Phó thủ tướng: Kiên quyết cho phá sản dự án nào thua lỗ, không thể phục hồi
14:51 | 03/04/2020
DNTH: Nói về về việc xử lý các yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ thuộc ngành công thương, Phó thủ tướng Trương Hoà Bình khẳng định dự án nào không thể phục hồi thì kiên quyết giải thể, phá sản chứ không nói chung chung là đang tốt hơn mà thực tế vẫn đang lỗ.
Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình
Ngày 3/4, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình chủ trì phiên họp lần thứ 9 Ban Chỉ đạo xử lý các yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ thuộc ngành Công thương.
Phiên họp lần này bàn về tình hình, tiến độ xử lý các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương để từ đó đánh giá, xác định rõ các khó khăn, vướng mắc và đề ra giải pháp với từng dự án, doanh nghiệp trong năm 2020.
Tại buổi họp, Phó thủ tướng đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo thẳng thắn làm rõ các vấn đề lớn như những kết quả cụ thể, khó khăn vướng mắc nhất hiện nay của từng dự án, doanh nghiệp và giải pháp tháo gỡ, nhất là các vấn đề vướng mắc pháp lý về tổng thầu EPC và giải pháp về tài chính, tín dụng.
"Tinh thần chung là phải tôn trọng nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp; xử lý tranh chấp giữa chủ đầu tư với nhà thầu, tổng thầu, có yếu tố nước ngoài, đầu tư không còn phù hợp về công nghệ, pháp lý trong thủ tục xử lý… qua đó, cần làm rõ cơ quan nào chịu trách nhiệm làm gì, cơ chế như thế nào?", Phó thủ tướng nói.
Về hướng xử lý cụ thể đối với từng dự án, doanh nghiệp, Phó thủ tướng cho biết qua báo cáo của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, một số phương án đã hoàn thành hướng xử lý bước đầu nhưng bước triển khai tiếp theo không còn phù hợp và khả thi, một số phương án đưa ra nhiều lựa chọn thực hiện tùy theo tình hình nên chưa xác định tiến độ, thời hạn xử lý, đến nay cần quyết định phương án để xử lý dứt điểm.
Trên tinh thần đó, Phó thủ tướng đề nghị các đại biểu cho ý kiến thẳng thắn, trực tiếp về hướng xử lý từng dự án theo đề xuất của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
"Dự án nào cần tiếp tục được tái cơ cấu để phục hồi? Các biện pháp nào nhà nước có thể hỗ trợ để có phương án khả thi? Dự án nào cần khẩn trương xử lý kiên quyết, cho dừng hoạt động, phá sản để không phát sinh thiệt hại cho nhà nước?", Phó thủ tướng chỉ đạo.
Phó thủ tướng cũng khẳng định lại quan điểm nhất quán của Bộ Chính trị, Quốc hội là kiên quyết không cấp thêm vốn vào các dự án, doanh nghiệp này. Tuy nhiên, quá trình xử lý sẽ không tránh khỏi nhu cầu cần chi phí để xử lý dự án, tái cơ cấu phục hồi… vậy phải có giải pháp thế nào đối với vấn đề này?
“Dự án nào không thể phục hồi thì kiên quyết giải thể, phá sản chứ không nói chung chung là đang tốt hơn mà thực tế vẫn đang lỗ, có khi còn lỗ nặng, càng xử lý càng mất vốn”, Phó thủ tướng Trương Hoà Bình nhấn mạnh.
T.H
Long An: Thanh tra chỉ ra loạt sai phạm tại dự án KCN Đức Hòa III - Hồng Đạt
UBND tỉnh Long An mới đây đã ban hành kết luận thanh tra về thanh tra toàn diện việc chấp hành pháp luật trong việc chuyển khu đất công nghiệp thành khu dân cư tại dự án khu công nghiệp Đức Hòa III - Hồng Đạt (huyện Đức Hòa) do Công ty...
Dự án lấp sông Đồng Nai: Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
DNTH: Đầu tháng 9/2020, PV Doanh nghiệp và Thương hiệu trở lại dự án lấp sông Đồng Nai từng gây sự chú ý lớn đối với giới nhà đầu tư, làm tốn không ít giấy mực của giới báo chí, các nhà khoa học.
Quảng Ninh đề nghị FLC dừng bán nhà ở hình thành trong tương lai tại dự án hơn 2.700 tỷ
Sở Xây dựng Quảng Ninh đề nghị Tập đoàn FLC dừng ngay việc bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai đối với 4 tòa chung cư thuộc dự án khu đô thị tại phường Hà Khánh (giai đoạn 1).
Loạt dự án của Đất Xanh, Nam Long, Satra... vào danh sách kiểm tra của Sở Xây dựng TP. HCM
Sở Xây dựng TP. HCM vừa có văn bản số 9896/KH-SXD-QLCLXD về việc kiểm tra định kỳ chất lượng, công tác quản lý chất lượng, an toàn thi công xây dựng tại các công trình trên địa bàn thành phố năm 2020.
Điểm mặt hàng loạt dự án ‘đắp chiếu’ đã hết thời gian gia hạn tại đô thị biển Cửa Lò
Dù đã được chính quyền địa phương tạo điều kiện hoàn thành dự án bằng cách cho phép gia hạn hoặc giãn tiến độ, tuy nhiên, hàng loạt dự án tại thị xã Cửa Lò (Nghệ An) sau khi được gia hạn vẫn ‘án binh bất động’.
Làm farmstay phải chờ 5-10 năm mới có lãi
Chuyên gia cho rằng rất khó thành công với mô hình đầu tư nông trại nghỉ dưỡng. Ngay cả khi chọn đúng vùng sẽ đô thị hóa thì phải chờ 5-10 năm mới mong có lãi.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Yên Dũng: Lập biên bản vi phạm đối với công trình xây dựng không phép
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
Sống khỏe
-
Nhà có nhiều cửa sổ có tốt về mặt phong thủy không?
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...