Sang tay dự án cho người Thái, Tân Hoàn Cầu Group của đại gia Mai Văn Huế làm ăn ra sao?

17:57 | 11/10/2020

DNTH: Tân Hoàn Cầu báo lỗ 3 năm trở lại, song khoản chênh hơn 1.000 tỷ đồng giữa vốn góp chủ sở hữu và vốn chủ sở hữu cho thấy tập đoàn của đại gia Quảng Bình Mai Văn Huế đã tích luỹ được khoản lợi nhuận đáng kể trải qua quá trình nhiều năm hoạt động.

viet-nam-sap-co-them-3-du-an-dien-gio-di-vao-van-hanh-28-.4888

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Như Nhadautu.vn đã đề cập, HĐQT Tập đoàn Eastern Power Group (EPG) của Thái Lan ngày 19/6/2020 đã thông qua phương án mua 99,8% cổ phần trong hai dự án nhà máy điện gió Hướng Linh 3 và Hướng Linh 4 (xã Hướng Linh, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) với tổng giá phí 9,6 triệu USD, tương đương khoảng 220 tỷ đồng.

Như vậy, sau chưa đầy 1 năm được chấp thuận đầu tư (tháng 4/2019 với dự án Hướng Linh 3 và tháng 12/2019 với Hướng Linh 4), đại gia Mai Văn Huế đã nhanh chóng thoái vốn ở cả 2 dự án.

Điều này khiến giới đầu tư không khỏi bị thu hút về tiềm lực tài chính của CTCP Tổng Công ty Tân Hoàn Cầu cũng như các thành viên trong tập đoàn của đại gia Quảng Bình Mai Văn Huế. 

Theo dữ liệu của Nhadautu.vn, cả CTCP Điện gió Hướng Linh 3 và Hướng Linh 4 từ khi thành lập (năm 2017) đến năm 2019 không ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận thuần. Điều này là dễ hiểu bởi cả 2 dự án điện gió đang trong quá trình triển khai.

Trên bảng cân đối kế toán, vốn chủ sở hữu 2 doanh nghiệp tính đến năm 2019 chiếm 100% tổng tài sản. Cụ thể, vốn chủ sở hữu Hướng Linh 3 và 4 lần lượt đạt 679 tỷ và 512 tỷ. Dù vậy, lưu ý rằng các con số này của Hướng Linh 3 (162 tỷ) và Hướng Linh 4 (144 tỷ) đã giảm mạnh trong nửa đầu năm 2020, do các doanh nghiệp chủ động giảm vốn điều lệ, nhiều khả năng là để phục vụ việc chuyển nhượng cho tập đoàn Thái.

2 pháp nhân đứng ra thành lập bộ đôi dự án điện gió tại Hướng Hóa cũng có kết quả kinh doanh không mấy tích cực.

Với CTCP Đầu tư Thanh Hoa, doanh nghiệp này lỗ 3 năm liên tiếp từ năm 2017 đến 2019 (năm 2016 không ghi nhận doanh thu/lợi nhuận). Trên bảng cân đối kế toán, tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản công ty 198,97 tỷ, tương đương giảm 5,34% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, vốn chủ sỡ hữu 85,7 tỷ lại giảm gần 7,85%.

Có thể thấy, khoản lỗ thuần liên tục trong 3 năm là nguyên nhân chính khiến tài sản và vốn chủ sở hữu Thanh Hoa suy giảm.

Được biết, Thanh Hoa hiện tại là chủ đầu tư dự án nhà máy thủy điện Khe Giông, công suất 4,5 MW (bản Tà Rùng, xã Húc, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị).

KQKD Dau Tu Thanh Hoa

Khác với Thanh Hoa, dù không chịu lỗ nhưng CTCP Thủy điện Trường Sơn Bình Phước không ghi nhận doanh thu/lợi nhuận thuần (năm 2016 lỗ 525 triệu đồng).

Trên bảng cân đối kế toán, tổng tài sản/vốn chủ sở hữu Trường Sơn Bình Phước liên tục tăng trưởng mạnh. Tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản công ty đạt 1.930,7 tỷ, tăng hơn 25%. Cùng với đó, vốn chủ sở hữu doanh nghiệp cũng tăng gần 29,2% lên 923,35 tỷ.

Trường Sơn Bình Phước là chủ đầu tư dự án nhà máy thủy điện Đức Thành công suất 42 MW (huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước và huyện Cát Tiên tỉnh Lâm Đồng).

KQKD Thuy dien truong son Binh phuoc

Là pháp nhân lõi trong hệ sinh thái của doanh nhân Mai Văn Huế, kết quả kinh doanh của CTCP Tổng Công ty Hoàn Cầu nhận được nhiều sự chú ý hơn cả.

