bổ sung, nguồn điện này vẫn đóng góp lớn trong cơ cấu nguồn điện khi lập quy hoạch điện VIII, nhưng sẽ không có chuyện bổ sung ồ ạt các dự án điện mới. Thay vào đó trên cơ sở dự án điện than đã thẩm định, phê duyệt trong tổng sơ đồ cũ sẽ được cơ quan quản lý, lập quy hoạch đối chiếu, cân đối trong tổng cơ cấu nguồn điện cho phù hợp tới đây.
Trong khi đó, với việc phát triển ồ ạt điện mặt trời, điện gió vừa qua, ông Đỗ Văn Sinh - Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế nhận xét, các mức giá cố định dành cho điện mặt trời, điện gió đưa ra ở năm 2017 cao hơn mặt bằng chung ở một số quốc gia, cũng như vi phạm Luật Giá, Luật Điện lực, quy định "Bộ Công Thương phê duyệt khung giá bán điện và các bên thỏa thuận trong khung giá".
Ngoài ra, việc Bộ Công Thương thiếu chủ động lập quy hoạch điện mặt trời, điện gió cả nước để định hướng khiến "các nhà đầu tư rất khổ, họ phải tự lo rồi làm sao chạy để được duyệt vào quy hoạch điện quốc gia". Thực tế này khiến công suất điện mặt trời tăng gấp 7-8 lần so với quy hoạch, lưới điện truyền tải không đáp ứng, lãng phí nguồn lực.
Thừa nhận việc lập quy hoạch điện trước đây khá "cứng" khiến bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu tư từ nguồn lực tư nhân, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho hay, bốn năm trước Chính phủ chỉ đạo cần có cơ chế ưu đãi phát triển năng lượng tái tạo để bù đắp một phần thiếu hụt các nguồn điện chậm tiến độ, nhất là điện than.
Các quyết định 11 hay gần đây là quyết định 13 về cơ chế giá cho điện mặt trời đã giúp thu hút nguồn lực đầu tư doanh nghiệp tư nhân vào phát triển năng lượng tái tạo. Hiện nguồn điện mặt trời, điện gió chiếm gần 10% tổng công suất nguồn điện cả nước, tương đương 5.600 MW.
"Không phải chúng ta không cân nhắc giữa giá cố định và đấu giá trong phát triển năng lượng tái tạo, nhưng mặt bằng phát triển ở các quốc gia là khác nhau", ông Trần Tuấn Anh giải thích sau đó.
Bộ trưởng Công Thương lấy ví dụ tại Campuchia nhà đầu tư được giao đất sạch, cơ chế tín dụng... để đấu giá, trong khi tại Việt Nam nhà đầu tư phải lo đền bù, giải phóng mặt bằng. Vì thế giai đoạn đầu huy động đảm bảo nguồn điện thì việc đưa ra giá FIT ưu đãi để khuyến khích nhà đầu tư là cần thiết. Nhưng khi công nghệ thay đổi, rẻ hơn, mới hơn thì việc chuyển từ giá FIT sang đấu thầu giá cạnh tranh sẽ phù hợp hơn với nguyên tắc thị trường, phát triển năng lượng.
Tuy nhiên, theo ông Phùng Quốc Hiển, các quy định "cứng" về quy mô, thời gian thực hiện dự án... tại quy hoạch điện VII và VII điều chỉnh còn dẫn tới hệ quả là nhiều dự án điện trọng điểm chậm tiến độ.
Ông dẫn chứng, riêng nguồn điện đầu tư tính theo công suất toàn quốc giai đoạn 2011-2015 chỉ đạt 81,4% kế hoạch, tỷ lệ này tăng lên 93,7% 5 năm sau đó nhưng cơ cấu nguồn truyền thống lại giảm. Chẳng hạn, theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh giai đoạn 2016-2030 có 116 dự án nguồn điện cần đầu tư và đưa vào vận hành. Tuy nhiên, thực tế hàng loạt dự án điện lớn không được thực hiện, chậm tiến độ khiến hệ thống thiếu nguồn điện dự phòng.
![]() |
Tổng công suất nguồn điện truyền thống có thể đưa vào vận hành giai đoạn 2016-2020 chỉ đạt gần 60%. Trong khi đó, cơ cấu nguồn nhiệt điện than chỉ đạt gần 58%, có 10 dự án lớn dự kiến vận hành trong 2016-2020 thì đều lỡ hẹn, với tổng công suất lên tới 7.000 MW.
Về lập quy hoạch điện VIII và tỷ trọng cơ cấu các nguồn điện, ông Hoàng Quang Hàm - Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách cho rằng, quy hoạch điện tới đây cần tính tỷ trọng các nguồn điện theo cơ cấu giá. Chẳng hạn, khi đấu giá điện gió được giá thấp nhất thì sẽ dự báo rằng giá đó như thế nào để tính toán tỷ trọng vào cơ cấu nguồn điện chung. Ngược lại, nếu giá đấu thầu quá cao thì sẽ tính toán tỷ trọng cơ cấu nguồn ít hơn so với các nguồn điện khác...
"Quy hoạch điện VIII không chỉ tính đủ điện mà phải tính cơ cấu tỷ trọng từng loại điện trên cơ sở yếu tố giá. Đủ điện nhưng giá phải thấp nhất", ông Hàm lưu ý.
Theo VnExpress

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Quốc vương Campuchia
DNTH: Chiều 28/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đang thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.

Tổng thống Bulgaria kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam
DNTH: Tối 27/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev rời TP Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.

Sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ phải gắn với nhiệm vụ tăng tốc bứt phá
DNTH: Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ yêu cầu: Bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ và đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc, không được khoảng trống thời gian; không để bỏ trống địa bàn, lĩnh vực; không để ảnh...

Một số tồn tại, vi phạm trong tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp tại Bộ Giao thông vận tải
DNTH: Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh...

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia
DNTH: Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, sáng 21/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến...

Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo
DNTH: Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20, Việt Nam đã tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất ba bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa bỏ đói nghèo trên toàn cầu.
Đô thị cuộc sống
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Pearl Residence hợp tác với Savills Việt Nam giúp nâng tầm chuẩn sống nơi trung tâm đô thị biển Cửa Lò
-
Cầu Tứ Liên: Biểu tượng mới cho hành lang phát triển phía Bắc Thủ đô
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
Sống khỏe
-
Ưu đãi đặc quyền chào đón dịp cao điểm nghỉ hè 2025 tại quần thể nghỉ dưỡng và thể thao Ruby Tree Golf Villas
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...