Quảng Ngãi: Tháo dỡ lồng bè, chấm dứt nuôi cá trên vùng biển Dung Quất

09:09 | 24/04/2019

DNTH: UBND huyện Bình Sơn vừa giải quyết nguồn kinh phí 8 tỷ đồng hỗ trợ cho 86 hộ dân ở các xã Bình Thuận, Bình Đông và Binh Thạnh để tháo dỡ lồng bè chấm dứt việc nuôi cá bớp trên vùng biển Khu kinh tế Dung Quất.

Ngày 23/4, UBND huyện Bình Sơn phối hợp với chính quyền địa phương các xã Bình Đông, Bình Thuận tiến hành tháo dỡ lồng bè chấm dứt việc nuôi cá bớp trên vùng biển Khu kinh tế (KKT) Dung Quất.

 Các hộ dân xã Bình Đông  tiến hành tháo dỡ lồng bè, chấm dứt việc nuôi cá bớp trên vùng biển KKT Dung Quất.

Các hộ dân xã Bình Đông tiến hành tháo dỡ lồng bè, chấm dứt việc nuôi cá bớp trên vùng biển KKT Dung Quất.

Ông Nguyễn Văn Thanh, Phó chủ tịch UBND xã Bình Đông, cho biết: Toàn xã có 46 hộ dân tham gia nuôi cá lồng bè trên vùng biển KKT Dung Quất. Năm 2018 đã có 07 hộ tự tháo dỡ lồng bè và chuyển đổi nghề nghiệp. Hôm nay (23/4) có 05 hộ tiến hành tháo dỡ lồng bè. Các hộ còn lại cũng đã cam kết tháo dỡ lồng bè, chấm dứt việc nuôi cá trên vùng biển KKT Dung Quất, nhưng do còn trên 50 tấn cá đang mùa thu hoạch, nên các hộ dân này sẽ tiến hành tháo dỡ từ nay đến hết 30/4/2019.

Được biết, từ năm 2014 đến nay, việc nuôi cá lồng bè trên vùng biển Dung Quất (thuộc thôn Sơn Trà, xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ dân, góp phần giải quyết việc làm, phát triển kinh tế hộ gia đình. Tuy nhiên, việc nuôi cá lồng bè tại khu vực này là mang tính tự phát của các hộ dân, không nằm trong vùng qui hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh.

 Các hộ nuôi lồng bè vùng biển KKT Dung Quất là tự phát, không theo qui hoạch.

Các hộ nuôi lồng bè vùng biển KKT Dung Quất là tự phát, không theo qui hoạch.

Trong năm 2017, việc đầu tư các dự án trên địa bàn khu kinh tế Dung Quất là rất lớn, để giảm thiểu thiệt hại về kinh tế của các hộ dân, đồng thời chấm dứt việc nuôi cá lồng bè tự phát không theo qui hoạch, trả lại diện tích mặt nước để triển khai thực hiện các dự án theo qui định, UBND tỉnh Quảng Ngãi và UBND huyện Bình Sơn đã tập trung chỉ đạo UBND các xã tuyên truyền, vận động nhân dân chấm dứt việc nuôi cá lồng bè tại khu vực thôn Sơn Trà, xã Bình Đông.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, vùng biển thôn Sơn Trà, xã Bình Đông vẫn còn 86 hộ nuôi cá lồng bè với 916 lồng nuôi của nhân dân 03 xã Bình Đông (46 hộ), Bình Thạnh (35 hộ) và Bình Thuận (05 hộ).

Hồi tháng 5/2017, tại khu vực này cũng đã xảy ra tình trạng cá bớp nuôi lồng tại đây  chết bất thường hàng loạt, mà nguyên nhân được các cơ quan chức năng xác định là do ảnh hưởng của không khí lạnh gây mưa lớn, nước đầu nguồn đổ về làm thay đổi môi trường nước dẫn đến cá bị chết do sốc môi trường.

Xác định vùng nuôi cá bớp lồng bè là tự phát, vùng nuôi không thuộc qui hoạch phát triển thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, vi phạm qui định tại khoản 3 Điều 25 Nghị định 103/2013/NĐ-CP ngày 12/9/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản, UBND huyện Bình Sơn đã chỉ đạo UBND xã Bình Đông và các cơ quan chức năng của huyện tổ chức họp dân để thông báo vấn đề trên, đồng thời, yêu cầu các hộ dân tháo dỡ lồng bè nuôi trồng thủy sản trong tháng 6/2017.

Tuy nhiên, do chi phí đầu tư làm lồng bè nuôi cá là khá lớn, trong khi đó huyện Bình Sơn không có vùng qui hoạch nuôi trồng thủy sản phù hợp để các hộ dân di chuyển lồng bè tiếp tục nghề nuôi trồng thủy sản, việc chuyển đổi nghề nghiệp cho các hộ dân gặp nhiều khó khăn. Từ năm 2017 đến nay các hộ dân vẫn tiếp tục đầu tư nuôi cá.

