Phong tục giữ lửa của người Thái trong dịp Tết

13:21 | 06/02/2019

DNTH: Tục giữ lửa ngày Tết có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tâm linh của cộng đồng người Thái ở huyện Con Cuông (Nghệ An), vì nó mở đầu cho những điều tốt đẹp trong năm mới, tạo niềm tin để họ lạc quan, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.

Trong tâm niệm của người Thái xứ Nghệ, lửa chính là cánh cửa vô hình, giúp họ có thể truyền đạt nguyện vọng với các bậc thần làng, hoàng làng, trao đổi tâm tư với tổ tiên, với những người đã khuất. Lửa được xem là chìa khóa mở cánh cửa ngăn cách giữa cõi âm và cõi dương, là vật dụng để họ hướng về nguồn cội. Chính vì lửa có một tầm quan trọng sâu sắc từ trong ý niệm bao đời như thế nên phong tục giữ lửa đêm 30 Tết được ra đời và truyền lại cho đến ngày nay. Họ quan niệm rằng, giữ được lửa từ đêm 30 cho đến hết ngày mùng 1 Tết chính là giữ lại được sự no ấm, sung túc, giữ lại được sự may mắn, giúp người thân đã khuất có thể về đây tụ hội, thu hút sự chú ý của thần linh, ban may mắn cho gia đình.

Vì vậy, dù có bận rộn đến đâu nhưng những ngày cuối năm, người Thái ở các bản làng, đàn ông trai tráng đều rủ nhau lên rừng lấy củi khô về nhà. Họ phải tự chọn những thanh củi vừa to, vừa thẳng và chắc để về nấu bánh chưng, nấu các món ăn tiếp đón bà con họ hàng và đặc biệt là để giữ lửa trong đêm 30 Tết, giữ ấm cho cả nhà. Trong ngày 30 Tết, mọi gia đình người Thái đều lấy củi để nhóm lửa. Đến khuya, người phụ nữ trong gia đình phải lấy tro vùi lại qua đêm 30, sáng dậy sớm khơi tro để than vẫn còn hồng, được như thế sang năm mới, gia đình mới làm ăn phát đạt, hạnh phúc. Bởi vậy mà dân tộc Thái ở huyện miền núi Con Cuông bao đời nay vẫn giữ được phong tục giữ lửa trong đêm 30 Tết.

Ông Lộc Vĩnh Thương sống ở bản Chôm Lôm, xã Lạng Khê (huyện Con Cuông – Nghệ An) cho biết: “Tục giữ lửa của chúng tôi có từ xa xưa để lại, vì vậy những dịp tết cổ truyền chúng tôi lại truyền lại cho con cháu để làm sao không bị mai một, bởi đây là nét bản sắc riêng của dân tộc Thái chúng tôi. Người Thái quan niệm, củi có bền chặt, than có đỏ hồng mãi thì tình cảm gia đình mới vững chắc. Đêm 30 Tết, sau khi cúng cuối năm, cả nhà quây quần bên bếp lửa vui vẻ trò chuyện, cùng mong cho những điều xấu, đen đủi của năm cũ qua mau, may mắn, hạnh phúc đến trong năm mới. Trong ánh lửa bập bùng, tiếng lửa tí tách, những bài dân ca Thái được cất lên với những lời nhắn nhủ của bố mẹ gửi đến con cái, mong con cái sống vui vẻ, làm ăn phát đạt, con trẻ chóng lớn; con cái thì hát mong bố mẹ năm mới mạnh khỏe, sống lâu...”.

 

Gia đình người Thái quây quần bên bếp lửa đêm giao thừa

Bà Cầm Lan (Hà Nội) - người chuyên nghiên cứu văn hóa dân tộc cho rằng, tập tục này của người Thái ở Nghệ An có thể bắt nguồn từ xa xưa, khi con người phải rất chật vật gìn giữ lửa để sưởi ấm và nấu chín thức ăn. Người Thái Tây Bắc có huyền thoại về "mường trai và mường gái" trong đó đàn ông và đàn bà cùng thay phiên nhau giữ lửa. Điều này cho thấy sức sống bền lâu của tập quán cộng đồng.

