Quản lý thực phẩm sạch phải theo cả một quá trình canh tác, sản xuất

11:17 | 13/10/2022

DNTH: Quản lý thực phẩm sạch phải theo cả một quá trình canh tác, sản xuất chứ không thể quản lý sản phẩm cuối cùng (đầu vào) vì chất lượng kiểm định không đáp ứng theo yêu cầu và chi phí không hề rẻ.

Tọa đàm “Vấn đề kiểm soát đầu vào của các đơn vị phân phối – thương mại thực phẩm” diễn ra ngày 13/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh do Câu lạc bộ Phóng viên kinh tế nông nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hiệp hội Thực phẩm minh bạch (AFT) đồng tổ chức đã nêu bật nhiều vấn đề còn hạn chế trong việc quản lý đầu vào nguồn thực phẩm, nông sản sạch ở nước ta.

z3798700228724_818f65b2515bb947804b5ed856a52b70
Tọa đàm “Vấn đề kiểm soát đầu vào của các đơn vị phân phối – thương mại thực phẩm”

Bà Nguyễn Thị Hồng Minh, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm minh bạch chỉ ra những lỗ hổng trong công tác kiểm soát đầu vào của các đơn vị phân phối thực phẩm. “Luật không bắt buộc rau tươi phải có nhãn mác. Đây là mấu chốt quan trọng, là điểm khó cho các chợ đầu mối, vì có muốn cũng không làm được”, bà Minh cho hay. Bà Minh đề nghị phải sửa quy định này cho đầy đủ; bắt buộc rau củ quả phải có nhãn mác, nguồn gốc…phải làm sao để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Làm sao sản phẩm đưa vào chợ mà không an toàn là bị gạt ra ngay từ đầu rồi.

Cũng theo bà Minh, hiện nay các sản phẩm nông sản sạch, minh bạch đang chiếm tỉ trọng rất nhỏ trên thị trường. “Thực phẩm hữu cơ, thực phẩm minh bạch đang rất nhỏ bé, bên cạnh “núi” thực phẩm không rõ nguồn gốc. Do đó cạnh tranh không hiệu quả, các doanh nghiệp làm thực phẩm sạch gần như thất thế trước thực phẩm không rõ nguồn gốc”, bà Minh nhấn mạnh.

Theo bà Nguyễn Thị Thanh Thúy, Hội quán các bà mẹ, đại diện người tiêu dùng chia sẻ, ngay cả trước khi báo chí đăng tải thông tin về rau chợ “hô biến” thành rau VietGAP đưa vào các hệ thống siêu thị, nhiều người nội trợ đã không có niềm tin vào chất lượng các sản phẩm được chứng nhận hay sản phẩm phân phối trong hệ thống siêu thị.

z3798701585724_4b9e3b52733355dd6fea1624749b4ecf
Các mặt hàng nông sản được trưng bày, giới thiệu tại buổi toạ đàm

Nguyên nhân xuất phát từ việc tìm hiểu thực tế quy trình chứng nhận cho sản phẩm đạt các tiêu chuẩn phổ biến trên thị trường thường được cấp một lần và dùng mãi mãi nên không ai đảm bảo chất lượng thực sự sản phẩm đó dù có dán nhãn tiêu chuẩn này, tiêu chuẩn kia.

“Bản thân tôi và nhiều người tiêu dùng lựa chọn mua thực phẩm, đặc biệt là rau củ quả của những người quen mà mình biết phương pháp canh tác của họ an toàn, dù sản phẩm đó không hoặc chưa có chứng nhận. Điều mà người tiêu dùng quan tâm là chất lượng, sự an toàn thực sự của thực phẩm chứ không phải các chứng nhận dán trên bao bì. Vấn đề nằm ở chỗ không phải ai cũng có thể giám sát hay tận mắt quan sát phương pháp canh tác nên họ tạm gửi lòng tin vào các chứng nhận. Tuy nhiên, sau những thông tin rau chợ được dán nhãn VietGAP, nấm Trung Quốc dán nhãn Việt Nam,…thì người tiêu dùng thật sự không biết nên đặt niềm tin vào đâu.”, bà Nguyễn Thị Thanh Thuý nêu thực tế.

Bà Võ Thị Bích Thủy, Phó giám đốc Phòng Quản lý chất lượng, Hệ thống siêu thị Co.opMart Việt Nam cho biết, hiện nay người tiêu dùng chưa hiểu rõ việc kiểm soát chất lượng hàng hoá của các kênh phân phối để có đủ niềm tin vào hệ thống. Trong 30 năm kinh nghiệm bán lẻ, Saigon Co.op luôn đặt việc kiểm soát chất lượng hàng hóa lên hàng đầu và là việc làm thường xuyên và xuyên suốt.