Tiếp đó, ngày 8-9/10/2018, các hộ dân phát hiện cá bớp nuôi lồng tại đây chết bất thường hàng loạt khoảng trên 100 tấn (cá từ 1-3kg), khiến các hộ nuôi thiệt hại lên tới hàng tỷ đồng. Các cơ quan chức năng đã lấy mẫu cá và mẫu nước để xét nghiệm làm rõ nguyên nhân và tổ chức công bố kết quả xét nghiệm cho các hộ dân biết. Theo Chi cục Thú y vùng IV, kết quả xét nghiệm mẫu cá âm tính với vi rút hoại tử thần kinh và theo Trung tâm kỹ thuật Quan trắc môi trường Dung Quất, kết quả xét nghiệm cho thấy mẫu nước trong khu vực nuôi cá là đảm bảo an toàn.

Qua các buổi họp dân các xã Bình Đông và xã Bình Thạnh, đa số các hộ dân biết việc nuôi trồng thủy sản lồng bè tự phát, không theo qui hoạch là sai, nhưng vì chi phí đầu tư làm lồng bè quá lớn, việc chuyển đổi nghề nghiệp cho các hộ dân gặp khó khăn nên kiến nghị các cơ quan chức năng xem xét hỗ trợ kinh phí để giảm bớt thiệt hại về kinh tế cho các hộ dân; và xem xét hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp để có điều kiện ổn định cuộc sống.

UBND huyện Bình Sơn đã báo cáo lên UBND tỉnh Quảng Ngãi và các Sở, ban ngành. Theo đó, UBND huyện Bình Sơn đề nghị UBND tỉnh Quảng Ngãi,  các Sở, ban ngành liên quan xem xét, hỗ trợ để các hộ dân trong vùng nuôi cá lồng bè chuyển đổi nghề nghiệp.

Từ nguồn kinh phí trợ cấp có mục tiêu của ngân sách tỉnh, UBND huyện Bình Sơn quyết định giải quyết nguồn kinh phí 8 tỷ đồng hỗ trợ cho 86 hộ dân ở các xã Bình Thuận, Bình Đông và Binh Thạnh để  tháo dỡ lồng bè chấm dứt việc nuôi cá bớp trên vùng biển Khu kinh tế Dung Quất. Theo đó, xã Bình Đông được hỗ trợ hơn 3.648 triệu đồng, xã Bình Thạnh được hỗ trợ 3.622 triệu đồng và xã Bình Thuận được hỗ trợ hơn 730 triệu đồng.

Hiện nay, chính quyền các địa phương tiếp tục vận động các hộ dân còn lại khẩn trương xuất bán cá đang nuôi để tháo dỡ lồng bè trước ngày 30/4/2019.

Theo  Hải Yến

KTNT

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hà Tĩnh: Chưa được phê duyệt vùng cấp nước, doanh nghiệp đã tự ý thu tiền dân

Nhà máy nước của Công ty THHH HT Thành Trung đã tự ý xây dựng hệ thống mở rộng vùng cấp nước, thu tiền người dân khi chưa được cơ quan chức năng chấp thuận. Song nhiều hộ dân lo lắng vì chưa biết khi nào sẽ có nước sạch và từ...

Đảo chiều hoàn lưu – một công trình xanh thân thiện với môi trường

Nếu từng ghé thăm TP.Phan Rang – Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận), hẳn mọi người sẽ ấn tượng với công trình đảo chiều hoàn lưu nằm ở bờ trái Sông Cái Phan Rang, thuộc địa phận phường Tấn Tài.

Đường ống nước sông Đà vỡ giữa ngày nắng nóng, người dân canh cánh nỗi lo

Liên quan đến sự cố rò rỉ đường ống nước sông Đà sáng ngày 8/7 khiến nhiều hộ gia đình ở Hà Nội bị cắt nước giữa ngày nắng nóng, Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco) cho biết, đã cấp nước trở lại vào...

Lộ diện nhiều “ông lớn” lấp hàng chục hecta hồ Đại Lải để kinh doanh

Nhiều người giật mình về diện tích mà 4 “ông lớn” trong tổng số hơn 10 doanh nghiệp đã và đang “xâu xé” hồ Đại Lải.

Quảng Ninh: Nhiều hồ thủy lợi phơi đáy giữa mùa mưa

Thời điểm tháng 6 hàng năm, cũng là bước vào mùa mưa, nhưng đang tồn tại một “nghịch lý”, nhiều hồ thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đang rơi vào tình trạng cạn nước, phơi đáy. Đang là tháng cao điểm của mùa hè, nắng...

Chủ tịch VARISME: “Chúng tôi muốn mọi người dân được hưởng loại nước sạch tinh khiết, có lợi cho sức khỏe”

DNTH: Ngày 5/7, Đoàn công tác của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam do ông Nguyễn Ngọc Quang, Chủ tịch tịch hiệp hội cùng ông Vũ Văn Quyết; bà Trần Phương Lan; bà Bảo Kim thuộc Hội giáo dục chăm sóc sức...

XEM THÊM TIN