Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone
08:20 | 19/04/2025
DNTH: Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.
Hơn 1 thập kỷ qua, nông nghiệp Việt Nam đã có bước chuyển mình mạnh mẽ nhờ việc ứng dụng công nghệ vào canh tác. Nếu như trước đây, việc phun thuốc bảo vệ thực vật chủ yếu được thực hiện thủ công, thì nay công đoạn này đã được cơ giới hóa với sự hỗ trợ của máy bay không người lái (drone) trong nông nghiệp.

Ứng dụng drone để phun thuốc bảo vệ thực vật và các khâu khác trong canh tác lúa đang trở nên phổ biến ở ĐBSCL. Ảnh: Kim Anh.
Theo ông Lê Văn Thiệt – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), trước năm 2017, thuốc bảo vệ thực vật được phân loại thành 4 nhóm theo quy định của WHO, trong đó nhóm độc và rất độc chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên từ năm 2017 đến nay, Bộ NN-PTNT (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) đã loại bỏ gần hết các loại thuốc thuộc nhóm độc hại này. Điều này cho thấy sự quan tâm đến sức khỏe nông dân và môi trường khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Một trong những vấn đề đáng chú ý là trước khi có drone, nông dân phải mang bình phun thuốc trực tiếp, ảnh hưởng đến sức khỏe do tiếp xúc với hóa chất. Hiện nay, công nghệ drone đã giúp giảm đáng kể những tác hại này, đồng thời nâng cao hiệu quả bảo vệ thực vật và quản lý sức khỏe cây trồng.
Vừa qua, Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã ban hành quy chuẩn dành cho drone sử dụng phun thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, theo ông Lê Thanh Tùng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Ngành hàng Lúa gạo Việt Nam, do chưa có tiêu chuẩn về cơ giới đối với drone tại Việt Nam nên việc nhập khẩu và ứng dụng công nghệ này vẫn gặp nhiều khó khăn.

Drone giúp giảm đáng kể những tác hại đến sức khỏe và môi trường, đồng thời nâng cao hiệu quả bảo vệ thực vật và quản lý sức khỏe cây trồng. Ảnh: Kim Anh.
Ngoài ra, việc sử dụng drone còn liên quan đến nhiều yếu tố như không gian an ninh quốc gia, hệ thống đường điện và quy trình cấp phép điều khiển. Vì vậy, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp để đảm bảo drone được vận hành hiệu quả và an toàn.
Nhận thấy tiềm năng của công nghệ này, Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã phối hợp với một số doanh nghiệp thực hiện các khảo nghiệm trên drone để đánh giá hiệu quả của các loại thuốc bảo vệ thực vật trên một số cây trồng, nhất là cây lúa.
Từ đó, Cục đã ban hành tiêu chuẩn cơ sở TCCS 830:2022/BVTV về việc đăng ký các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trên máy bay không người lái. Đây là tiền đề cho việc mở rộng và áp dụng rộng rãi các công nghệ phun mới tại Việt Nam.
Điển hình, Công ty TNHH FMC Việt Nam đã lựa chọn 5 sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật chính để thực hiện 22 khảo nghiệm.
Ông Phạm Quang Hưng - Giám đốc kỹ thuật của Công ty cho biết, phương pháp phun bằng drone không có sự khác biệt lớn về hiệu quả kiểm soát dịch hại so với phương pháp thủ công. Hơn nữa, nếu tuân thủ đúng liều lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản vẫn đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Ứng dụng drone vào canh tác lúa theo Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao được chuyên gia đánh giá khả thi cao. Ảnh: Kim Anh.
Trong vụ hè thu 2024 và đông xuân 2024 – 2025, Viện Lúa ĐBSCL đã triển khai mô hình ứng dụng drone vào quy trình canh tác lúa với 3 nghiệm thức. Nghiệm thức 1 là gieo sạ bằng drone (60kg/ha), bón phân 3 lần. Nghiệm thức 2 là gieo sạ bằng drone (60kg/ha) kết hợp trục trạc vùi phân và bón phân 2 lần. Nghiệm thức 3 gieo sạ theo phương pháp truyền thống (150kg/ha), bón phân 4 lần.
Kết quả trong vụ hè thu 2024 cho thấy, canh tác theo nghiệm thức 2 đạt năng suất và lợi nhuận cao nhất (năng suất 6,22 tấn/ha, lãi 24,7 triệu đồng/ha). Trong khi đó, nghiệm thức 3 canh tác truyền thống năng suất chỉ đạt 5,92 tấn/ha, lợi nhuận chỉ 16,4 triệu đồng/ha.
Đáng chú ý, chi phí phun thuốc bảo vệ thực vật cho lúa tại mô hình thấp hơn đáng kể. Với khả năng phun khoảng 50ha/ngày, chi phí phun bằng drone chỉ khoảng 150.000 đồng/ha, thấp hơn nhiều so với phương pháp thủ công (270.000 đồng/ha).
TS Mai Nguyệt Lan – Phó trưởng Bộ môn Nông học (Viện Lúa ĐBSCL) đánh giá, công nghệ drone có tiềm năng lớn, không chỉ giúp giảm chi phí mà còn nâng cao hiệu quả sản xuất, đặc biệt trong điều kiện thiếu lao động nông nghiệp.
Đặc biệt, việc ứng dụng drone vào canh tác lúa theo Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao được chuyên gia này đánh giá khả thi cao. Bởi công nghệ này có nhiều tiện ích như giúp phun thuốc bảo vệ thực vật đồng loạt, nhanh chóng, kiểm soát sinh vật gây hại hiệu quả, giảm tác động của điều kiện đất đai, nhất là ở vùng trũng, lầy lún. Không chỉ vậy, drone còn tiết kiệm công lao động, tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng sản xuất quy mô lớn, nâng cao chất lượng lúa gạo phục vụ xuất khẩu.

