Quốc hội quyết định giám sát tối cao về bảo vệ môi trường
19:56 | 09/06/2024
DNTH: Quốc hội quyết định sẽ giám sát tối cao chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành”.

Chiều 8/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025. Kết quả với 466/467 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (đạt tỷ lệ 95,69%) Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025.
Theo đó, Quốc hội quyết định sẽ giám sát tối cao chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành”.
Đồng thời, Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” và báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 10.
Trước khi bấm nút biểu quyết thông qua, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025.
Về tiếp thu, giải trình ý kiến của các đại biểu Quốc hội: Có ý kiến đề nghị bổ sung vào Chương trình giám sát năm 2025 việc xem xét các báo cáo về: (1) việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn, giám sát chuyên đề trong nhiệm kỳ qua; (2) việc thực hiện Nghị quyết số 31/2021/QH15 ngày 12/11/2021 của Quốc hội về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025; (3) báo cáo của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính; (4) báo cáo của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về kết quả giám sát đối với các cơ quan, đơn vị.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, trên cơ sở đề nghị của các cơ quan, ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước, dự kiến Chương trình giám sát năm 2025 tại Kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2025) đã bao gồm nội dung (1) và (2) như đề nghị của đại biểu (điểm a khoản 2 Điều 1 của dự thảo Nghị quyết).
Riêng báo cáo của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về kết quả giám sát đối với các cơ quan, đơn vị, tiếp thu ý kiến của đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nghiên cứu lồng ghép nội dung này trong Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân để báo cáo Quốc hội tại mỗi kỳ họp.
Theo Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường, đối với báo cáo về cải cách thủ tục hành chính, hằng năm, Chính phủ đều báo cáo về nội dung này, lồng ghép trong Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội; tại Kỳ họp này, thực hiện Nghị quyết số 103/2023/QH15 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, Chính phủ đã có Báo cáo số 176/BC-CP ngày 23/4/2024 về kết quả rà soát, xử lý các vướng mắc, bất cập về thủ tục hành chính. Trên cơ sở đó, các cơ quan của Quốc hội cũng có báo cáo thẩm tra để trình Quốc hội thảo luận, giám sát theo quy định. Trường hợp cần thiết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ đề nghị Chính phủ có báo cáo chuyên đề về nội dung này để trình Quốc hội xem xét, thảo luận.

Có ý kiến đề nghị Quốc hội tiến hành giám sát tối cao 02 chuyên đề về bảo vệ môi trường và nguồn nhân lực; Ủy ban Thường vụ Quốc hội cân nhắc lựa chọn giám sát chuyên đề về quản lý, sử dụng tài sản công và giải ngân vốn đầu tư công để giám sát trong năm 2025…
Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo, trên cơ sở đề xuất của các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn ĐBQH và căn cứ đặc điểm tình hình năm 2025, sau khi cân nhắc nhiều mặt, để bảo đảm chất lượng, tính khả thi của chương trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất trình Quốc hội và được đại đa số ĐBQH nhất trí, quyết định lựa chọn 01 chuyên đề để Quốc hội giám sát tối cao và Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát 01 chuyên đề. Bên cạnh đó, một số nội dung như đề xuất của đại biểu đã được lồng ghép trong xem xét việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về: kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025; kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; nghị quyết về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí…
Đồng thời, tiếp thu ý kiến ĐBQH, căn cứ tình hình thực tế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan của Quốc hội cân nhắc lựa chọn những vấn đề được cử tri, Nhân dân và ĐBQH quan tâm để tiến hành giám sát theo hình thức phù hợp.
Một số ý kiến đề nghị, khi xác định nội dung giám sát của các chuyên đề giám sát năm 2025 cần trọng tâm, tập trung một số vấn đề cụ thể; đồng thời, giới hạn phạm vi giám sát phù hợp để hoạt động giám sát hiệu quả, thiết thực. Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường nhấn mạnh: Tiếp thu ý kiến của ĐBQH, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo xác định trọng tâm, trọng điểm khi xây dựng dự thảo Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát trình Quốc hội và khi xây dựng kế hoạch chi tiết của Đoàn giám sát.
Một số ý kiến đề xuất các giải pháp để tiếp tục cải tiến, đổi mới, nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn ĐBQH và ĐBQH như: lựa chọn nội dung để giao cho Đoàn ĐBQH giám sát hoặc cho phép các Đoàn lựa chọn một số nội dung giám sát phù hợp với nguồn lực của Đoàn và tình hình thực tế của địa phương; tiếp tục hoàn thiện cơ chế hoạt động của tổ giúp việc, tổ công tác, hoạt động của các chuyên gia và sự tham gia của các tổ chức, cá nhân liên quan trong quá trình giám sát;
Tăng cường các báo cáo độc lập của các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan khác như Kiểm toán nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp; hoàn thiện cơ chế theo dõi, đánh giá việc thực hiện kết quả giám sát, trong đó nâng cao chất lượng công tác theo dõi, tổng hợp, đánh giá đối với kết quả thực hiện các kiến nghị giám sát của Đoàn ĐBQH; đẩy mạnh và thực hiện chặt chẽ hơn hoạt động giám sát việc chấp hành pháp luật về xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; tăng cường hoạt động “giám sát lại”, giám sát việc giải quyết kiến nghị cử tri; tổ chức các phiên giải trình, giám sát văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến thủ tục hành chính; sớm hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi, bổ sung Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân…
Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu ý kiến, kiến nghị tâm huyết của các ĐBQH để tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, các Đoàn giám sát theo chức năng, nhiệm vụ, nghiên cứu đề xuất, cụ thể hóa các giải pháp trong quá trình triển khai các hoạt động, xây dựng báo cáo kết quả giám sát và nghị quyết giám sát chuyên đề. Đồng thời, ngay sau khi được Quốc hội đồng ý đưa Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiếp tục chỉ đạo việc nghiên cứu sửa đổi và hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội cho ý kiến, bảo đảm thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng; đồng thời, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tồn tại trong thực tiễn, bảo đảm tính khả thi, tính thống nhất của hệ thống pháp luật và yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động giám sát trong giai đoạn hiện nay./.
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Giám sát tối cao /
- Luật Bảo vệ môi trường /
- bảo vệ môi trường /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Công ty Cổ phần Công trình công cộng và Dịch vụ du lịch Hải Phòng: Đồng hành cùng thành phố vì mục tiêu xây dựng...
DNTH: Trong bối cảnh thành phố Cảng phát triển mạnh mẽ, nhu cầu về một môi trường sống trong lành, cảnh quan xanh – sạch – đẹp ngày càng trở nên cấp thiết. Với phương châm đặt yếu tố môi trường và cộng đồng lên hàng đầu,...

