Rộn ràng lễ hội đầu xuân tại thành phố Bắc Giang

21:48 | 29/01/2023

DNTH: Cùng với các thành tựu kinh tế - xã hội trong năm 2022, những ngày đầu năm mới 2023, niềm vui của người dân thành phố Bắc Giang như được nhân đôi khi đón chào Lễ hội 596 năm chiến thắng Xương Giang sau khoảng thời gian tạm dừng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Lễ hội là sự kiện quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng Tuần Văn hóa - Du lịch năm 2023 của tỉnh Bắc Giang, diễn ra trong 3 ngày từ 26/1 - 28/1/2023 (tức ngày mùng 5, 6, 7 tháng Giêng năm Quý Mão), với nhiều hoạt động đặc sắc đã thu hút hàng vạn người dân và du khách tham gia.

Ảnh 1
Lễ hội 596 năm chiến thắng Xương Giang diễn ra đặc sắc thu hút hàng vạn người dân và du khách tham gia. Ảnh: Báo Tiền Phong.

Lễ hội được tổ chức với quy mô cấp thành phố ngay tại khu vực diễn ra trận chiến Xương Giang xưa - Khu Di tích Quốc gia đặc biệt địa điểm chiến thắng Xương Giang (phường Xương Giang, thành phố Bắc Giang) thể hiện sự tôn kính, ghi nhớ công ơn các bậc hiền tài và nghĩa sĩ, người dân Xương Giang - Bắc Giang đã chiến đấu anh dũng, hy sinh; đồng thời khơi dậy, cổ vũ sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy nội lực của Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân thành phố cùng thi đua phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu mà Nghị quyết số 156 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển thành phố Bắc Giang giai đoạn 2021 - 2030 và Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra. 

Lễ hội cũng là dấu mốc ghi lại những tư liệu cần thiết để thành phố Bắc Giang đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Lễ hội chiến thắng Xương Giang là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Ảnh 2
Đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ VN thành phố Bắc Giang cùng các cán bộ, viên chức, người lao động và đông đảo người dân tham gia thưởng thức các tiết mục tại chương trình nghệ thuật diễn ra tối mùng 5 tháng Giêng âm lịch.

Trong khuôn khổ lễ hội, vào tối ngày 26/1 (tức mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) đã diễn ra chương trình nghệ thuật "mừng Đảng, mừng xuân" tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt địa điểm Chiến thắng Xương Giang với các tiết mục được đầu tư công phu, đặc sắc, mang đậm hơi thở văn hóa xứ Kinh Bắc cũng như phản ánh lịch sử hào hùng, đầy tự hào của dân tộc ta. 

Ảnh 3
Chương trình nghệ thuật trong khuôn khổ lễ hội với nhiều tiết mục đặc sắc, hấp dẫn, mang đậm nét văn hóa quê hương.

Sáng sớm ngày 27/1 (tức mùng 6 tháng Giêng Âm lịch), 14 đoàn rước ở thành phố Bắc Giang bắt đầu đến đền Xương Giang để tham gia lễ hội. Trong không khí tưng bừng của lễ hội, Nhân dân Bắc Giang đã cùng nhau ôn lại lịch sử chiến thắng Xương Giang lẫy lừng năm 1427. Thắng lợi của trận công phá thành Xương Giang và các thành khác đã làm suy sụp hoàn toàn hệ thống thành lũy của địch trên đường đón viện binh và góp phần củng cố hậu phương của ta. 

Ngày nay, khi bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố Bắc Giang cũng hăng hái thi đua thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội cũng như các nhiệm vụ chính trị của địa phương.

tp-12-4912
Lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bắc Giang thắp hương tại lễ hội. Ảnh: Báo Tiền Phong.

Với ý nghĩa là một địa danh tiêu biểu, Xương Giang đã đi vào lịch sử oai hùng, là niềm tự hào lớn lao của dân tộc Việt Nam nói chung và quê hương Bắc Giang nói riêng. Ngợi ca chiến thắng Xương Giang, trong bài “Xương Giang Phú” nổi tiếng ở thế kỷ XV của danh nhân Lý Tử Tấn đã viết: “Nơi đây vũ công lừng lẫy/Giúp cho đất nước bình yên/Ấy Xương Giang, một sông hình thắng/Mà dấu thơm muôn thuở còn truyền”.

Ảnh 5
Lãnh đạo Thành uỷ, UBND thành phố và các sở, ban, ngành dâng hương tại Lễ hội.

Trước đó, địa điểm chiến thắng Xương Giang được Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích lịch sử cấp Quốc gia theo Quyết định số 293/QĐ-BVHTTDL ngày 22/01/2009, gồm các điểm: cửa Đông Bắc, cửa Đông, cửa Bắc, cửa Tây Nam, cửa Nam, khu trung tâm, dấu vết tường thành phía Đông, đoạn sông Xương Giang, hố khai quật khảo cổ học số 2 - số 3, giếng Phủ, đền Thành.

