Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc về 5 đề án khoa học lớn
14:42 | 17/12/2021
DNTH: Sáng 17/12, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã làm việc với Ban Chủ nhiệm 5 đề án khoa học lớn: biên soạn bộ Lịch sử Việt Nam (Quốc sử); xây dựng bộ Địa chí quốc gia Việt Nam (Quốc chí); dịch thuật và phát huy giá trị tinh hoa các tác phẩm kinh điển phương Đông; biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam; hệ tri thức Việt số hóa.
Ban Chủ nhiệm 5 đề án khoa học đã báo cáo tiến độ triển khai, rà soát, kiến nghị giải quyết những vấn đề còn vướng mắc.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Bùi Thế Duy cho biết, đến nay toàn bộ bản thảo 33 tập sách trong bộ Quốc sử (gồm 25 tập thông sử, 5 tập biên niên sự kiện, 3 tập cơ sở dữ liệu với 27.000 trang) đã được nghiệm thu cấp Nhà nước với sự tham gia của 96 nhà khoa học. Các đề tài được đánh giá nghiêm túc, khoa học, khách quan và sẽ tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh, nâng cao, bảo đảm chất lượng, tính thống nhất giữa các đề tài.
Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt cho rằng trước khi xuất bản các tập của bộ Quốc sử cần có Hội đồng chuyên môn rà soát, báo cáo cấp thẩm quyền những vấn đề còn ý kiến khác nhau, bảo đảm tính liên tục giữa các tập.
Về đề án biên soạn bộ Quốc chí, triển khai từ đầu năm 2018, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Phạm Bảo Sơn báo cáo đến nay đã có gần 1.000 nhà khoa học tham gia. Đại học Quốc gia Hà Nội đã xây dựng bộ quy chuẩn biên soạn Quốc chí, lập danh mục sưu tầm tài liệu cơ bản, đẩy mạnh công tác khảo sát tại các địa phương, bước đầu tạo lập hệ sinh thái về địa chí trên toàn quốc, góp phần hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia thông qua kiểm đếm tài nguyên lịch sử, văn hóa, xã hội…
Đến cuối năm 2020, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức xây dựng thuyết minh, thẩm định và phê duyệt triển khai 27/32 tập tương ứng với các lĩnh vực nội dung biên soạn, trong đó đã ký hợp đồng với 16 tập.
Ban Chủ nhiệm các đề án biên soạn Quốc sử, Quốc chí phấn đấu đến năm 2025, hoàn thành và xuất bản tất cả các tập.
Dự án “dịch thuật và phát huy giá trị tinh hoa các tác phẩm kinh điển phương Đông” được Đại học Quốc gia Hà Nội chính thức triển khai từ quý 2/2019, đã tạo dựng mạng lưới cộng tác viên dịch thuật, thẩm định, hiệu đính, biên tập… lên đến hàng trăm người; huy động sự đóng góp của nhiều doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức. Đại học Quốc gia Hà Nội đã hoàn thành các nhiệm vụ chuyên môn để hỗ trợ triển khai dự án như: Bộ quy chuẩn – thể lệ dịch thuật để hình thành tính thống nhất, nghiêm ngặt cao để bảo đảm chất lượng, sự đồng đều của các sản phẩm; bộ hồ sơ dịch thuật Phật Tạng, bộ từ vựng Phật học; thử nghiệm phần mềm dịch thuật và quản lý dự án…
Ban Chủ nhiệm đề án đã ký hợp đồng dịch thuật đợt một cho hàng chục tác phẩm của “hợp phần dịch thuật Phật tạng tinh yếu” (35 tác phẩm); “hợp phần dịch thuật Phật điển Việt Nam” (8 tác phẩm); “Hợp phần dịch thuật toàn dịch Nho tạng” (9 tác phẩm).
Đại học Quốc gia đã xây dựng Thư viện kinh điển phương Đông, trong đó vận động, thu thập khoảng 12.000 đầu sách và dữ liệu nghiên cứu đã được số hóa.
Trong thời gian tới, Ban Chủ nhiệm đề án sẽ xuất bản 5 tác phẩm trong năm 2021; tiếp tục ký hợp đồng dịch thuật đợt 2 đối với 3 hợp phần trên.
Báo cáo tình hình thực hiện đề án biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Bùi Nhật Quang cho biết, hiện đang triển khai biên soạn 38 quyển trên cơ sở 66.500 mục từ đã được hội đồng khoa học nghiệm thu. Các nhiệm vụ hỗ trợ biên tập, biên soạn và quản lý đề án được thực hiện song song với quá trình biên soạn, điều hành, trên cơ sở lý luận về bách khoa toàn thư, tổng kết thực tế, học tập kinh nghiệm của các bộ bách khoa toàn thư khác trên thế giới.
Ban Chủ nhiệm đề án kiến nghị áp dụng phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng để thuận lợi cho quá trình biên soạn, biên tập, giảm bớt thủ tục hành chính; thực hiện dự án bách khoa thư số theo đề án hệ tri thức việt số hóa.
Về đề án hệ tri thức Việt số hóa, Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy cho biết, đề án tiếp tục là vườn ươm ý tưởng sáng tạo phục vụ cộng đồng. Dự án thu hút kỷ lục sự tham gia của cộng đồng công nghệ thông tin, các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hàng trăm doanh nghiệp công nghệ thông tin.
Những dự án thành công hay không thành công đều là những kinh nghiệm quý giá để Hệ tri thức Việt số hóa triển khai những dự án mới phục vụ cộng đồng rất nhanh. Ví dụ, dự án “thầy thuốc đồng hành” hỗ trợ thăm hỏi, tư vấn từ xa cho người nhiễm Covid - 19 điều trị tại nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai… với sự tham gia của hàng nghìn thầy thuốc được triển khai chỉ trong vòng 3 ngày.
Đề án gắn rất chặt với các chương trình khoa học công nghệ quốc gia, nhất với các đề án Quốc sử, Quốc chí, Bách khoa toàn thư, chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đến năm 2030,… hình thành cơ sở dữ liệu dùng chung cho tất cả các ngành, lĩnh vực…
Theo Báo Chính phủ
Cùng chuyên mục
- Tags:
- Lich sử /
- Bộ địa chí quốc /
- Đề án khoa học /
- quốc gia /
- Xây dựng /
- việt nam /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Tổng thống Bulgaria kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam
DNTH: Tối 27/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev rời TP Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ phải gắn với nhiệm vụ tăng tốc bứt phá
DNTH: Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ yêu cầu: Bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ và đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc, không được khoảng trống thời gian; không để bỏ trống địa bàn, lĩnh vực; không để ảnh...
Một số tồn tại, vi phạm trong tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp tại Bộ Giao thông vận tải
DNTH: Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh...
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia
DNTH: Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, sáng 21/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến...
Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo
DNTH: Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20, Việt Nam đã tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất ba bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa bỏ đói nghèo trên toàn cầu.
Tri ân các thế hệ nhà giáo, Học viện Báo chí và Tuyên truyền khẳng định vị thế trong đào tạo báo chí
DNTH: Ngày 18/11, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024).
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...