Quy định mới về xử lý nhà đất dôi dư, sử dụng sai mục đích

09:04 | 15/10/2018

DNTH: Hình thức xử lý nhà, đất công sau khi thực hiện sắp xếp có thể là giữ lại tiếp tục sử dụng, thu hồi, điều chuyển hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất...

Ảnh minh họa

Chính phủ đã ban hành Nghị định 167/2017/NĐ-CP quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công.

Theo nghị định, tài sản công bao gồm: Đất, nhà, công trình và các tài sản khác gắn liền với đất của cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng, trừ nhà, đất của công ty cổ phần được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc nhận chuyển nhượng hợp pháp sau thời điểm được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa; nhà, đất thuê, thuê lại, nhận góp vốn, nhận giữ chộ, mượn của các tổ chức, cá nhân khác và nhà, đất khác không phải của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; xe ôtô; máy móc, thiết bị và tài sản công khác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Nhà đất dôi dư có thể được bán

Nghị định quy định rõ các hình thức xử lý nhà, đất khi thực hiện sắp xếp lại: Giữ lại tiếp tục sử dụng; Thu hồi; Điều chuyển; Bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất; Chuyển mục đích sử dụng đất; Chuyển giao về địa phương để quản lý, xử lý; Tạm giữ lại tiếp tục sử dụng; Sử dụng nhà, đất để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao và các hình thức khác.

Trong đó, việc bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất của cơ quan, tổ chức, đơn vị được thực hiện trong 2 trường hợp: Nhà, đất dôi dư không còn nhu cầu sử dụng sau khi sắp xếp lại; Tạo nguồn vốn để đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương, địa phương.

Việc bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất của doanh nghiệp được thực hiện trong các trường hợp: Nhà, đất dôi dư không còn nhu cầu sử dụng sau khi sắp xếp lại; tạo nguồn vốn để đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo văn phòng làm việc, cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Thu hồi nhà đất công sử dụng sai mục đích

Về xử lý nhà, đất sử dụng không đúng quy định, Nghị định nêu rõ: Đối với nhà, đất đã bố trí làm nhà ở không đủ điều kiện chuyển giao về địa phương quản lý theo quy định, thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp phải thực hiện di dời các hộ gia đình, cá nhân ra khỏi khuôn viên cơ sở nhà, đất để sử dụng đúng mục đích.

Việc hỗ trợ đối với các hộ gia đình, cá nhân phải di dời (nếu có) thực hiện theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có trách nhiệm đề nghị tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng nơi có nhà, đất (tổ chức dịch vụ công về đất đai hoặc Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cơ cấp huyện) để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Trường hợp sử dụng toàn bộ cơ sở nhà, đất hoặc một phần cơ sở nhà, đất để cho mượn, cho thuê, hợp tác, kinh doanh, liên doanh, liên kết và các hình thức sử dụng khác không đúng quy định mà có thể tách phần diện tích sử dụng không đúng quy định thành cơ sở độc lập thì xử lý thu hồi theo quy định.

Trường hợp sử dụng một phần cơ sở nhà, đất để cho mượn, cho thuê, hợp tác, kinh doanh, liên doanh, liên kết và các hình thức khác không đúng quy định mà không thể tách phần diện tích sử dụng không đúng quy định thành cơ sở độc lập thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan Trung ương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp chấm dứt việc sử dụng nhà, đất không đúng quy định.

Sau khi chấm dứt việc sử dụng nhà, đất không đúng quy định, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý theo quy định tại Nghị định này.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan Trung ương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nộp toàn bộ số tiền thu được từ việc cho thuê, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết không đúng quy định vào ngân sách Trung ương (đối với nhà, đất thuộc Trung ương quản lý), vào ngân sách địa phương (đối với nhà, đất thuộc địa phương quản lý) theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

BBT VNHN

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hà Nội công bố danh sách 'phạt nguội' 492 ô tô trong tháng 2/2025

DNTH: Từ ngày 1/2 đến hết ngày 28/2, Công an TP Hà Nội ghi nhận 492 ô tô vi phạm luật giao thông qua hệ thống camera phạt nguội.

Vụ mua bán điện mặt trời ở Krông Pa, hủy quyết định giám đốc thẩm

DNTH: Ngày 1/3, nguồn tin cho biết, Tòa án Nhân dân tỉnh Gia Lai ra thông báo về việc thụ lý vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán điện mặt trời tại huyện Krông Pa để xét xử phúc thẩm lại theo qui định của pháp luật.

Bắt giữ đối tượng phá hoại vườn cây tại Gia Lai vì mâu thuẫn cá nhân

DNTH: Ngày 16/2, Công an huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công an xã Đăk Ta Ley đã tạm giữ hình sự Đặng Văn Thêm (SN 1987, quê huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình; tạm trú tại thôn Nhơn Tân, xã Đăk Ta Ley) để điều tra về hành vi hủy...

Triệt xóa đường dây 'Tổ chức đánh bạc' và 'Đánh bạc' với số tiền giao dịch 800 tỷ đồng

DNTH: Ngày 10/2, Công an thành phố Hà Nội cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hà Nội vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với nhiều đối tượng về hành vi “Tổ chức đánh...

Hà Nội dự kiến tăng 2 lần mức tiền phạt so với Nghị định số 168 với một số vi phạm

DNTH: Công an thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 738/CAHN-CSGT đề nghị Văn phòng UBND thành phố, Trung tâm thông tin điện tử thành phố đăng tải dự thảo Hồ sơ xây dựng Nghị quyết quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi...

Gỡ bỏ lệnh phạt nguội cho lái xe ô tô vượt đèn đỏ cứu người

DNTH: Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT), Công an TP Hà Nội vừa dỡ lệnh phạt nguội đối với anh Phạm Anh Vượng do vượt đèn đỏ để cứu người bị tai nạn giao thông. Đây là minh chứng rõ ràng cho nguyên tắc pháp luật kết hợp với thực...

XEM THÊM TIN