Quê hương nghĩa nặng, tình sâu

06:04 | 26/12/2024

DNTH: “Về việc sửa trường, tôi đồng ý, cô hiệu trưởng cho người tính toán hết bao nhiều kinh phí, báo lại cho tôi, vào hè cho tu sửa sớm để còn kịp hoàn thành trước khai giảng năm học mới” Chủ tịch Tập đoàn Bảo Sơn – ông Nguyễn Trường Sơn dặn dò.

Ông đã dặn dò như vậy, khi kết thúc bữa cơm trưa mà các thầy, cô Trường Tiểu học Trung Phúc Cường 2 (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) dành cho ông và đoàn làm phim chúng tôi. Đã rất lâu, ông mới có thời gian để quay lại ngôi trường tiểu học mà năm 2003, ông và Tập đoàn Bảo Sơn đã bỏ ra 4,5 tỷ đồng, tài trợ xây trường học 2 tầng. Sau nhiều năm sử dụng nền các lớp đã bắt đầu bong rộp, ông hào phóng tài trợ kinh phí cải tạo, sửa chữa.

Quê hương nghĩa nặng, tình sâu 1
Ông Nguyễn Trường Sơn và các thầy cô Trường Tiểu học Trung Phúc Cường 2. Ảnh AT

Một tấm lòng cao cả

“Khi đó, Tập đoàn Bảo Sơn đang vay ngân hàng 33 tỷ đồng, lãi suất 17%/năm để kinh doanh nhưng khi chứng kiến gần 200 con em xã Nam Cường (nay là xã Trung Phúc Cường) phải học trong ngôi trường nhà tranh, vách nứa, tôi không đành lòng” Chủ tịch Tập đoàn Bảo Sơn chia sẻ. Câu chuyện về một người con rời làng ra đi hơn 40 năm, nay trở về quê bỏ ra 4,5 tỷ, một khoảng tiền tiền khá lớn để xây cho bà con một ngôi trường mới bay qua cả sông Lam, lan khắp toàn huyện Nam Đàn.

Nhờ có cơ sở vật chất khang trang, các thầy, cô cùng các em học sinh đã nỗ lực không ngừng để, ngay trong năm đầu tiên học trường mới, trường Tiểu học Nam Cường là một trong 5 trường tiểu học đầu tiên của huyện Nam Đàn quê Bác  được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn Quốc gia cấp độ 1. Trước đây, nói đến dân “chín Nam” (9 xã thuộc huyện Nam Đàn, vùng bãi) là người ta nói đến những vùng quê nghèo, khổ, quanh năm mưa lụt. Trường Tiểu học Nam Cường lúc ấy là địa chỉ “2 in 1”, bình thường dùng làm trường học, khi mưa lụt, nước dâng cao người dân trong xã gồng gánh đồ đạc, lợn bò đến trú ở “trường ông Sơn”.

Quê hương nghĩa nặng, tình sâu 3
Những tình cảm mà người dân Trung Phúc Cường dành cho ông Nguyễn Trường Sơn.

Năm 2014, trường Tiểu học Nam Cường quê ông tiếp tục đạt chuẩn Quốc gia cấp độ 2, như là bằng chứng ghi nhận thành tích của một vùng quê hiếu học, trở thành sự kiện lớn của giáo dục huyện Nam Đàn. Trước đó, ông và Tập đoàn Bảo Sơn đã đầu tư 2,3 tỷ đồng để mua sắm toàn bộ trang thiết bị dạy học cho nhà trường, làm mới khu hiệu bộ. Phòng máy tính “trường ông Sơn” được đánh giá “sịn sò” nhất, nhì các trường của giáo dục Nam Đàn, tiếp cận máy tính sớm nên thành tích thi các kỳ thi học sinh giỏi Tin học của nhà trường bao giờ cũng thuộc tốp đầu.

Năm 2005, ông thành lập Quỹ Giáo dục và Đào tạo Bảo Sơn, với tôn chỉ mục đích hỗ trợ pháp triển nền giáo dục Việt Nam, hỗ trợ sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam học tập tại Nhật Bản và hỗ trợ sinh viên Nhật Bản học tại Việt Nam, các giáo viên Nhật Bản giảng dạy tiếng Nhật và chuyển giao công nghệ Nhật Bản tại Việt Nam. Trong đó, ông dành một phần kinh phí để khen thưởng, động viên tất cả các em đoạt danh hiệu học sinh giỏi, giáo viên dạy giỏi, mỗi phần thưởng trị giá 500 ngàn đồng (gần đây nâng lên 1 triệu đồng/người).

“Bác bận việc kinh doanh, mỗi lần từ Hà Nội về thăm quê, bác cố thu xếp để vào thăm trường. Khi thì bác trồng cây, khi thì đi một vòng thăm các cháu, thấy trường hư hỏng, xuống cấp, hay cần xây thêm công trình gì, thì bác lại cho kinh phí. Những em học sinh trong xã có hoàn cảnh khó khăn còn được Quỹ Bảo Sơn hỗ trợ kinh phí học tập” cô Lê Thị Lan, Hiệu trưởng Tiểu học Nam Cường chia sẻ.