Người Thái quan niệm rằng, nếu như đêm 30 lửa bị tắt, thì năm mới gia đình sẽ không được hạnh phúc, làm ăn xui xẻo. Vì vậy, mỗi gia đình đều phải chọn khúc củi thật chắc, bền và thẳng. Được như thế, than mới hồng, mới giữ được lửa qua đêm. Thời điểm giao thừa qua, trước khi chuẩn bị đi ngủ, để ngọn lửa được giữ mãi trong đêm, người phụ nữ trong gia đình có nhiệm vụ vùi tro làm sao cho sáng hôm sau bếp vẫn đượm lửa. Người phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong việc bếp núc nên việc giữ lửa được giao cho họ. Sáng mồng Một Tết, mọi thành viên trong gia đình cùng dậy sớm. Người phụ nữ lớn tuổi trong gia đình có trách nhiệm khơi tro để ngọn lửa tiếp tục bùng cháy, sửa soạn mâm cúng đầu năm mới.

Người Thái quan niệm, củi có bền chặt, than có đỏ hồng mãi thì tình cảm gia đình mới vững chắc

Ngày nay, một số phong tục của đồng bào dân tộc Thái đang ngày bị mai một, nhưng tục giữ lửa qua đêm 30 Tết vẫn được bà con đồng bào Thái ở Con Cuông gìn giữ. Chị Lô Thị Thuỷ - Bí thư Đảng uỷ xã Lạng Khê, huyện Con Cuông chia sẻ: “Trên địa bàn xã Lạng Khê chúng tôi chủ yếu là người dân tộc thiểu số, vì vậy mà có nhiều phong tục và tập quán riêng. Tuy nhiên, chúng tôi đã xoá bỏ dần các phong tục lạc hậu, đồng thời, khôi phục, gìn giữ và bảo tồn các phong tục mang tính truyền thống, mang đậm đà bản sắc dân tộc như phong tục giữ lửa của người Thái trong dịp Tết để lưu giữ lại cho con cháu đời sau”.

Lửa có vai trò rất quan trọng trong đời sống của người dân Việt nói chung và người Thái ở huyện miền núi Con Cuông, Nghệ An nói riêng. Hiện nay, nhiều người đã sử dụng bếp ga nhưng trong nhà vẫn có một bếp củi để nướng thức ăn, chủ yếu là ngô và có bếp củi để giữ lửa ngày Tết. Bởi họ quan niệm, trong ngày Tết điều quan trong nhất là lửa phải cháy trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới (tức đêm Giao thừa), để cầu mong những điều tốt đẹp nhất cho một năm mới an yên, hạnh phúc và thịnh vượng.

 

 

 

Theo congly.vn

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Chuỗi chương trình nghệ thuật Chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

DNTH: Hòa cùng không khí vui tươi, phấn khởi của đất nước đón chào Ngày “Non sông thống nhất” các đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 50 năm...

Quảng Nam: Đặc sắc Lễ hội Tam Kỳ mùa hoa sưa năm 2025 - 'Rực rỡ sắc hoa vàng'

DNTH: Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của lễ hội Tam Kỳ mùa hoa sưa năm 2025 - “Rực rỡ sắc hoa vàng” diễn ra từ 10 - 13/4 tại làng sinh thái Hương Trà, phường Hòa Hương, tối 11/4, UBND thành phố Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) đã tổ chức...

Cần bảo vệ, không để thất lạc, mai một di sản văn hóa

DNTH: Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định về kiểm kê di sản văn hóa, công bố danh mục kiểm kê di sản văn hóa và việc đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật trong di tích; phân loại di...

Hơn 5 triệu lượt khách đến Phú Thọ dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025

DNTH: Tỉnh Phú Thọ đã đón hơn 5 triệu lượt khách trong 10 ngày diễn ra Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025.

Đại lễ Vesak LHQ 2025 triển khai quy mô với nhiều hoạt động ý nghĩa

DNTH: Tại tu viện Khánh An (Quận 12, TP.HCM), Tiểu ban Lễ hội văn hóa Phật giáo Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 đã có buổi họp triển khai các nội dung, thống nhất công tác chuẩn bị.

Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 - Khẩn trương hoàn thiện mọi công tác chuẩn bị

DNTH: Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 dự kiến tổ chức tại TPHCM từ ngày 6-8/5, với 2.700 đại biểu trong nước và quốc tế tham dự. “Tuyên bố TPHCM” là một điểm nhấn nổi bật của sự kiện bên cạnh nhiều hoạt động văn hóa ý...

XEM THÊM TIN