Quảng Bình: "Đánh liều" bỏ ra cả tỷ đồng trồng dưa lưới công nghệ cao trên cát
08:57 | 10/08/2020
DNTH: Bỏ ra cả tỷ đồng để đầu tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao bằng mô hình trồng dưa lưới, anh Võ Minh Sáng (SN 1976), ở phường Quảng Long, thị xã Ba Đồn (tỉnh Quảng Bình) là điển hình dám nghĩ, dám làm. Vụ dưa lưới đầu tiên thành công, hứa hẹn một lối đi mới đầy triển vọng...
Những ngày này, gia đình anh Sáng đang tất bật thu hoạch dưa lưới để xuất bán cho các thương lái từ miền Bắc vào. Sau hơn 3 tháng chăm bón từng gốc dưa, khi từng quả dưa to đều, đẹp được xếp lên xe, nụ cười của anh nông dân Võ Minh Sáng như càng rạng rỡ hơn.
Mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng ứng dụng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của anh Võ Minh Sáng, phường Quảng Long, thị xã Ba Đồn (Quảng Bình) mở ra hướng đi mới cho nông nghiệp địa phương. |
Ở vùng cát Quảng Long, xưa nay, người dân chủ yếu trồng các loại cây nông nghiệp truyền thống tại địa phương như: mía, sắn hay các loại rau, hoa…
Người dân Quảng Long vốn có thế mạnh từ các nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh thương mại, dịch vụ nhưng để làm giàu từ sản xuất nông nghiệp thì có lẽ chưa bao giờ ai dám nghĩ. Gia đình anh Sáng cũng vậy, nhiều năm nay, hơn 3ha đất nông nghiệp được thuê lại từ UBND phường chủ yếu để trồng mía.
Thế nhưng, cuối năm 2019, anh Sáng đã gom hết số tiền tiết kiệm, vay mượn thêm rồi đầu tư gần cả tỷ đồng để xây dựng nhà kính, trồng dưa lưới ngay trên vùng cát.
Biết ý tưởng làm ăn lớn của anh, anh em, bạn bè ai cũng khuyên can hết lời. Trong khu vực phường và các địa phương lân cận, cũng có người đã thực hiện thành công mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao này nhưng phần lớn đều được các dự án của Nhà nước hỗ trợ và có cán bộ chuyên môn hướng dẫn kỹ thuật. Tuy nhiên, bỏ ra cả số lớn tiền lớn để đầu tư như anh thì chẳng mấy ai dám làm.
Để đầu tư tiền tỷ giữa vùng cát, ít ai biết rằng ý tưởng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đã được anh Sáng nung nấu từ nhiều năm trước. Anh Sáng chia sẻ, ban đầu xem sách báo thấy có nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao làm ăn hiệu quả, nên anh rất hứng thú.
Nhưng để chọn trồng cây gì có hiệu quả nhất, đặc biệt trong điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở địa phương, lại mất khá nhiều thời gian.
Mấy năm trước, thời gian nông nhàn, anh Sáng đều lặn lội vào các tỉnh Ninh Thuận, Lâm Đồng-những địa phương phát triển nông nghiệp cao để tìm tòi, học hỏi. Vừa làm công vừa học tập kỹ thuật, anh cũng nỗ lực tìm loại cây trồng phù hợp.
Sau thời gian học hỏi, anh nhận thấy cây dưa lưới dễ dàng thích nghi trong điều kiện nắng nóng, nhiệt độ cao như ở Quảng Bình. Hơn 2 năm lăn lộn tại các mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao ở Ninh Thuận, cuối năm 2019, anh Sáng về quê quyết tâm đầu tư trồng dưa lưới trong nhà màng trên vùng cát Quảng Long.
Anh Sáng cho hay, việc trồng dưa lưới trong nhà màng có nhiều ưu điểm, như: quản lý cây trồng tốt hơn, giúp che mưa và ngăn côn trùng xâm nhập, nông dân giảm chi phí do không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, bảo đảm sản phẩm sạch và bảo vệ sức khỏe người trồng lẫn người tiêu dùng.
Tuy nhiên, việc trồng dưa lưới trong nhà màng cũng có những khó khăn nhất định. Đó là vốn đầu tư tương đối lớn, việc phát triển mô hình trồng dưa lưới ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi công chăm sóc phải tỉ mỉ và đặc biệt là phải theo dõi, thụ phấn cho cây đúng thời gian cây vừa ra hoa vào lúc 8 giờ-10 giờ.