Đề xuất giảm từ 20 - 50% phí, lệ phí trong nông nghiệp và môi trường
DNTH: Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính về việc rà soát, đề xuất giảm phí, lệ phí để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và khuyến khích sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Quảng Ninh: TP Hạ Long chỉ đạo khắc phục sạt lở ở khu du lịch Bãi Cháy
DNTH: TP Hạ Long đã chỉ đạo các đơn vị chủ đầu tư, nhà thầu thi công tiến hành khắc phục, sửa chữa khu vực xảy ra sạt lở ở khu du lịch Bãi Cháy, sớm trả lại cảnh quan của thành phố du lịch xanh - sạch - đẹp, đảm bảo an toàn...

Tín chỉ carbon: Đã đến lúc doanh nghiệp nhỏ vào cuộc?
DNTH: Trong làn sóng chuyển dịch xanh toàn cầu, tín chỉ carbon đang trở thành một tài sản mới. Với doanh nghiệp nhỏ ở Việt Nam, đây không còn là một sân chơi quá xa xôi. Vấn đề là: có nên tham gia không, và tham gia như thế nào để không...

MSD đồng hành cùng Bộ Y tế phát động chiến dịch "Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV"
DNTH: Bộ Y tế chính thức phát động Chiến dịch truyền thông toàn quốc “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV” nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức, kêu gọi phòng ngừa các bệnh lý và ung thư do vi rút HPV (Human Papillomavirus) gây ra. Chiến...

Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên tại khu vực nông thôn
DNTH: Trong bối cảnh tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị khai thác quá mức, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững tại khu vực nông thôn. Với sự sáng tạo và linh...
Đô thị cuộc sống
-
Dự án Khu du lịch biển Thắng Liên được cập nhật vào Quy hoạch chung phường Hoàng Mai
-
Tiếp sức mùa thi 2025 ứng dụng công nghệ, lan tỏa tinh thần tình nguyện
-
Sống Khỏe – Năng lượng tràn đầy từ mọi hoạt động tại Eurowindow Sport Garden, dự án sắp khởi công tại Vinh
-
Hà Nội: Tái khởi công đường Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A
-
Xếp hàng xuyên đêm chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ
-
Từ ngày 20/5 người dân Hà Nội có thể thực hiện trực tuyến một số thủ tục về đất đai
Sống khỏe
-
Nên ăn 4 - 5 quả mận mỗi ngày để đem lại lợi ích tối đa cho sức khỏe
-
Tự hào là bệnh viện mắt tiên phong tại Tây Nguyên
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên: Hành trình 7 năm trao ánh mắt, tặng nụ cười
-
Cấp cứu thành công một bệnh nhân người Campuchia bị tai nạn lao động
-
Người phụ nữ suýt thủng thực quản vì uống thuốc sai cách
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...