“Hàng hoá được Saigon Co.op mua tập kết tại kho phân phối ở Bình Dương, tại đây có phòng thí nghiệm để kiểm tra hàng hoá trước khi phân phối đi các cửa hàng. Ngoài ra, tại mỗi cửa hàng đều có bộ phận chuyên môn để kiểm soát chất lượng sản phẩm bằng những test nhanh. Không những thế, chúng tôi thường xuyên lấy mẫu xét nghiệm để gửi sang một bên thứ ba để họ kiểm tra chất lượng sản phẩm. Đồng thời, Saigon Co.op cũng trang bị xe kiểm soát lưu động giống như một phòng thí nghiệm thu nhỏ, để kiểm soát ngay tại vùng trồng của đối tác (nhà cung cấp), nếu có vấn đề gì thì cảnh báo ngay với họ. Saigon Co.op cam kết kinh doanh một cách minh bạch, và không ngừng quản lý chất lượng hàng hoá đem đến tay người tiêu dùng một cách tốt nhất”, bà Thuỷ khẳng định.

Ông Nguyễn Bình Phương, Phó Giám đốc bộ phận Kinh doanh tiếp thị, Công ty CP Quản lý & Kinh doanh Chợ nông sản Thủ Đức (chợ Nông Sản Thủ Đức) cho biết, là chợ chuyên về nông sản TP Hồ Chí Minh. Sau đợt dịch chợ Nông Sản Thủ Đức cung cấp mỗi ngày 2.300 tấn, củ quả 1.300 tấn, trong đó 50% lượng quả từ Lâm Đồng gửi về. Với lượng lớn như vậy mà vấn đề truy xuất không hề đơn giản, chính vì vậy mà các cơ quan, ban ngành cần phải hỗ trợ.

Chia sẻ về lổ hổng trong công tác quản lý và chất lượng kiểm định rau củ quả hiện nay, ông Lý Hoàng Hải, Giám đốc Công ty Eurofins Sắc Ký Hải Đăng cho rằng, việc test trong phòng thí nghiệm rất mất thời gian từ 3-5 ngày, và chi phí rất cao còn test nhanh thì chỉ phát hiện ra dư lượng ở hàm lượng cao, còn dư lượng thấp thì test nhanh không phát hiện được. “Chúng ta không thể nào kiểm soát được sản phẩm cuối cùng đối với rau, củ mà bắt buộc phải kiểm soát bằng quá trình sản xuất, tiêu chuẩn, vùng nguyên liệu”, ông Hải chia sẻ./.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Câu chuyện lúa gạo

DNTH: Trái với không khí hồ hởi năm 2024 khi giá lúa tăng kỷ lục, vượt qua nhiều quốc gia xuất khẩu truyền thống, là nỗi buồn ngay từ đầu năm mới.

Khoai tây vụ đông - phận 'con rơi'

DNTH: Tại sao miền Bắc có hàng trăm ngàn ha đất bỏ không trong vụ đông mà diện tích trồng khoai tây chế biến lại khó mở rộng dù nhu cầu nhà máy rất lớn?

Giá điều tăng nhưng năng suất giảm

DNTH: Vụ điều năm nay ở Bà Rịa - Vũng Tàu bị chậm vụ so với mọi năm do bất lợi của thời tiết, hiện bà con chưa có điều để thu hoạch.

Xuất khẩu thuỷ sản "vượt sóng"

DNTH: Dù ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 2 tháng đầu năm, song nhiều mặt hàng chủ lực của xuất khẩu thuỷ sản đối diện nhiều thách thức về thị trường năm 2025.

Cung ứng vốn cho sản xuất, thu mua tạm trữ và xuất khẩu gạo

DNTH: Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có công văn đề nghị các ngân hàng thương mại (NHTM) cung ứng vốn tín dụng phục vụ sản xuất, chế biến, thu mua tạm trữ và xuất khẩu gạo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Nông sản Việt đối diện với bài toán chất lượng

DNTH: Dù thu về hàng chục tỷ USD xuất khẩu mỗi năm, song nông sản Việt vẫn đối diện với hàng loạt cảnh báo từ đối tác nhập khẩu. Thực trạng này đòi hỏi các hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp phải nghiêm túc khắc phục nhằm xây...

XEM THÊM TIN