Quan ngại tình trạng nợ xấu tại các ngân hàng
14:09 | 05/08/2020
DNTH: Dù hiện tại đã được cơ cấu lại các khoản trả nợ, miễn, giảm lãi nhưng cơ cấu nợ xấu của các ngân hàng vẫn xấu hơn so với cuối quý I. Chính vì thế nhiều dự báo về nợ xấu và lợi nhuận của các ngân hàng sẽ còn xấu hơn vào quý 3-4 và cuối năm nay.
Theo báo cáo tài chính quý II/2020 của ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), tổng nợ xấu của nhà băng này tăng gần 20% so với đầu năm, lên 1.476,7 tỷ đồng. Tại thời điểm, cuối năm 2019, số nợ xấu của TPBank chỉ ở mức 1.234,9 tỷ đồng.
Đáng chú ý, nợ xấu ở nhóm nợ dưới tiêu chuẩn có mức tăng lớn nhất tới trên 47,2% chỉ sau 6 tháng đầu năm. Nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) tăng 22%. Ngược lại, nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) giảm 11.
Tỷ lệ nợ xấu tính đến hết quý II/2020 của nhà băng này cũng vì thế tăng từ mức 1,29% lên mức 1,47%.
Số dư nợ xấu tăng lên buộc TPBank cũng phải liên tục gia tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong 2 quý đầu năm nay, lần lượt là hơn 324 tỷ đồng trong quý I/2020 và 441,6 tỷ đồng trong quý II/2020. Tổng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng này vọt tăng lên 765,7 tỷ đồng trong 6 tháng và có mức tăng tới 49,1% so với cùng kỳ 2019.
Ngân hàng TMCP Quốc Tế (VIB) cũng đang phải chứng kiến mức tăng rất mạnh ở hàng loạt nhóm nợ xấu sau 6 tháng kinh doanh đầu năm.
Ngân hàng TMCP Quốc Tế báo nợ xấu tăng mạnh
Theo báo cáo tài chính quý II/2020 của VIB, nợ xấu tăng tới 27,6% so với cuối năm 2019, lên 3.267,2 tỷ đồng. Trong đó, nhóm có khả năng mất vốn ở mức 1.979 tỷ đồng, chiếm phần lớn trong tổng số dư nợ xấu của ngân hàng VIB. So với cuối năm ngoái, nợ có khả năng mất vốn của VIB đã tăng 12,6% và cũng là mức tăng thấp nhất so với 2 nhóm nợ còn lại.
Cụ thể, nợ xấu ở nhóm dưới tiêu chuẩn có mức tăng tới 79,6% và nợ nghi ngờ cũng tăng hơn 49,2%. Nợ xấu vọt tăng trong các tháng đầu năm khiến cho VIB phải mạnh tay trích lập dự phòng rủi ro tín dụng hơn 421 tỷ đồng, tăng hơn 31,7%.
Mặc dù cho vay tăng nhẹ nhưng số dư nợ xấu của Bac A Bank cũng không nằm ngoài dự báo khi tăng thêm gần 19% lên 595 tỷ đồng, đưa tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng từ 0,69% vào cuối năm trước lên 0,8%.
Đến hết quý II/2020, tổng nợ xấu nội bảng của VietBank ở mức 807 tỷ đồng, tăng 49,7%. Đáng chú ý, nợ có khả năng mất vốn tăng lên gấp 1,5 lần với gần 533 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay tăng từ 1,32% vào cuối năm 2019 lên 1,88%.
Sacombank cũng vừa công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm. Tổng nợ xấu nội bảng của Sacombank ở mức 6.682 tỷ đồng, tăng 16,5%. Nợ cần chú ý của Sacombank tăng tới 63%, trong khi nợ nhóm 3 cũng tăng gần 3 lần. Điều này khiến ngân hàng phải tăng mạnh 50% trích lập dự phòng trong 6 tháng đầu năm. Qua đó, kéo tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay tăng từ 1,94% vào cuối năm 2019 lên 2,15%.
Trong 2 quý vừa qua, MB đã trích lập 3.310 tỷ đồng cho chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, tăng 40% so với cùng kỳ 2019. Tính đến 30/6, tổng nợ xấu nội bảng của MB ở mức 3.577 tỷ đồng, tăng 23,5%. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn tăng mạnh từ 618 tỷ đồng lên 1.695 tỷ đồng, tương ứng tăng 174%. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay tăng từ 1,16% vào cuối năm 2019 lên mức 1,37%.
Tại ngày 30/6/2020, nợ xấu của ACB là 1.918 tỷ đồng, tăng 32% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay tăng từ 0,54% lên 0,68%.
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt báo nợ xấu tăng gần 500 tỷ đồng
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) cũng thông tin, hoạt động kinh doanh sau 6 tháng đầu năm ghi nhận tổng số dư nợ xấu tăng thêm gần 500 tỷ đồng, tương đương 23,4% lên hơn 2.506 tỷ đồng với mức tăng xuất hiện lần lượt ở cả 3 nhóm nợ xấu và nhiều nhất ở nhóm nợ có khả năng mất vốn. Đưa tỷ lệ nợ xấu nhích nhẹ từ 1,44% vào cuối năm 2019 lên 1,65%. Nhóm nợ có khả năng mất vốn tại LienVietPostBank tăng thêm hơn 312 tỷ đồng chỉ sau vài tháng và đưa tổng số dư nợ có khả năng mất vốn tại ngân hàng này lên con số trên 1.738 tỷ đồng.
Mới đây, Ngân hàng nhà nước tiếp tục lấy ý kiến sửa đổi Thông tư 01 theo hướng mở rộng diện cơ cấu nợ cho doanh nghiệp. Các khoản nợ vay được giải ngân trước ngày 25/4 sẽ thuộc diện được cơ cấu xem xét hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ (trước đó thời hạn này là 23/01).
Các khoản nợ phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi từ ngàu 23/1 đến hết năm nay cũng sẽ được xem xét cơ cấu nợ (trước đó mốc thời gian này là liền kề 3 tháng kể từ khi Thủ tướng công bố hết dịch).
Như vậy, mặc dù hiện tại đã được cơ cấu lại các khoản trả nợ, miễn, giảm lãi nhưng cơ cấu nợ xấu của các ngân hàng vẫn xấu hơn so với cuối quý I. Do đó, mức nợ xấu hiện tại chưa thực sự phản ánh đúng chất lượng tài sản của các ngân hàng khi mà các khách hàng bị ảnh hưởng từ Covid-19 đang nhận được hỗ trợ từ Chính phủ.
Chính vì thế nhiều dự báo về nợ xấu và lợi nhuận của các ngân hàng sẽ còn xấu hơn vào quý 3-4 và cuối năm nay, nhất là trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 đang tái bùng phát như hiện nay.
Linh Anh
THSP
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- ngân hàng TMCP Tiên Phong /
- Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt /
- VIB /
- Ngân hàng TMCP Quốc tế /
- Sacombank /
- ACB /
- LienVietPostBank /
- VietBank /
- BAC A BANK /
- nợ xấu /
- TPBank /
- MB /
- ngân hàng /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)
Đảng bộ Cao su Chư Prông thống nhất loạt chỉ tiêu quan trọng cho nhiệm kỳ mới
DNTH: Ngày 24/6, Đại hội đại biểu Đảng bộ Công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2025-2030 đã diễn ra tại huyện Chư Prông (Gia Lai).

