Rủi ro của nhà thầu trong tuyển dụng nhân sự khi “dính” bằng cấp giả

18:03 | 30/05/2024

DNTH: Thời gian qua, một số nhà thầu bị “dính án” khi nhân sự của mình dùng bằng cấp giả trong quá trình tuyển dụng, một lãnh đạo doanh nghiệp dự thầu cho rằng, cơ quan chức năng cần khách quan và công tâm đánh giá các trường hợp nhà thầu có cá nhân vi phạm, bởi phía doanh nghiệp cũng là người bị hại trong tuyển dụng vì không có nghiệp vụ kiểm chứng các văn bằng, chứng chỉ.

Liên quan đến thông tin về vụ việc nhân sự Đinh Gia Lâm sử dụng bằng cấp giả để thi tuyển vào làm việc tại Công ty CP Quản lý và Xây dựng công trình giao thông 236 (Công ty giao thông 236) với chức vụ cán bộ kỹ thuật, đại diện đơn vị này cho hay: “Không thể đổ lỗi này cho tập thể công ty, vì khi tuyển dụng nhân sự, nhà thầu không biết việc một số nhân sự sử dụng bằng tốt nghiệp đại học, chứng chỉ giả mạo. Ứng viên nộp hồ sơ xin việc, công ty chỉ xem đủ bằng cấp hay không, chứ không đủ chức năng, trình độ kiểm chứng bằng giả hay thật. Khi các loại giấy tờ này được bên mời thầu, chủ đầu tư xác minh thì nhà thầu mới tá hỏa biết là giả”.

AK
Ảnh minh họa.

“Bản chất của sự việc thì công ty chúng tôi cũng là người bị hại. Chúng tôi không thể có trình độ và nghiệp vụ để kiểm chứng tất cả các loại văn bằng do người lao động đến xin việc. Việc kiểm chứng đó đã có văn phòng Công chứng thực hiện. Khi được thông báo về hành vi sử dụng bằng cấp, chứng chỉ giả của các nhân sự, nhà thầu đã ngay lập tức sa thải nhân sự và đồng thời có đề xuất về việc thay thế đối với các nhân sự này trong hồ sơ dự thầu nhưng không được bên mời thầu, chủ đầu tư chấp thuận. Đây là một thiệt thòi đối với các doanh nghiệp khi tham gia dự thầu” - Đại diện Công ty giao thông 236 bộc bạch.

Cũng theo lãnh đạo doanh nghiệp này, thời gian qua, nhiều trường hợp vi phạm đã bị cơ quan chức năng công khai xử lý là “đúng người, đúng tội”, không ít nhà thầu bị loại ngay ở bước đánh giá về kỹ thuật do sử dụng nhân sự có bằng cấp, chứng chỉ giả khi bị phát giác. Đây là bài học đắt giá để các nhà thầu “khắc cốt ghi tâm”, cẩn trọng và sàng lọc kỹ lưỡng hơn đối với nguồn nhân sự của mình cũng như có sự rà soát kỹ đối với các nhân sự thuê, mượn ở bên ngoài khi tham gia đấu thầu bởi câu chuyện “con sâu làm rầu nồi canh” là có thật. Nhưng hệ lụy để lại là ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp khiến nhà thầu mất cơ hội việc làm do “sơ sẩy” trong việc kiểm tra, đối soát tính trung thực các tài liệu mà mình nộp trong hồ sơ dự thầu.

Theo một số chuyên gia trong lĩnh vực đấu thầu, việc cấm tham gia đấu thầu với các cá nhân vi phạm là chính đáng, việc làm này kịp thời ngăn ngừa các nhân sự “dởm” thi công các công trình sử dụng vốn ngân sách. Thế nhưng việc đánh giá và xử lý trách nhiệm liên đới của nhà thầu từng sử dụng loại nhân sự này nên cẩn trọng và cân nhắc kỹ lưỡng, cần phải công tâm và khách quan để tránh loại bỏ những nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm khi vô tình sử dụng nhân sự “dởm” tham gia đấu thầu.

Đánh giá vấn đề này, chuyên gia đấu thầu Phạm Minh Yến cho biết, ở một số gói thầu xảy ra tình trạng hồ sơ mời thầu yêu cầu quá nhiều nhân sự chủ chốt, hiểu chưa đúng bản chất “nhân sự chủ chốt”. Trong đó, yêu cầu quá nhiều bằng cấp, chứng chỉ đối với các nhân sự là rào cản đối với doanh nghiệp. Thêm nữa, điều này cũng tạo áp lực cho nhà thầu trong việc đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu, phải huy động một lượng lớn nhân sự để tham gia đấu thầu (có thể là nhân sự của nhà thầu hoặc nhân sự do nhà thầu đi thuê) và việc thẩm tra nguồn gốc, chất lượng của “rừng” bằng cấp, chứng chỉ của các nhân sự tham gia đấu thầu không phải là điều dễ dàng đối với nhà thầu. Do đó sẽ có những trường hợp nhà thầu sử dụng nhân sự có bằng cấp, chứng chỉ giả ngoài mong muốn.