Ảnh 6
Lễ hội là dịp để Nhân dân ta ôn lại chiến thắng Xương Giang đầy hào hùng đồng thời bày tỏ sự tôn kính, ghi nhớ biết ơn các bậc cha ông đã có công giữ nước. Ảnh: Báo Tiền Phong.

Sau khi được xếp hạng, địa điểm chiến thắng Xương Giang được quan tâm đầu tư tân tạo trong 5 năm (từ năm 2012 và hoàn thành năm 2017) trên diện tích 10 ha, với tổng kinh phí đầu tư trên 230 tỷ đồng (từ nguồn ngân sách Trung ương, tỉnh và nguồn xã hội hóa). Đây là công trình văn hóa có ý nghĩa chính trị, lịch sử, văn hóa mang đậm tính nhân văn, là nơi để thế hệ hôm nay và mai sau thể hiện sự tôn kính, ghi nhớ công ơn các bậc tiền nhân đã có công giữ nước. Với những giá trị về lịch sử, văn hóa và khoa học, ngày 31/12/2019, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1954/QĐ-TTg xếp hạng "địa điểm chiến thắng Xương Giang” là di tích cấp Quốc gia đặc biệt.

Ảnh 7
Đa dạng các hoạt động, trò chơi được tổ chức.

Chương trình Lễ hội 596 năm chiến thắng Xương Giang năm nay bao gồm các nội dung đặc sắc như: 16 đoàn rước vào trung tâm lễ hội, lễ tế, dâng hương tại đền Xương Giang, phóng ngư, phóng điểu. Bên cạnh các hoạt động phần lễ, phần hội diễn ra sôi nổi gắn liền với các hoạt động văn hóa văn nghệ, vui chơi giải trí như: trình diễn di sản văn hóa phi vật thể; hát quan họ trên thuyền; trình diễn viết thư pháp; trưng bày tài liệu, hiện vật giới thiệu về chiến thắng Xương Giang, Cần Trạm, Hố Cát…

Ảnh 8
Các trò chơi đặc sắc thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia.

Đặc biệt, đến với lễ hội du khách còn được hòa mình vào không gian văn hóa chợ quê và liên hoan hương sắc ẩm thực thành phố Bắc Giang, được tái hiện sinh động với các hoạt động mua bán các sản phẩm đặc trưng của thành phố, trưng bày, giới thiệu sản phẩm đặc trưng của 16 phường, xã. Cùng với đó là các hoạt động thể thao như kéo co, vật....; các trò chơi dân gian.

Ảnh 9
Trong thời gian diễn ra lễ hội, người dân và du khách còn có thể thăm viếng các di tích tâm linh trên địa bàn thành phố.

Ngoài ra, trong thời gian lễ hội còn có các hoạt động du lịch tâm linh kết nối với các di tích trên địa bàn thành phố như: chùa Thành, chùa Vẽ; hoạt động phát động Tết trồng cây… những hoạt động này đã thu hút mọi tầng lớp Nhân dân tham gia. Bởi đó không chỉ là dịp để những người con xa quê lưu lại thưởng thức nét đẹp văn hóa của vùng quê mình, mà còn là dịp để người dân thả mình vào không khí hân hoan của lễ hội sau 1 năm lao động, làm việc hăng say.

Ảnh 10
Với nhiều hoạt động đặc sắc, có ý nghĩa, Lễ hội 596 năm chiến thắng Xương Giang đã tạo nên những ấn tượng và phấn khích cho người dân và du khách khi đi trẩy hội.

Với ý nghĩa về mặt lịch sử văn hóa và các hoạt động nổi bật, Lễ hội 596 năm chiến thắng Xương Giang năm nay thành công tốt đẹp đã trở thành điểm nhấn của thành phố khởi đầu 1 năm với những thắng lợi mới.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Mười bảy doanh nghiệp Việt Nam được nhận giải thưởng UN Women WEPs Awards 2024

DNTH: Hà Nội vừa tổ chức sự kiện Hành trình tiến tới bình đẳng và thịnh vượng và Lễ trao tặng giải thưởng UN Women WEPs Awards 2024 do Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI) phối...

16 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh

DNTH: Ngày 4/12/2024, tại thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam đã chính thức được Tổ...

Loạt chương trình truyền hình ‘hot’ cạnh tranh gay gắt Giải thưởng Ấn tượng VTV

DNTH: Giải thưởng Ấn tượng VTV - VTV Awards 2024 của Đài Truyền hình Việt Nam chính thức bước vào vòng bình chọn với 8 hạng mục giải thưởng, 92 đề cử cùng nhiều tác phẩm, gương mặt tạo sức hút. Vòng 1 sẽ khép lại lúc 12 giờ...

Đặc sắc ‘Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025’

DNTH: Từ ngày 01/12/2024 - 01/01/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 12 với chủ đề "Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025".

Tăng gắn kết với doanh nghiệp, nâng hiệu quả đào tạo nghề

DNTH: Đích đến của giáo dục nghề nghiệp là cung ứng lực lượng lao động trực tiếp chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Do đó, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, gắn kết với đơn vị sử dụng lao động...

XEM THÊM TIN