Quy định mới về phòng chống bão lũ công trình đường bộ
17:02 | 05/12/2024
DNTH: Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành Thông tư số 40/2024 quy định về công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ....
Thông tư mới này nhằm cụ thể hóa các quy định của Luật Đường bộ 2024 và sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Một điểm mới nổi bật của Thông tư là việc Bộ Giao thông vận tải đã đưa ra quy định chi tiết về phòng ngừa thiên tai đối với các công trình đường bộ được đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng hoặc cải tạo, nhằm đảm bảo tính bền vững và an toàn trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp.
CHỦ ĐỘNG PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI TỪ BƯỚC THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH
Cụ thể, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các chủ đầu tư khi lập và triển khai dự án xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng hoặc cải tạo công trình đường bộ cần tuân thủ các yếu tố thiết kế và xây dựng bền vững, phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu.
Các công trình đường bộ phải đáp ứng đầy đủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, bảo đảm khả năng thoát lũ và tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về phòng, chống thiên tai. Đồng thời, các dự án phải hạn chế tối đa, hoặc không được làm gia tăng nguy cơ rủi ro thiên tai, đảm bảo tính ổn định và an toàn lâu dài cho công trình trước tác động của thiên nhiên.
Đối với các công trình đang trong giai đoạn thi công, nhà thầu phải xây dựng phương án phòng ngừa thiên tai chi tiết. Kế hoạch này nhằm bảo đảm an toàn cho khối lượng công việc đã thi công, an toàn giao thông, cũng như bảo vệ công trình phụ trợ, trang thiết bị thi công, kho bãi chứa vật liệu, nhà xưởng và nơi ở của cán bộ, công nhân viên. Việc thực hiện nghiêm túc các biện pháp này không chỉ giúp giảm thiểu rủi ro mà còn bảo đảm tiến độ và chất lượng công trình.
Trong quá trình thi công và hoàn thành công trình phải tuân thủ theo quy trình, bảo đảm an toàn giao thông khi thi công các công trình liên quan đến đường bộ đang khai thác theo phương án, biện pháp tổ chức thi công, phương án phòng ngừa thiên tai; không vứt, bỏ vật liệu, phế thải làm tắc nghẽn dòng chảy. Khi thi công xong phải thanh thải lòng sông để thoát nước tốt cũng như bảo đảm an toàn giao thông thủy; khi có thiên tai sắp xảy ra trên khu vực công trình, phải bố trí người và phương tiện, thiết bị để ứng phó, khắc phục.
Về công trình đường bộ đã đưa vào khai thác, sử dụng, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các các chủ thể quản lý tuyến đường có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng ngừa thiên tai đối với công trình cầu nhỏ và cống; công trình cầu trung và cầu lớn; nền đường, rãnh thoát nước; đường tràn, ngầm; hầm đường bộ, hầm chui; hệ nổi, cầu phao, phà và ca nô.
KỊP THỜI ỨNG PHÓ VỚI ẢNH HƯỞNG MÀ THIÊN TAI GÂY RA ĐẾN ĐƯỜNG BỘ
Về công tác chỉ đạo, chỉ huy ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Thông tư 40/2024 của Bộ Giao thông vận tải quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân liên quan. Cụ thể, người quản lý, sử dụng đường bộ; doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ; nhà thầu bảo trì công trình đường bộ đều phải thực hiện chỉ đạo và tổ chức ứng phó sự cố, thiên tai, cũng như tham gia tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi quản lý của mình.
Ban chỉ huy phòng thủ dân sự các cấp phải thường xuyên trực chiến thường xuyên, theo dõi chặt chẽ diễn biến của thiên tai và sự cố. Dựa trên mức độ nguy hiểm, điều kiện địa hình, cũng như tình hình thực tế, các biện pháp ứng phó phù hợp và kịp thời phải được lựa chọn và triển khai.
Căn cứ vào các dự báo, cảnh báo và cấp độ rủi ro thiên tai, các đơn vị liên quan phải lập phương án và tổ chức thực hiện ứng phó sao cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa bàn. Trong trường hợp sự cố vượt quá khả năng ứng phó, đơn vị phải báo cáo ngay lên Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và UBND cấp tỉnh để phối hợp xử lý kịp thời.
Khi thiên tai xảy ra, các cơ quan quản lý đường bộ, khu quản lý đường bộ, ban quản lý dự án, doanh nghiệp và nhà thầu có trách nhiệm ưu tiên cứu người và bảo vệ tài sản của nhà nước và nhân dân. Đồng thời, cần nhanh chóng gia cố, sửa chữa ngay tại chỗ các vị trí công trình bị ảnh hưởng để giảm thiểu thiệt hại đối với kết cấu hạ tầng đường bộ. Nếu sự cố vượt ngoài khả năng xử lý, phải lập tức báo cáo và đề xuất lên cơ quan có thẩm quyền để được hỗ trợ cần thiết.
Ngoài ra, khi thấy nguy cơ có thể xảy ra sạt lở đường bộ, đất, đá, lũ quét gây nguy hiểm cho người và phương tiện giao thông đường bộ, cần phải triển khai việc hạn chế, phân luồng phương tiện hoặc cấm phương tiện qua lại. Giám sát, hướng dẫn và chủ động thực hiện việc hạn chế hoặc cấm người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm, tuyến đường bị ngập sâu, khu vực có nguy cơ sạt lở đất, đá do mưa, lũ hoặc dòng chảy.
Nguồn: https://vneconomy.vn/quy-dinh-moi-ve-phong-chong-bao-lu-cong-trinh-duong-bo.htm
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Vneconomy /
- Thông tư số 40/2024 /
- Quy định mới về phòng chống bão lũ công trình đường bộ /
- phòng chống bão lũ công trình đường bộ /
- hạ tầng /
- đường bộ /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Mở khoá đất đai cho doanh nghiệp nông nghiệp
DNTH: Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân vừa được ban hành. Đây được xem là kim chỉ nam thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển. Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn có loạt bài phân tích về những chuyển biến...

