Sản lượng lúa các tỉnh phía Bắc năm 2024 đạt trên 12,7 triệu tấn

17:12 | 26/11/2024

DNTH: Ngày 26/11, tại Thái Bình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Thái Bình tổ chức Hội nghị sơ kết sản xuất trồng trọt năm 2024, triển khai kế hoạch sản xuất năm 2025 các tỉnh phía Bắc.

Chú thích ảnh
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN

Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), năm 2024 điều kiện thời tiết, khí hậu không thuận lợi đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. Các đợt rét đậm, rét hại, mưa dông diện rộng xảy ra liên tiếp. Đặc biệt, do ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi) khu vực Bắc Bộ đã có mưa to đến rất to, nhiều nơi có lượng mưa vượt ngưỡng lịch sử, gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng.

Sản xuất lúa tại các tỉnh phía Bắc chỉ đạt trên 12,7 triệu tấn, giảm 288 nghìn tấn so với kế hoạch, giảm 355 nghìn tấn so với năm 2023; năng suất thấp hơn trung bình cả nước khoảng 3,5 tạ/ha, sản lượng chiếm 29,5% cả nước.

Tuy nhiên, nhờ chủ động sớm trong kế hoạch sản xuất, với phương châm lấy vụ Đông bù vụ Mùa, nhiều diện tích cây trồng vẫn đảm bảo giá trị tăng trưởng. Trong số đó, diện tích ngô đạt khoảng 585.000 ha, tăng 8.000 tấn so với cùng kỳ, sản lượng ước đạt khoảng 2,7 triệu tấn; diện tích rau đạt 478.000 ha, tăng 6.000 ha, sản lượng đạt hơn 8,36 triệu tấn; diện tích đậu tương đạt 31.000 ha, sản lượng 50.000 tấn.

Năm 2025, các tỉnh phía Bắc đặt mục tiêu sản xuất khoảng 2,2 triệu ha lúa, năng suất đạt khoảng 58,8 tạ/ha, sản lượng đạt gần 13 triệu tấn; diện tích ngô đạt khoảng 601.000 ha, sản lượng ước đạt 2,79 triệu tấn; diện tích rau đạt 483.000 ha, sản lượng 8,52 triệu tấn; diện tích cây đậu tương đạt 35.000 ha, sản lượng 58.000 tấn…

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Trung đánh giá cao nỗ lực sản xuất trồng trọt của các tỉnh phía Bắc trong điều kiện thời tiết bất thuận và diễn biến của sâu bệnh hại. Để đạt mục tiêu sản xuất trồng trọt năm 2025, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, các địa phương tuân thủ nghiêm các kế hoạch sản xuất, đặc biệt về cơ cấu giống, lịch thời vụ, đẩy mạnh chăm sóc cây vụ Đông bù lại thiệt hại bão số 3 gây ra.

Cùng với đó, cần theo dõi chặt chẽ, đảo bảo cung ứng đầy đủ nguồn nước cho sản xuất; tăng cường quản lý, thanh tra, giám sát mã số vùng trồng; tăng cường dự tính, dự báo, đặc biệt tình hình phát triển của các đối tượng sâu bệnh thường hiện hữu có nguy cơ gây hại lớn. Ngoài ra, các địa phương, cần bám sát các nhiệm vụ, tập trung triển khai Nghị định số 112/2024 NĐ-CP ngày 11/9/2024 của Chính phủ quy định chi tiết về đất trồng lúa.

Chú thích ảnh
Ảnh minh họa: Thanh Liêm/TTXVN

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Phạm Văn Nghiêm cho biết, tổng diện tích lúa năm 2024 của tỉnh đạt trên 150.000 ha (xếp thứ 2 vùng Đồng bằng sông Hồng về diện tích), năng suất lúa trung bình đạt 65,2 tạ/ha, đứng thứ nhất vùng đồng bằng sông Hồng, sản lượng trung bình đạt 1 triệu tấn/năm. Năm 2024, giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng đạt gần 200 triệu đồng.

Theo Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỉnh Thái Bình xác định nông nghiệp vẫn là trụ cột quan trọng trong phát triển kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, hướng tới trở thành trung tâm sản xuất nông nghiệp hàng đầu vùng Đồng bằng sông Hồng.

Để đạt mục tiêu này, tỉnh Thái Bình sẽ tập trung hiện đại hóa sản xuất, hoàn thiện các chuỗi giá trị sản xuất nông sản; xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp, tập trung, ứng dụng công nghệ cao; chú trọng xây dựng thương hiệu và mở rộng vùng tiêu thụ sản phẩm nông sản; tạo mối liên kết ngành và liên kết vùng, thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao.

Theo TTXVN

Nguồn: https://baotintuc.vn/kinh-te/san-luong-lua-cac-tinh-phia-bac-nam-2024-dat-tren-127-trieu-tan-20241126163108341.htm


Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Vải thiều chế biến, dư địa còn bỏ ngỏ

DNTH: Mỗi vụ vải thiều, hàng trăm nghìn tấn đổ về chợ đầu mối, trạm trung chuyển, cửa khẩu biên giới – nhưng phần lớn vẫn là hàng tươi, tiêu thụ trong vài ngày. Trong khi đó, nhu cầu vải sấy, nước ép, vải đông lạnh lại đang...

Đề xuất đình chỉ mã vùng trồng sâm Ngọc Linh nuôi cấy mô tại Kon Tum

DNTH: Sau khi phát hiện nhiều bất cập trong hồ sơ và thực tế canh tác, đoàn kiểm tra tỉnh Kon Tum kiến nghị dừng hiệu lực mã vùng trồng đã cấp cho một doanh nghiệp trồng sâm Ngọc Linh bằng phương pháp nuôi cấy mô.

"Mở khóa" cho doanh nghiệp để gỡ khó cho cây mắc ca

DNTH: Sơn La định hướng dành quỹ đất khoảng 16.000 ha cùng nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển cây mắc ca.

Siết kiểm soát chất lượng để giữ thị trường Trung Quốc

DNTH: Để xuất khẩu bền vững các mặt hàng rau quả sang Trung Quốc, cần xây dựng chuỗi liên kết sản xuất thực chất từ vùng trồng, cơ sở đóng gói đến doanh nghiệp (DN) xuất khẩu, đảm bảo tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật và an toàn...

Gia Lai: Thương mại về bản, nông sản ra phố

DNTH: Giai đoạn 2021–2025, chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Gia Lai được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ và linh hoạt, góp phần nâng tầm nông sản bản địa và cải thiện sinh kế cho người...

Thủy sản Việt Nam đa dạng sản phẩm và nâng cao giá trị nhằm đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu

DNTH: Thủy sản Việt Nam cần tái cơ cấu chiến lược tiếp cận thị trường; trong đó trọng tâm là đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đa dạng sản phẩm và nâng cao giá trị gia tăng, nhằm giảm thiểu rủi ro và đảm bảo tăng trưởng...

XEM THÊM TIN