Cao su Chư Sê đặt mục tiêu nâng thu nhập người lao động trong nhiệm kỳ mới
DNTH: Đại hội Đảng bộ Công ty TNHH MTV Cao su Chư Sê lần thứ XII đã thông qua các chỉ tiêu quan trọng cho nhiệm kỳ 2025 – 2030, trong đó tập trung xây dựng nguồn nhân lực chất lượng và nâng cao đời sống người lao động. Đại hội...

Doanh nhân Hoàng Mai Chung được trao giải “nhà lãnh đạo tiên phong đổi mới, sáng tạo”
DNTH: Tại Lễ trao giải Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam – Industrie 4.0 Awards lần thứ tư, doanh nhân Hoàng Mai Chung, Chủ tịch HĐQT Meey Group đã vinh dự được xướng tên ở hạng mục “Nhà lãnh đạo tiên phong đổi mới sáng tạo và chuyển đổi...

"Ông trùm" lúa gạo Lộc Trời dự kiến lỗ 500 tỷ đồng trong năm 2025
DNTH: CTCP Tập đoàn Lộc Trời (Mã CK: LTG) vừa công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, dự kiến tổ chức vào ngày 14/7 tại Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Lộc Trời, xã Định Thành, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.

Anh hùng Lao động Thái Hương được vinh danh Nhà lãnh đạo xuất sắc trong phát triển bền vững toàn cầu 2025
DNTH: Ngày 13/6, Tạp chí Global Brand (Vương quốc Anh) tổ chức lễ trao giải thường niên Global Brand Awards tại Dubai. Chỉ 3 trong tổng số 31 giải thưởng được vinh danh trên phạm vi toàn cầu, và một trong số đó được trao cho Anh hùng Lao...

Đại hội Đảng bộ PV GAS nhiệm kỳ 2025-2030: Định hướng chiến lược “Đổi mới - Bứt phá - Thích ứng - Cạnh...
DNTH: Đảng bộ Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã và đang thể hiện quyết tâm tổ chức đại hội đảng các cấp tại PV GAS, hướng tới Đại hội Đại biểu Đảng bộ PV GAS nhiệm kỳ 2025-2030.
Đô thị cuộc sống
-
Dự án Khu du lịch biển Thắng Liên được cập nhật vào Quy hoạch chung phường Hoàng Mai
-
Tiếp sức mùa thi 2025 ứng dụng công nghệ, lan tỏa tinh thần tình nguyện
-
Sống Khỏe – Năng lượng tràn đầy từ mọi hoạt động tại Eurowindow Sport Garden, dự án sắp khởi công tại Vinh
-
Hà Nội: Tái khởi công đường Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A
-
Xếp hàng xuyên đêm chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ
-
Từ ngày 20/5 người dân Hà Nội có thể thực hiện trực tuyến một số thủ tục về đất đai
Sống khỏe
-
Nên ăn 4 - 5 quả mận mỗi ngày để đem lại lợi ích tối đa cho sức khỏe
-
Tự hào là bệnh viện mắt tiên phong tại Tây Nguyên
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên: Hành trình 7 năm trao ánh mắt, tặng nụ cười
-
Cấp cứu thành công một bệnh nhân người Campuchia bị tai nạn lao động
-
Người phụ nữ suýt thủng thực quản vì uống thuốc sai cách
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...