Ông Nguyễn An Toàn, Chủ tịch UBND xã Trung Phúc Cường chia sẻ: Khó có thể tính xem bác Nguyễn Trường Sơn đã đầu tư cho quê hương bao nhiều tiền. Chỉ biết, mỗi khi địa phương gặp khó khăn là bác lại xuất hiện, có năm nước sông Lam dâng cao, làng xóm sau lụt tiêu điều, nhiều nhà đói đứt bữa, bác Sơn thuê xe chở 18 tấn gạo từ Hà Nội về phân phát khắp lượt cho người dân Trung Phúc Cường.

Bò ông Sơn

Trong lần đưa đoàn nhà báo về thăm quê mới đây, ông kể: Năm 2010, các anh trên huyện bảo hiện địa phương có trên 1.400 hộ nghèo, bác có hiến kế gì giúp đỡ bà con quê mình được không? Nhớ về năm tháng vất vả chăn bò ngoài bãi sông, về đến Hà Nội tôi ngồi viết dự án “Ngân hàng Bò-Xóa đói giảm nghèo”.

Theo đó, thông qua Ngân hàng Chinh sách xã hội Việt Nam ông cho người dân Nam Đàn vay 10 tỷ đồng, lãi suất 0% trong vòng 6 năm (2010-2016). Ông tính toán, khi đó, với 10 triệu đồng, bà con mua được 2-3 con bò gầy (hoặc bò mẹ), theo kinh nghiệm của ông chỉ 4-5 tháng vỗ béo bán đi mua lứa khác, được vay chu kỳ 3 năm là đủ để họa có 5-6 lứa bò, thoát nghèo.

Quê hương nghĩa nặng, tình sâu 2
Gia đình nuôi bò từ kinh phí dự án “Ngân hàng Bò-Xóa đói giảm nghèo”.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Nam Đàn Vương Hồng Thái, huyện Nam Đàn có nhiều doanh nhân thành đạt, có điều kiện đã quay trở lại giúp bà con và chính quyền địa phương xóa đói, giảm nghèo, nhưng cách làm của bác Nguyễn Trường Sơn vừa mang lại hiệu quả, thủ tục thanh, quyết toán đơn giản. Sau này, mô hình “bò ông Sơn” còn được triển khai tại chính tại xã Trung Phúc Cường, ông đã cho bà con quê nhà vay 3,5 tỷ đồng trong 3 năm với lãi suất 0% (2017-2020). Nhiều hộ, từ chỗ nhà tranh, vách đất được vay tiền từ dự án “Ngân hàng Bò-Xóa đói giảm nghèo” nay đã xây nhà, mua xe, có của ăn, của để.

Có đi khắp Nam Đàn, cũng không thể nghe hết những câu chuyện “trường ông Sơn”, “bò ông Sơn”, chỉ biết, ông đã tạo cho không biết bao đứa trẻ, bao gia đình có cơ hội đổi đời. Chia sẻ với người viết, ông kể, tôi đã đi 145 quốc gia, nhưng không nơi nào để lại cho tôi nhiều cảm xúc như mỗi lần về quê. Nhìn thấy con cái mình (2 con gái, 1 con trai) được ăn học tử tế, tôi lại thương những đứa trẻ quê tôi, thương người dân nghèo quê tôi, nhớ mãi lời ru của mẹ “Con ơi mẹ dặn câu này/Chăm lo đèn sách cho tày áo cơm” tôi lại muốn chung tay cùng chính quyền, lo cho việc học hành của các cháu.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Cơ hội cho doanh nghiệp Việt "thời kỳ Trump 2.0"

DNTH: "Thời kỳ Trump 2.0" có thể tạo ra một số thách thức nhưng đồng thời cũng mở ra những cơ hội mới cho nền kinh tế Việt Nam trong năm 2025 và thời gian tới.

Bản lĩnh doanh nhân tuổi Tỵ

DNTH: Sự thông minh, nhạy bén và khả năng “nhìn xa trông rộng” đã tạo bản lĩnh, tầm nhìn chiến lược cho các thế hệ doanh nhân tuổi Tỵ đưa doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ và bền vững.

Doanh nghiệp “giải bài toán” lao động sau Tết

DNTH: Bên cạnh nhiều doanh nghiệp luôn trong tình trạng thiếu lao động sau Tết, cũng có nhiều doanh nghiệp giải được bài toán này nhờ có những chính sách đãi ngộ hiệu quả, kịp thời.

Doanh nhân tỉ đô và câu chuyện đi làm sáng mùng 1 tết

DNTH: Khai trương vào sáng mùng 1 tết, ký kết hợp đồng với đối tác cả trong và ngoài nước trong sáng mùng 1, đến công ty và cùng nhau chúc mừng năm mới sau đó bắt tay ngay vào công việc như bao ngày khác trong năm,... đó là tết của ông...

Nữ doanh nhân 'chẳng giống ai' với trang trại 22ha trên cao nguyên

DNTH: Bằng cách làm 'chẳng giống ai', chỉ trong vòng 8 tháng, trang trại quy mô 22ha với hàng chục loại rau, củ, quả của nữ doanh nhân này đã đạt tiêu chuẩn canh tác GlobalGAP.

EVNNPC tổ chức hàng nghìn ca trực đảm bảo điện trong dịp Tết Ất Tỵ

DNTH: Nhằm đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, liên tục và tin cậy phục vụ nhân dân miền Bắc đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã triển khai kế hoạch chi tiết với các nhiệm vụ trọng...

XEM THÊM TIN