Để tận dụng tối đa tiềm năng của drone, cần sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và nông dân trong việc hoàn thiện chính sách, đào tạo kỹ thuật và hỗ trợ tài chính. Ảnh: Kim Anh.
Dù mang lại nhiều lợi ích nhưng việc ứng dụng drone trong nông nghiệp vẫn còn đối mặt với một số thách thức. Ông Lê Văn Thiệt cho rằng, hiện chưa có định mức khảo nghiệm chính thức, khiến doanh nghiệp phải hợp tác với tổ chức ngoài nhà nước để thực hiện. Mặt khác, quy định cấp phép bay và các quy chuẩn kỹ thuật cũng còn nhiều hạn chế.
Bên cạnh đó, để drone thực sự phổ biến trong sản xuất nông nghiệp, cần có cơ chế hỗ trợ nông dân tiếp cận công nghệ này, bao gồm đào tạo vận hành và hỗ trợ tài chính.
Dự kiến cuối năm 2025, nhiều doanh nghiệp sẽ đăng ký khảo nghiệm hiệu lực thuốc bảo vệ thực vật trên cây trồng để bổ sung vào danh mục thông tư hàng năm. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để cơ quan quản lý nhà nước đưa ra khuyến nghị cho nông dân về việc sử dụng drone một cách hiệu quả hơn.
Theo Nông nghiệp Việt Nam
Nguồn: https://nongnghiepmoitruong.vn/lua-khoe-nguoi-khoe-chi-phi-giam-nho-drone-d742800.html
Cùng chuyên mục
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Phát triển xanh giúp ngành tôm Việt Nam duy trì vị thế trên thế giới
DNTH: Phát triển xanh là điều kiện tiên quyết để ngành tôm Việt Nam duy trì vị thế trên thị trường thế giới, bằng việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, kiểm soát tốt dịch bệnh.

Công nghệ và chuyển đổi số nông nghiệp chưa bùng nổ
DNTH: Để ứng dụng nhanh công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp cần nâng cao nhận thức, kỹ năng sử dụng cho nông dân, hợp tác xã.

3 "cái được" cho Việt Nam từ AGRITECHNICA ASIA 2025
Hội chợ Máy móc Nông nghiệp AGRITECHNICA ASIA 2025 diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh vừa khép lại. Có thể nói đây là một cơ hội để ngành Nông nghiệp Việt Nam có được cái nhìn rõ hơn về chuyển đổi phương thức sản xuất sang hướng...

Chủ động ứng phó, bảo vệ nông nghiệp trước tình hình hạn mặn phức tạp
DNTH: Những ngày gần đây, tình hình xâm nhập mặn trên sông Hậu tại Sóc Trăng đang diễn biến phức tạp, với độ mặn xâm nhập sâu từ 35 - 50 km, báo hiệu cao điểm mùa khô 2025 đang ở giai đoạn gay gắt nhất.

Canh tác lúa giảm phát thải, lợi nhuận tăng, khí nhà kính giảm
DNTH: Các mô hình thí điểm canh tác lúa giảm phát thải đang được thực hiện ở ĐBSCL cho thấy triển vọng về tăng hiệu quả kinh tế và giảm phát thải khí nhà kính.

Kon Tum chào đón nhà đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao
DNTH: Kon Tum đang thể hiện sự quyết tâm khi đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp, HTX và người dân đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao gắn với chế biến sâu.
Đô thị cuộc sống
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...