Chỉ thị số 10/CT-TTg, chính sách bắt đầu vào thực tiễn
DNTH: Ngày 25/3/2025, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại Việt Nam.

Đến năm 2030, 80% doanh nghiệp phải sử dụng dịch vụ công trực tuyến
DNTH: Để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số quốc gia, Bộ Nội vụ đã ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 71/NQ-CP với nhiều mục tiêu mang tính đột phá.

Phát triển tối đa nguồn điện từ năng lượng tái tạo
DNTH: Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 768/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII).

Bộ Công Thương ban hành kế hoạch cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh
DNTH: Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định 987/QĐ-BCT về việc ban hành kế hoạch cập nhật rà soát cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực nhà nước của Bộ Công Thương năm 2024. Thời gian thực hiện từ tháng 4 - 6/2025.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường triển khai kế hoạch đột phá khoa học công nghệ
DNTH: Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ nghiên cứu cơ chế khuyến khích các hợp tác xã đầu tư cho chuyển đổi số và KHCN trong sản xuất, kinh doanh.
Đô thị cuộc sống
-
Từ ngày 20/5 người dân Hà Nội có thể thực hiện trực tuyến một số thủ tục về đất đai
-
Xếp hàng xuyên đêm chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ
-
Pearl Residence hợp tác với Savills Việt Nam giúp nâng tầm chuẩn sống nơi trung tâm đô thị biển Cửa Lò
-
Cầu Tứ Liên: Biểu tượng mới cho hành lang phát triển phía Bắc Thủ đô
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
Sống khỏe
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL phẫu thuật nội soi thành công ca bệnh phức tạp liên quan đến thận
-
Ưu đãi đặc quyền chào đón dịp cao điểm nghỉ hè 2025 tại quần thể nghỉ dưỡng và thể thao Ruby Tree Golf Villas
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...