Với số vốn đầu tư ban đầu gần 900 triệu đồng, anh đã trồng thử nghiệm 2.500 gốc dưa lưới trên diện tích 1.200m2. Nhà màng được thiết kế để có sức chịu đựng được gió giật cấp 10 và dễ dàng kéo cuộn lại nếu gặp bão lớn đổ bộ. Hệ thống nước tưới, phân bón hữu cơ đều được nhập khẩu theo công nghệ của Đức và Israel.
Theo tính toán của anh Sáng, mỗi năm có thể trồng được 3 vụ dưa lưới, mỗi vụ thu hoạch khoảng 3 tấn dưa, ước tính sẽ thu về khoảng 250 triệu đồng/vụ. Hiện tại, sau vụ thu hoạch vụ dưa lưới đầu tiên, kết quả đúng như mong đợi của anh, hầu hết dưa lưới được nhập bán cho các thương lái ở Nghệ An và khu vực phía Bắc đã được ký kết hợp đồng tiêu thụ trước đó.
Thành công từ mô hình trồng dưa lưới ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao của gia đình anh Sáng hứa hẹn một hướng đi mới và nếu được triển khai nhân rộng sẽ tạo đột phá tư duy trong sản xuất nông nghiệp của người dân địa phương. Mô hình trồng dưa lưới ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao của anh Sáng tạo việc làm thường xuyên cho 6 lao động địa phương.
Cũng theo anh Sáng, những vụ tiếp theo, anh sẽ dành khoảng một nửa sản lượng dưa lưới, chấp nhận khả năng bù lỗ để quảng bá, giới thiệu sản phẩm ở thị trường trong tỉnh, đồng thời mở rộng quy mô sản xuất.
Hiện tại, các mô hình nông nghiệp công nghệ cao còn khá mới mẻ đối với người nông dân TX Ba Đồn nói riêng cũng như toàn tỉnh Quảng Bình nói chung, đặc biệt là trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở vùng nông thôn hiện nay, bởi chi phí đầu tư ban đầu lớn, đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc cũng như thị trường đầu ra sản phẩm. Vậy nên, rất cần được sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp, ngành, chính quyền địa phương để nhân rộng các mô hình sản xuất này.
Theo Dân Việt
Yêu cầu bắt buộc về chuyển đổi xanh, xuất khẩu xanh
DNTH: Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2024 với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu xanh” đề cập nhiều vấn đề "nóng" với các ngành xuất khẩu nội địa trước những quy định bắt buộc của các quốc gia nhập khẩu về phát triển...
Khi nông dân biến sợi rơm thành sợi vàng
DNTH: Thay vì đốt đồng sau mỗi mùa vụ gây ô nhiễm môi trường, nông dân An Giang đã tìm ra nhiều cách để tận dụng rơm rạ hiệu quả, giúp tăng thu nhập.
Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam: Ngày càng có thêm nhiều làng quê đáng sống
DNTH: Hội Nông dân Việt Nam và Bộ TN&MT đã phối hợp thành lập các tổ nhóm, CLB nông dân tham gia bảo vệ môi trường ở địa phương, Hội Nông dân cơ sở hoạt động rất hiệu quả, góp phần xây dựng môi trường nông thôn sáng xanh sạch...
Xây dựng nông thôn mới nâng cao gặp khó ở tiêu chí nước sạch
DNTH: Giai đoạn 2021-2025, Quảng Ngãi phấn đấu đưa 33 xã về đích nông thôn mới nâng cao nhưng đến nay chỉ có 8 xã đạt chuẩn, 9 xã đăng ký về đích vào cuối năm 2024. Tuy nhiên, qua rà soát cho thấy nhiều địa phương đều gặp khó vì...
Gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
DNTH: Để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 của các địa phương, từ đầu năm 2024 đến nay, Bộ Nông...
Tích tụ ruộng đất: Hồi sinh những cánh đồng hoang
DNTH: Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, tích tụ ruộng đất đã trở thành xu thế tất yếu, hướng đi mới cho sản xuất nông nghiệp tỉnh Thái Bình. Thay vì nhiều canh đồng bị bỏ hoang, sản xuất kém hiệu quả, giờ đây những cánh đồng...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...