Dữ liệu của Nhadautu.vn cho thấy, Tân Hoàn Cầu năm 2016 và 2017 lần lượt đạt doanh thu thuần 44,4 tỷ đồng và 503,97 tỷ đồng, năm 2018 là 574,66 tỷ và năm 2019 đạt 234,23 tỷ. Dù vậy, 2016 cũng là năm duy nhất Tân Hoàn Cầu ghi nhận lãi (là 25,43 triệu đồng). 3 năm tài chính còn lại, tập đoàn này đều rơi vào tình trạng lỗ.

Tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản của Tân Hoàn Cầu đạt 5.587,9 tỷ đồng, tăng 28,33% so với thời điểm đầu năm. Đáng chú ý, vốn chủ sở hữu tới cuối năm ngoái là 2.500,14 tỷ đồng, trong khi vốn góp chủ sở hữu ở mức 1.436 tỷ đồng, cho thấy tập đoàn này nhiều khả năng đã tích góp được nguồn lợi nhuận đáng kể trong các năm qua. 

KQKD Tong Cong ty Hoan Cau

Tân Hoàn Cầu trực tiếp là chủ đầu tư dự án điện gió Hướng Linh 1 (tổng mức đầu tư 1.600 tỷ - công suất 30 MW) và Hướng Linh 2 (tổng mức đầu tư hơn 1.400 tỷ – công suất 30 MW), cùng tọa lạc tại Hướng Hóa, Quảng Trị.

Tập đoàn của ông Mai Văn Huế là cổ đông góp vốn tại Năng lượng sạch Hướng Linh và Năng lượng tái tạo Hướng Linh với cùng tỷ lệ là 2%; tháng 10/2018 góp 69% vốn tại CTCP Tân Hoàn Cầu Bến Tre; Tháng 12/2015 góp 80,64% vốn tại Thủy điện Trường Sơn Bình Phước; tháng 5/2015 góp 80% vốn tại CTCP Năng lượng Quảng Trị; tháng 7/2014 góp 49% vốn tại CTCP Thủy điện Trường Sơn…

Trong đó, CTCP Năng lượng Quảng Trị là chủ đầu tư dự án thủy điện Hướng Phùng (xã Hướng Phùng và thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị) với tổng công suất 18 MW, tổng vốn đầu tư 600 tỷ đồng và Nhà máy thủy điện Khe Nghi (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) với công suất 8 MW, vốn đầu tư 172 tỷ.

KQKD Cong ty co phan nang luong quang tri

Về phần mình, CTCP Thủy điện Trường Sơn là chủ đầu tư dự án nhà máy thuỷ điện Đakrông 3 (xã Tà Long, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị). Dự án có công suất 8 MW, tổng mức đầu tư 280 tỷ đồng.

Giống với Tân Hoàn Cầu và các thành viên khác, Năng lượng Quảng Trị và Thủy điện Trường Sơn đều ghi nhận kết quả kinh doanh lỗ trong nhiều năm.

nhadautu - thuy dien truong son

Theo NĐT

https://nhadautu.vn/sang-tay-du-an-cho-nguoi-thai-tan-hoan-cau-group-cua-dai-gia-mai-van-hue-lam-an-ra-sao-d43653.html

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hải Phòng - Café khởi nghiệp sáng tạo

DNTH: Vừa qua, Trung tâm Phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo - Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hải Phòng tổ chức chương trình Café khởi nghiệp sáng tạo. Tham dự có ông Nguyễn Đình Vinh - Phó Giám đốc Sở KH&CN, đại diện...

Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng: Người kiến tạo công nghệ xử lý rác thải "Made in Vietnam"

"Không xử lý được môi trường, đừng nghĩ đến phát triển bền vững" - Đó là chia sẻ của Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghệ T-TECH Việt Nam. Với hơn 22 năm cống hiến, ông đã tiên phong...

Loạt doanh nghiệp bị xử phạt thuế

DNTH: Với hành vi kê khai sai thuế, 3 doanh nghiệp bao gồm Kosy, Tập đoàn TNT và Hodeco đã phải chịu án phạt nặng, trong đó Kosy chịu mức phạt và truy thu lên đến hơn 6,8 tỷ đồng.

Gỡ nút thắt về vốn cho ngành lương thực thực phẩm

DNTH: Các chuyên gia đề xuất ngân hàng cần linh hoạt hơn trong chính sách tín dụng để tháo gỡ khó khăn, giúp ngành lương thực thực phẩm ổn định sản xuất, phát triển bền vững.

Giảm gánh nặng thủ tục, mở rộng cơ hội cho doanh nghiệp

DNTH: Nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8%, Việt Nam đang tăng cường cải cách thể chế và cải thiện môi trường kinh doanh.

Loài trà hoa vàng mang tên chung Việt - Nhật

Trong những ngày đại hàn cuối đông, chị Phạm Thị Lý, nhà khoa học gắn bó với nông dân gọi điện rủ tôi đi thăm lại khu bảo tồn Nam dược Nhất Dương Sinh.

XEM THÊM TIN