Cùng chung quan điểm nêu trên, ông Nguyễn Trung Sỹ - nguyên Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng đường bộ khẳng định, việc đánh giá đối với các trường hợp nhà thầu có cá nhân vi phạm, sử dụng bằng cấp, chứng chỉ giả cần khách quan và công tâm, cần cẩn trọng, cân nhắc các giải pháp xử lý, không nên vội vàng kết luận, quy chụp nhà thầu mà phải cân nhắc từng trường hợp cụ thể. Theo đó, cần sử dụng một vài chuyên gia thẩm định, đánh giá kỹ, sâu về việc sử dụng bằng cấp, chứng chỉ giả của các nhân sự khi tham gia đấu thầu, phân tích xem có phải là lỗi cố ý của nhà thầu hay không. Nếu nhận thấy việc nhân sự sử dụng bằng cấp, chứng chỉ giả một cách tinh vi, trà trộn vào nguồn nhân lực của nhà thầu để tham gia đấu thầu mà không phải lỗi cố ý của nhà thầu thì cần xem xét để có các giải pháp xử lý phù hợp bởi bản thân nhà thầu cũng là “bị hại” trong vụ việc này.

“Việc ký hợp đồng lao động với nhân sự sử dụng bằng cấp giả, dùng nhân sự tham gia đấu thầu là “lỗi” vô tình, là chuyện “con sâu làm rầu nồi canh” chứ không phải là chủ đích của nhà thầu” - ông Sỹ nhấn mạnh.

Chia sẻ với cơ quan báo chí, nhiều chuyên gia kiến nghị cơ quan chức năng, người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu khi phát hiện cá nhân vi phạm trong sử dụng bằng cấp, chứng chỉ giả trong các hồ sơ dự thầu cần lắng nghe nhà thầu, cho họ giải trình cụ thể. Nếu như thuyết phục thì cần có giải pháp hợp lý, công bằng và khách quan đối với nhà thầu, tránh loại bỏ hoặc vội vàng quy chụp, đưa ra các giải pháp không “thấu đáo” đối với các nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm thực sự, không có động cơ “gian lận” để trúng thầu.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Giăng dây điện chống trộm sầu riêng gây chết người

DNTH: Sầu riêng là loại cây có giá trị kinh tế tương đối cao so với nhiều loại cây trồng khác. Để chống trộm, Nguyễn Khắc Đạt lắp đặt bẫy điện trong vườn sầu riêng, hậu quả làm một người tử vong do bị điện giật.

Chủ đầu tư Nhà máy điện gió Hưng Hải Gia Lai nợ tiền nhà thầu

DNTH: Chủ đầu tư nợ tiền nhà thầu, nhà thầu không thể thanh toán tiền lương cho công nhân và mua vật tư, nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại khu vực dự án.

Công ty CP Xây dựng Phú Lương: Đặt trách nhiệm và uy tín lên hàng đầu

DNTH: Một trong những tiêu chí để phát triển doanh nghiệp đó là trách nhiệm và uy tín, Công ty CP xây dựng Phú Lương (phường Phú Lương, quận Hà Đông,TP Hà Nội) nhiều năm liền được biết đến với các công trình vượt tiến độ, chất...

Loạt vi phạm tại dự án của Tập đoàn FLC ở Gia Lai

DNTH: Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa chỉ ra loạt sai phạm của Dự án Tổ hợp khách sạn và nhà phố thương mại tại số 29 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Ia Kring, TP Pleiku (tỉnh Gia Lai) do Tập đoàn FLC làm chủ đầu tư.

TẬP ĐOÀN T&T GROUP TRAO TẶNG 5 TỶ ĐỒNG HỖ TRỢ LÀM NHÀ ĐẠI ĐOÀN KẾT CHO NGƯỜI NGHÈO TỈNH ĐIỆN BIÊN

DNTH: Tập đoàn T&T Group đã trao ủng hộ tỉnh Điện Biên 5 tỷ đồng (tương ứng với 100 căn nhà), góp phần không nhỏ vào thành công chung của Đề án làm 5.000 nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tại địa phương cũng như từng...

Buộc Công ty Đại Thắng bồi thường thiệt hại vụ 3 thành viên CLB LPBank HAGL tử vong

DNTH: Bên cạnh tuyên phạt bị cáo Đinh Tiến Bình 10 năm tù về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”, tòa xét xử sơ thẩm cũng buộc Công ty TNHH MTV Đại Thắng bồi thường thiệt hại.

XEM THÊM TIN