Quy trình sản xuất trà hoàn ngọc ở Tây Ninh

16:38 | 09/11/2017

DNTH: Mỗi hộp trà cần đến 5kg lá tươi và một bộ rễ đủ 7 năm tuổi, sấy khô, xay nhuyễn và điều chế theo công thức riêng.

Hoàn ngọc là loại dược liệu quý, được khoa học chứng minh chứa nhiều acid amin và khoáng chất (canxi, kali, sắt, lysine, methyonine). Cây có khả năng khôi phục sức khỏe cho người ốm yếu, suy nhược thần kinh, đồng thời chữa cảm cúm, rối loạn tiêu hóa, dạ dày…

Năm 2007, nhóm nghiên cứu của Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) phân lập được nhiều hợp chất có giá trị như lupeol, lupenone, betulin, acid pomolic… trong lá và rễ của cây hoàn ngọc 7 năm tuổi tại Tây Ninh. Chúng có hoạt lực cao, hỗ trợ điều trị các bệnh viêm nhiễm và một số dòng ung thư.

polyad

Cây hoàn ngọc đã được khoa học chứng minh là chứa nhiều hoạt chất quý.

Trước đây, cây hoàn ngọc chủ yếu được sử dụng dưới dạng bài thuốc nhai lá tươi. Để thuận tiện hơn, một số đơn vị sản xuất ra trà hoàn ngọc dạng túi lọc. Doanh nghiệp Trà Hoàn ngọc 7 Nga Tây Ninh còn mạnh dạn đầu tư nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm nâng cao hàm lượng hoạt chất trong cây dược liệu.

Năm 2001, sau khi nhận thấy tiềm năng của cây thuốc quý, bà Bùi Kim Nga, chủ doanh nghiệp quyết định thành lập xưởng sản xuất trà hoàn ngọc. Suốt 8 năm, bà cùng các nhà khoa học viện hóa học đi tìm hiểu cặn kẽ về cây từ quá trình nhân giống, trồng, thu hái, chế biến đến chiết xuất lấy những hoạt chất quý.

Doanh nghiệp hai lần được nhà nước cấp kinh phí cho dự án “Nghiên cứu quy trình công nghệ tạo chế phẩm phòng chống ung thư từ cây hoàn ngọc” (năm 2010) và “Hoàn thiện hai chế phẩm hỗ trợ điều trị ung thư từ cây hoàn ngọc” (năm 2012). Công trình thu hút hơn 50 nhà khoa học tham gia và tiêu tốn kinh phí trên 30 tỷ đồng.

polyad

Một phần của dây chuyền sản xuất tại cơ sở sản xuất trà Hoàn Ngọc.

Theo các nhà khoa học, cây hoàn ngọc 7 năm tuổi tại Tây Ninh có hàm lượng hoạt chất cao là nhờ thổ nhưỡng, khí hậu cùng cách nuôi trồng, chăm sóc của doanh nghiệp. Vùng dược liệu 50ha được trồng theo quy chuẩn GACP-WHO của Tổ chức Y tế thế giới, lựa chọn công nghệ hữu cơ vi sinh, không dùng thuốc trừ sâu hay hóa chất.

Doanh nghiệp cho biết để có thể sản xuất trà, cây hoàn ngọc phải trồng 1-1,5 năm mới được hái lá, đủ 7 năm tuổi thì lấy rễ. Mỗi hộp trà cần đến 5kg lá tươi và một bộ rễ sấy khô, xay nhuyễn kết hợp với công thức điều chế riêng. Toàn bộ khu vực dây chuyền sản xuất được thiết kế khép kín, khử trùng và xử lý vệ sinh theo tiêu chuẩn ISO 22000:2005 do hệ thống TUV SUD của Đức chứng nhận.

Năm 2014, Trà Hoàn ngọc 7 Nga đạt giải nhất toàn cầu hạng mục “Sản phẩm truyền thống ứng dụng khoa học công nghệ đạt chất lượng” do Liên minh Khoa học Công nghệ Thực phẩm Quốc tế (IUFoST) bình chọn. Hiện doanh nghiệp còn phát triển thêm sản phẩm dạng viên nang chiết xuất từ cây dược liệu này.

Theo Hoàng Nguyên

(VNE)

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Chuyển đổi số trong nông nghiệp: Đừng để mãi là tiềm năng

DNTH: Chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu trong nền kinh tế, và ngành nông nghiệp Việt Nam cũng không ngoại lệ. Việc ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, chế biến và phân phối nông sản không chỉ giúp nâng cao hiệu quả...

Ngành nông nghiệp từ phát thải đến tạo tín chỉ carbon

DNTH: Thị trường carbon đang trở thành công cụ chính để giảm phát thải khí nhà kính, tạo cơ hội mới cho nông nghiệp Việt Nam. Cam kết của Việt Nam trong việc giảm phát thải mở ra cơ hội lớn cho ngành này khi thiết lập và vận hành cơ...

Phát triển xanh giúp ngành tôm Việt Nam duy trì vị thế trên thế giới

DNTH: Phát triển xanh là điều kiện tiên quyết để ngành tôm Việt Nam duy trì vị thế trên thị trường thế giới, bằng việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, kiểm soát tốt dịch bệnh.

Công nghệ và chuyển đổi số nông nghiệp chưa bùng nổ

DNTH: Để ứng dụng nhanh công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp cần nâng cao nhận thức, kỹ năng sử dụng cho nông dân, hợp tác xã.

3 "cái được" cho Việt Nam từ AGRITECHNICA ASIA 2025

Hội chợ Máy móc Nông nghiệp AGRITECHNICA ASIA 2025 diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh vừa khép lại. Có thể nói đây là một cơ hội để ngành Nông nghiệp Việt Nam có được cái nhìn rõ hơn về chuyển đổi phương thức sản xuất sang hướng...

Chủ động ứng phó, bảo vệ nông nghiệp trước tình hình hạn mặn phức tạp

DNTH: Những ngày gần đây, tình hình xâm nhập mặn trên sông Hậu tại Sóc Trăng đang diễn biến phức tạp, với độ mặn xâm nhập sâu từ 35 - 50 km, báo hiệu cao điểm mùa khô 2025 đang ở giai đoạn gay gắt nhất.

XEM THÊM TIN